Quy trình nhân giống vô tính bằng giâm hom rau bò khai - pdf 20

Download miễn phí Quy trình nhân giống vô tính bằng giâm hom rau bò khai



- Tưới nước: Điều tiết nước để vườn giâm luôn đủ ẩm:
+ Trong 7 ngày đầu tưới 1 ngày 2 lần.
+ Từ 20 ngày sau giâm tưới mỗi ngày một lần.
+ Tùy điều kiện thời tiết khí hậu có thể tăng hay giảm số lần tưới để đảm bảo đủ ẩm cho vườn giâm.
- Làm cỏ: Do giâm vào đầu mùa mưa, do mưa nhiều cùng với chế độ tưới thường xuyên nên ẩm độ cao, cỏ dại phát triển nhanh cần chú ý làm cỏ thường xuyên.
- Bón phân: sau khi giâm khoảng 40 ngày cành giâm ra lá mạnh, dinh dưỡng trong bầu không đủ cung cấp cho hom giâm nên cần tưới bổ sung phân bón qua lá.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
I. QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH BẰNG GIÂM HOM RAU BÒ KHAI
1. Nguồn gốc, đặc tính sinh học và giá trị dinh dưỡng
1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
- Tên địa phương
Tên thường gọi: Cây bò khai;
Tên khác: Piéc Yển (Tày), rau “Dạ Yến”, Dây hương; Phắc hạ (Thái)
Tên khoa học: Erythropalum scandens Blume
- Giá trị sử dụng
Lá và ngọn Bò khai là thức ăn quen thuộc của nhân dân miền núi. Ngoài ra, nó còn được dùng để chữa các bệnh về thận, gan và nước tiểu vàng. Đi xa mệt mỏi, nước tiểu vàng đục, chỉ cần ăn rau bò khai một hai lần, nước tiểu trở lại trong veo. Theo kinh nghiệm dân gian của Bắc Thái, toàn cây Bò khai sắc lấy nước uống chữa viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả tốt. Thân cành tươi bỏ lá, thái mỏng phơi khô, ngâm rượu uống chữa sốt, tê thấp.
1.2. Đặc điểm hình thái
Cây dây leo bằng tua cuốn, màu xám vàng hay vàng nhạt, già có màu trắng mốc, non màu xanh. Cành mềm, khi non hơi có cạnh, màu xanh lục. Lá mọc cách.
Quả hình trái xoan, khi chín màu vàng hay đỏ, mang 1 hạt hình trứng. Mùa hoa quả tháng 4 - 6; Quả chín tháng 6 – 10.
2. Quy trình nhân giống vô tính bằng giâm hom
Từ những kết quả thực nghiệm và thực tế quan sát, bước đầu chúng tui đã xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom rau Bò khai với các bước kỹ thuật cụ thể như sau:
2.1. Thời vụ giâm:
Có thể giâm hom từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch.
2.2. Vật liệu giâm hom:
- Nguyên liệu giá thể: tốt nhất là cát sạch hay hỗn hợp cát sạch với đất bột.
- Hỗn hợp duột bầu: Phân vi sinh 2%, phân chuồng hoai 10%, đất mùn tán rừng 88%.
- Túi bầu: Sử dụng túi bầu có kích thước 14 x 16 (cm).
- Mái che: Cao 1,8 – 2 (m). Lợp bằng lưới cản quang có độ che bóng khoảng 80%, sau đó giảm xuống 40% trước khi xuất vườn.
2.3. Chuẩn bị hom giâm và kỹ thuật giâm hom
- Chọn cành hom rau Bò khai: Chọn cành hom đúng tiêu chuẩn, là những cành khỏe mạnh, cành bánh tẻ, to mập, thẳng, không sâu bệnh, chọn từ những cây mẹ 3 – 4 năm tuổi.
- Kỹ thuật cắt hom:
Hom được cắt vào buổi sáng sớm hay chiều mát. Hom cắt dài từ 6 – 10 cm, đảm bảo mỗi hom có từ 2 – 3 mắt mầm, và có khoảng 1 – 2 lá tùy khoảng cách phân đốt của hom, khi cắt để lại 1/2 diện tích lá, cắt xiên lá. Kéo cắt hom phải sắc, để nhát cắt nhẵn, không làm dập, sây xát vỏ hom. Mặt cắt của hom cắt vát so với trục cành, nhằm tạo tiết diện lớn để hom hấp thu thuốc kích thích ra rễ và lấy nước. Sau khi cắt vát xong nếu chưa giâm ngay thì nhúng vào xô nước sạch cho tươi.
- Xử lý hom và cách giâm hom:
+ Nhằm giảm tối thiểu việc mất nước của hom. Do đó khi cắt hom xong nhúng hom vào xô nước sạch cho tươi. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi chấm ngay vào thuốc kích thích sinh ra rễ khoảng 2 – 3 giây trước khi giâm. Nên xử lý với thuốc IBA ở nồng độ 3000pPhần mềm sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất.
+ Cách cắm hom: Cắm hom giâm một cách nhẹ nhàng vào nền giâm đã tưới ẩm, ấn nhẹ sâu khoảng 2 – 3 cm, hay cắm hom thẳng vào đúng tâm bầu (nếu giâm trực tiếp trên bầu). Sau đó, dùng ngón tay ấn nhẹ lấp đất giữ cho hom giâm ổn định.
+ Môi trường giâm yêu cầu: Độ ẩm từ 75% - 80%, nhiệt độ trung bình từ 22 – 250C, nền giâm thích hợp không chứa mầm bệnh.
