Phân tích các chỉ số CAMELS của ngân hàng WesternBank - pdf 20

Phân tích các chỉ số CAMELS của ngân hàng WesternBank
1. Phân tích các chỉ số
2.1.Chỉ số an toàn vốn (CAR – Capital Adequacy Indicators)
Chỉ số an toàn vốn (CAR) của Werstern Bank năm 2007 là 57,7%, năm 2008 tăng lên 75% và năm 2009 giảm xuống còn 23,12% tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn vượt xa với quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của Ngân hàng Nhà là 8% (theo thông tư số 13/2010/TT/NHNN là 9%). Điều này chứng tỏ Western Bank đảm bảo vốn đầy đủ thể hiện tình trạng lành mạnh trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên với tỷ lệ an toàn vốn khá cao như vậy đặc biệt là 75% trong năm 2008 (do tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng) cho thấy Werstern Bank sử dụng vốn không hiệu quả
2.2.Các chỉ số chất lượng tài sản (Asset Quanlity Indicators)
Ø Tập trung hóa khu vực tín dụng
Ø Căn cứ theo loại hình doanh nghiệp: Western Bank chủ yếu cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng 65,48% tổng dư nợ và công ty cổ phần chiếm 23,68%. Điều này cho thấy Western Bank chỉ tập trung vào một vài đối tượng cho vay mà chưa quan tâm đến nhiều khu vực kinh tế khác.
Ø Căn cứ theo ngành nghề kinh doanh: Western Bank đã phân bổ nguồn vốn của mình cho đa số các ngành nghề, trong đó chủ yếu tập trung cho vay kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng 54%/tổng dư nợ và ngành xây dựng là 19%. Mặc dù có đa đạng ngành nghề cho vay, nhưng việc tập trung khoản cho vay vào một ngành nghề, một đối tượng sẽ dễ gây rủi ro cao cho ngân hàng khi có sự bất ổn xảy ra cho các đối tượng đó.
Ø Tín dụng ngoại tệ: Cho vay bằng ngoại tệ của Western Bank (quy đổi ra VND) là 78.098 tỷ đồng, chiếm 4,36%/ tổng dư nợ. Với tỷ lệ này, Western Bank sẽ ít gặp rủi ro về tỷ giá
Ø Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của Western Bank các năm qua đều khá cao, đặc biệt năm 2008 và 2009 đều ở mức 2,1% đến 2,3% - tỷ lệ này gần bằng với mức khuyến cáo của Ngân hàng Nhà Nước là 3% và cao hơn mức trung bình ngành là 1.77%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của Western Bank chưa hiệu quả. Do đó, ngân hàng cần có biện pháp tích cực thu hồi nợ để giảm bớt tỷ lệ này và tránh rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Ø Đặc trưng rủi ro tài sản: với tỷ lệ đầu tư chứng khoản/tổng tài sản của ngân hàng tăng khá cao trong năm 2009 (17,94%) chủ yếu đầu tư vào chứng khoán đầu tư đến ngày đáo hạn cho thấy ngân hàng đã lựa chọn chính sách đầu tư thận trọng.
Ø Tỷ lệ tác dụng đòn bẩy: tỷ lệ tổng tài sản/vốn chủ sở hữu trong năm 2009 là 9 (tương ứng tăng 450% so với năm 2009). Việc tăng mạnh tỷ lệ này cho thấy tài sản ngân hàng gia tăng với tỷ lệ nhanh hơn vốn.
2.3.Các chỉ số lành mạnh quản trị ( Management Soundness Indicators)
Ø Tỷ lệ chi phí: năm 20009, tỷ lệ chi phí của WesternBank là 66,68% cao hơn mức trung bình không nhiều lắm, cho thấy các định chế tài chính hoạt động tương đối hiệu quả, tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của ngân hàng.
Ø Thu nhập trên một nhân viên: tăng qua từng năm, đến năm 2009, thu nhập trung bình của một nhân viên là 4,69trđ. Tuy nhiên, mức lương này còn khá thấp so với mức lương của trung bình ngành là 6,9trđ.
Ø Tăng số lượng chi nhánh và phong giao dịch: từ 10 chi nhánh và PGD của năm 2007 đã tăng lên 58 CN và PGD trong năm 2009. Số lượng chi nhánh phòng giao dịch tăng nhanh như vậy là do trong năm 2008, Western Bank đã tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 1.000 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2010 Western Bank tiếp tục mở mới nhiều chi nhánh hoạt động rộng khắp trên cả nước.
2.4.Các chỉ số về thu nhập và lợi nhuận.
Ø ROA: năm 2009 ROA giảm còn 1.16% (tương ứng giảm gần 50%) cho thấy khả năng sinh lời của Western Bank ngày càng yếu đi.
Ø ROE năm 2009 là 10,5%
Ø Các tỷ lệ thu nhập và chi phí là không cao trong đó thu nhập chủ yếu là từ dịch vụ, còn chi phí cho quản lý doanh nghiệp khá cao.
2.5.Các chỉ số thanh khoản (Liquidity Indicators)


Link download cho anh em:
s40C17i7A44ROI2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status