Kỹ năng tổ chức một số hội thi trong học sinh, sinh viên - pdf 20

Download miễn phí Kỹ năng tổ chức một số hội thi trong học sinh, sinh viên



3.1.5. Chương trình hội thi học sinh, sinh viên thanh lịch:
Ổn định tổchức (có thểbằng một chương trình văn nghệhay những trò chơi)
Tuyên bốlý do, giới thiệu đại biểu.
Khai mạc hội thi
Màn ra mắt chào khán giảcủa tất cảthí sinh tham dựhội thi.
Phần các thí sinh thực hiện nội dung thi (giữa các nội dung thi có thểxen kẽ
chương trình văn nghệ, tiêu phẩm. một cách hợp lý)
Công bốkết quả, trao phần thưởng và lưu niệm (chụp ảnh).
Kết thúc, chia tay.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

KỸ NĂng TỔ ChỨc MỘt SỐ HỘi Thi Trong HỌc Sinh, Sinh ViÊn
Hội thi là một trong những cách họat động hấp dẫn lôi cuốn thanh
niên, học sinh, sinh viên; đạt hiệu quả cao trong vấn đề giáo dục, rèn luyên và
định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hay tập thể thể
hiện khả năng của mình, khẳng định những thành tích, kết quả của quá trình
tu dưỡng rèn luyện phấn đấu trong học tập và trong các họat động tập thể
Để tổ chức tốt hội thi, người Cán bộ Đoàn, Hội cần nắm được những kết quả
mà hội thi sẽ đem lại (đặc biệt trong việc sử dụng để lập đề án tổ chức hội thi)
và những yêu cầu, các bước tiến hành hội thi.
1. Mục đích, ý nghĩa của hội thi:
1.1. Góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa của học sinh, sinh viên:
Thanh niên, đặc biệt là học sinh, sinh viên có nhu cầu cao về văn hóa tinh thần, có
nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, có tâm ý đua tài: muốn bộc lộ năng lực,
sở trường và vẻ đẹp của mìnnh với bạn bè, với cộng đồng xã hội; đồng thời cũng
có nhu cầu thưởng thức, đánh giá so sánh, học hỏi bạn bè, người khác, muốn
khẳng định mình. Vì vậy, việc tổ chức các hội thi đã đáp ứng nhu cầu của tuổi trẻ,
lôi cuốn đông đảo học sinh, sinh viên tham gia một cách tự nguyện.
1.2. Nâng cao đời sống tinh thần, góp phần vào việc bồi dưỡng, hoàn thiện nhân
cách của học sinh, sinh viên:
Thông qua các hội thi, tổ chức đoàn, hội bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên về lòng
yêu nước, niềm tự hào dân tộc và truyền thống của Đảng, Đoàn, của hội; ý thức
trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp lớn của Đảng, của dân tộc, tạo cho tuổi
trẻ sự say mê học tập, say mê nghề nghiệp, nêu lên những hình mẫu, những tấm
gương của sự khổ công trong học tập, tìm tòi, sáng tạo.
1.3. Mở rộng việc đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên và góp phần thực hiện
có hiệu quả các nhiệm vụ của nhà trường, đất nước:
Hội thi là một trong những cách tập hợp học sinh, sinh viên. Tất cả các hội
thi do Đoàn, Hội tổ chức đều có sự tham gia cổ vũ nhiệt tình của tuổi trẻ. Các hội
thi góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và thúc đẩy việc thực hiện
các nhiệm vụ trong giáo dục - đào tạo, rèn luyện của học sinh, sinh viên.
1.4. Góp phần tích cực hạn chế các sinh họat văn hóa thiếu lành mạnh và đấu
tranh chống lại các sinh họat văn hóa độc hại.
1.5. Hình thành trong Cán bộ Đoàn, Hội cách tiếp cận với thanh niên thông qua
các họat động văn hóa.
2. Một số vấn đề cần khắc phục trong các hội thi:
Hội thi là một họat động văn hóa mang tính quần chúng rộng rãi, nhưng lại đòi hỏi
trình độ tổ chức cao, cả về nội dung và hình thức thể hiện. Do đó, trong quá trình
tổ chức hội thi thường gặp các khiếm khuyết sau:
2.1. Về nội dung:
Câu hỏi đặt ra còn chung chung, thiếu cụ thể, không rõ ý hay không bám sát chủ
đề làm cho thí sinh khó trả lời hay trả lời chung chung.
Thiết kế nội dung sơ sài, không phù hợp với đối tượng dẫn đến bất hợp lý trong
chương trình, làm giảm ý nghĩa giáo dục của hội thi.
Ví dụ: Trong cuộc thi học sinh thanh lịch khối PTTH, có quá nhiều câu hỏi liên