2.4. Chăm sóc sau giâm
- Tưới nước: Điều tiết nước để vườn giâm luôn đủ ẩm:
+ Trong 7 ngày đầu tưới 1 ngày 2 lần.
+ Từ 20 ngày sau giâm tưới mỗi ngày một lần.
+ Tùy điều kiện thời tiết khí hậu có thể tăng hay giảm số lần tưới để đảm bảo đủ ẩm cho vườn giâm.
- Làm cỏ: Do giâm vào đầu mùa mưa, do mưa nhiều cùng với chế độ tưới thường xuyên nên ẩm độ cao, cỏ dại phát triển nhanh cần chú ý làm cỏ thường xuyên.
- Bón phân: sau khi giâm khoảng 40 ngày cành giâm ra lá mạnh, dinh dưỡng trong bầu không đủ cung cấp cho hom giâm nên cần tưới bổ sung phân bón qua lá.
2.5. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:
Cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn khi có ít nhất một mầm trở lên, có từ 6 lá trở lên. Chiều dài chồi mầm đạt khoảng 7 - 15 cm. Mầm khỏe, không sâu bệnh.
Hom giống trên 60 ngày tuổi là có thể xuất vườn.
II. QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH BẰNG GIÂM HOM RAU SẮNG
1. Nguồn gốc, đặc tính sinh học và giá trị dinh dưỡng
1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
- Tên địa phương
Tên thường gọi: Cây rau Sắng;
Tên khác: cây mì chính, cây rau ngót rừng, Phắc van pá (tiếng Thái)
Tên khoa học: Melientha suavis Pierre
Rau Sắng có 2 loại là rau Sắng gỗ và rau Sắng thân leo (Sắng dây).
Theo các cụ bô lão tại các bản dân tộc Thái loài cây này có cái tên là Phắc van pá, sở dĩ các cụ trong bản đặt cho cái tên như vậy là vì khi ăn vào có vị thơm ngon, bùi, ngọt, khi nấu canh suông càng nhai kĩ từng lá thì lại càng ngọt nên mới đặt cái tên Phắc van pá nó có nghĩa là rau ngọt.
- Giá trị sử dụng
Lá và ngọn Bò khai là thức ăn quen thuộc của nhân dân miền núi. Ngoài ra, nó còn được dùng để chữa các bệnh về thận, gan và nước tiểu vàng. Đi xa mệt mỏi, nước tiểu vàng đục, chỉ cần ăn rau bò khai một hai lần, nước tiểu trở lại trong veo. Theo kinh nghiệm dân gian của Bắc Thái, toàn cây Bò khai sắc lấy nước uống chữa viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả tốt. Thân cành tươi bỏ lá, thái mỏng phơi khô, ngâm rượu uống chữa sốt, tê thấp.
1.2. Đặc điểm hình thái
Sắng dây có dạng leo bằng tua cuốn, cành dạng tròn, mềm, lá mọc đối. Sắng gỗ dạng cây gỗ nhỡ, cành màu xám vàng hay vàng nhạt, già có màu trắng mốc, non màu xanh, hơi có cạnh, màu xanh lục, lá mọc cách.
Quả Sắng gỗ hình trái xoan, khi chín màu vàng hay đỏ, mang 1 hạt hình trứng. Mùa hoa quả tháng 4 - 6; Quả chín tháng 6 – 10.
2. Quy trình nhân giống vô tính bằng giâm hom
Từ những kết quả thực nghiệm và thực tế quan sát, bước đầu chúng tui đã xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom rau Sắng với các bước kỹ thuật cụ thể như sau:
2.1. Thời vụ giâm:
Có thể giâm hom từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch đối với cả 2 loại rau Sắng. Tuy nhiên, với rau Sắng dây cũng có thể giâm vào tháng 11, 12 dương lịch.
2.2. Vật liệu giâm hom:
- Nguyên liệu giá thể: tốt nhất là cát sạch hay hỗn hợp cát sạch với đất bột.
- Hỗn hợp duột bầu: Phân vi sinh 2%, phân chuồng hoai 10%, đất mùn tán rừng 88%.
- Túi bầu: Sử dụng túi bầu có kích thước 14 x 16 (cm).
- Mái che: Cao 1,8 – 2,0 (m). Lợp bằng lưới cản quang có độ che bóng khoảng 80%, sau đó giảm xuống 40% trước khi xuất vườn.
2.3. Chuẩn bị hom giâm và kỹ thuật giâm hom
- Chọn cành hom rau Sắng: Chọn cành hom đúng tiêu chuẩn, là những cành khỏe mạnh, cành bánh tẻ, to mập, thẳng, không sâu bệnh, chọn từ những cây mẹ 3 – 4 năm tuổi (đối với sắng dây). Chọn cành bánh tẻ có đốm bì khổng (lang vàng xanh) của cây mẹ khoảng 3 - 7 tuổi (đối với Sắng gỗ).
- Kỹ thuật cắt hom:
Hom được cắt vào buổi sáng sớm hay chiều mát. Hom cắt dài từ 6 – 10 cm, đảm bảo mỗi hom có từ 2 – 3 đốt, và có khoảng 1 – 2 lá tùy khoảng cách phân đốt của hom, khi cắt để lại 1/2 diện tích lá, cắt xiên lá. Kéo cắt hom phải sắc, để nhát cắt nhẵn, không làm dập, sây xát vỏ hom. Mặt cắt của hom cắt vát so với trục cành, nhằm tạo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status