quan đến tình yêu, hôn nhân hay trong một cuộc thi tiếng hát học sinh, sinh viên
lại có quá nhiều bài hát sướt mướt, ủy mị về tình yêu đôi lứa...
Nội dung chuẩn bị chưa tốt, không chi tiết (ví dụ: người dẫn chương trình đôi khi
nói ngẫu hứng) nên hiệu quả không cao.
2.2. Về hình thức:
Hình thức quá cầu kì, phô trương, nhưng nội dung thì cùng kiệt nàn, đơn điệu hay
ngược lại, tức là hình thức không phù hợp với nội dung.
Hình thức chuẩn bị rất công phu nhưng công tác tổ chức kém, để tình trạng lộn
xộn, mất trật tự trong hội thi
Kinh nghiệm tổ chức hội thi cho thấy: yếu tố quyết định nhất đến sự thành công
của hội thi là tính trí tuệ trong các nội dung thi. Ngoài ra cũng cần đầu tư, cải
tiến sao cho các hội thi đẹp, hấp dẫn, toát được chủ đề, hài hòa giữa nội dung và
hình thức. Tuy nhiên cũng cần tránh lối phô trương hình thức cầu kỳ, nhưng nội
dung cùng kiệt nàn.
3. Kỹ năng tổ chức một số hội thi trong học sinh, sinh viên:
3.1. Hội thi học sinh, sinh viên thanh lịch:
Hội thi học sinh, sinh viên thanh lịch là một trong những cách họat động
hấp dẫn, lôi cuốn thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia, đạt hiệu qủa cao trong
vấn đề giáo dục - rèn luyện và định hướng giá trị cho học sinh, sinh viên.
3.1.1. Mục đích ý nghĩa:
Thông qua hội thi giúp cho học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức về chính trị,văn
hóa, xã hội từ đó có thái độ hành vi đúng đắn trong học tập, rèn luyện.
Hội thi học sinh, sinh viên thanh lịch là môi trường và cơ hội tốt nhất để tuổi trẻ
học đường được bộc lộ, được thể hiện hết những khả năng, năng lực của mình về
nhận thức, kỹ năng ứng xử giao tiếp trong công việc và trong cuộc sống. Hội thi là
diễn đàn của học sinh, sinh viên về nếp sống văn hóa và những giá trị văn hóa của
dân tộc và thời đại.
Thông qua hội thi, tổ chức đoàn, hội được củng cố và phát triển. Hội thi thu hút
các lực lượng xã hội quan tâm hơn đến học sinh, sinh viên, ủng hộ và gợi mở
những giải pháp tích cực đẩy mạnh công tác giáo dục, rèn luyện của học sinh, sinh
viên.
3.1.2. Những nội dung cơ bản:
Tùy thuộc vào đối tượng tham dự, nội dung của hội thi học sinh, sinh viên thanh
lịch có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, có thể có một số nội dung chính sau:
Thi nhận thức: Thông qua hệ thống câu hỏi để kiểm tra mức độ nhận thức của thí
sinh về nghề nghiệp chuyên môn, về chính trị, văn hóa - xã hội...
Thi ứng xử: những tình huống đưa ra trong hội thi nhằm đánh giá khả năng xử lý
của thí sinh có chính xác, thông minh và linh họat không.
Thi năng khiếu: Đó là sự bộc lộ khả năng của thí sinh về mọi mặt. Nội dung này
giúp cho hội thi thêm phần hấp dẫn, sôi động.
Thi thời trang: là nét đặc trưng của hội thi. Đó là những trang phục tự chọn, trang
phục bắt buộc mà thí sinh phải thể hiện trên sân khấu.
Ngoài ra còn có thể thi hùng biện, thi kỹ năng họat động Đoàn, Hội...
3.1.3. Lập kế họach và hướng dẫn thực hiện kế họach hội thi:
Sau khi đã có chủ trương về tổ chức hội thi, công việc quan trọng quyết định đến
chất lượng hội thi chính là phần lập kế họach. Nội dung của kế họach bao gồm :
Xác định mục đích yêu cầu , đối tượng của hội thi .
Những nội dung cụ thể mà thí sinh cần thực hiện trong hội thi .
Hình thức thể hiện của hội thi (ở vòng lọai, sơ khảo, chung khảo)
Địa điểm, thời gian của các vòng thi.
Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hội thi.
Công tác chỉ đạo: bao gồm các phương pháp tiến hành và sự phân công cụ thể, sự
kiểm tra giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện.
Cùng với kế họach tổ chức là hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện kế họach.
3.1.4. Công tác chuẩn bị để thí sinh tham gia hội thi:
Hội thi không chỉ đơn thuần là việc chọn và trao giải cho những thí ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status