Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện - pdf 20

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Hoàn thiện quy trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán ASCO

Ngày nay, trong tiến trình hội nhập và phát triển nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, bước chuyển mình vượt bậc. Với chính sách mở cửa và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, môi trường kinh doanh ngày càng rộng mở, nhiều doanh nghiệp ra đời với quy mô lớn, thu hút ngày càng đông đảo sự quan tâm của các nhà đầu tư, của những người quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Có được điều đó là sự đóng góp không nhỏ của ngành kiểm toán.
Công ty TNHH Kiểm toán ASCO là một Công ty kiểm toán tuy còn non trẻ nhưng đang từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường kiểm toán còn khá mới mẻ và nhiều thách thức ở nước ta. Là một sinh viên sắp ra trường chuyên ngành kiểm toán, việc được thực tập ở công ty TNHH Kiểm toán ASCO đã giúp em có được 1 cái nhìn tổng quan về thị trường kiểm toán ở nước ta.
Những kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính trong cuộc kiểm toán đóng vai trò quan trọng đối với quyết định của các nhà đầu tư, đối với sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp. Để đưa ra những kết luận đó, kiểm toán viên phải thu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị. Việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán diễn ra trong suốt cuộc kiểm toán, là cơ sở chứng minh cho các báo cáo kiểm toán. Với tầm quan trọng đó của việc thu thập bằng chứng kiểm toán em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện” để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề gồm có 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán.
Phần II: Thực trạng việc áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO.
Phần III: Một số nhận xét và những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO.
Em xin chân thành Thank sự hướng dẫn tận tình của Th.s Đậu Ngọc Châu cùng sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị kiểm toán viên trong thời gian thực tập tại Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và kiến thức nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ phía các thầy cô trong nhà trường và các anh chị trong Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam nhằm làm cho chuyên đề được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!




















PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
1.1. BCKT TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1.1. Khái niệm BCKT
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành theo quyết định số 219/2000/QĐ/BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng tài chính về BCKT ta có khái niệm về BCKT như sau: “Bằng chứng kiểm toán là tất cả những tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình”.
Như vậy, BCKT bao gồm cả thông tin nhân chứng và thông tin vật chứng mà kiểm toán viên thu thập làm cơ sở cho ý kiến của mình về Báo cáo tài chính được kiểm toán. BCKT có tính đa dạng. Các loại BCKT khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến việc hình thành ý kiến kết luận kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên cần có nhận thức cụ thể về các loại bằng chứng một cách hữu hiệu khi thực hành kiểm toán.
1.1.2. Vai trò của bằng chứng kiểm toán
BCKT có một vai trò quan trọng, là cơ sở hình thành ý kiến kết luận kiểm toán. Từ đó, sự thành công của toàn bộ cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá BCKT của kiểm toán viên. Việc kiểm toán gồm có hai chức năng cả hai chặt chẽ đều liên quan đến bằng chứng. Thứ nhất, là chức năng thu thập bằng chứng, thứ hai là đánh giá các bằng chứng. Một khi kiểm toán viên không thu thập đầy đủ và đánh giá đúng các bằng chứng thích hợp thì kiểm toán viên khó có thể đưa ra kết luận xác đáng về đối tượng được kiểm toán.
Do vai trò quan trọng của BCKT, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”.
1.1.3.Phân loại BCKT
Trong thực tế có nhiều loại BCKT khác nhau. Để giúp cho việc nghiên cứu, xét đoán và sử dụng BCKT được tiện lợi và hữu hiệu cần tiến hành phân loại BCKT.
1.1.3.1. Phân loại theo nguồn gốc:
Phân loại BCKT theo nguồn gốc là căn cứ vào nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán.
Theo cách phân loại này, BCKT được chia thành:
BCKT do kiểm toán viên tự khai thác và phát hiện bằng cách:
Kiểm kê tài sản thực tế : Như biên bản kiểm kê hàng tồn kho của tổ kiểm toán xác nhận tài sản thực tế…
Tính toán lại các biểu tính toán của doanh nghiệp: như các số liệu, tài liệu do kiểm toán viên tính toán lại có sự xác nhận của doanh nghiệp hay những người liên quan là hợp lý..
Quan sát hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ: là những thông tin, tài liệu do kiểm toán viên ghi chép lại thông qua việc quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, có dẫn chứng theo thời gian khảo sát…
BCKT do doanh nghiệp phát hành và luân chuyển đến các bộ phận nội bộ hay bên ngoài đơn vị và các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho kiểm toán viên.
Chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp phát hành và chuyển đến các đơn vị khác sau đó quay trở lại đơn vị như: các uỷ nhiệm chi…
Chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp phát hành và luân chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, như các phiếu chi, phiếu xuất vật tư, hoá đơn bán hàng
Các sổ kế toán, báo cáo kế toán của doanh nghiệp lập
Những thông tin (lời nói, ghi chép..) của cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ hay những giải trình của những người có liên quan trong đơn vị cho kiểm toán viên…
BCKT do bên thứ 3 cung cấp từ các nguồn khác nhau
Các bằng chứng do những người bên ngoài đơn vị cung cấp trực tiếp cho kiểm toán viên, như: các bảng xác nhận nợ phải trả của các chủ nợ ; Bảng xác nhận các khoản phải thu của các khác nợ; hay số dư tiền gửi ngân hàng đã được ngân hàng xác nhận….
Các bằng chứng được lập do đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp, như hoá đơn bán hàng cho doanh nghiệp, số phụ ngân hàng…
Các ghi chép độc lập hay các báo cáo thống kê tổng hợp theo chuyên ngành có liên quan đến doanh nghiệp…
1.1.3.2. Phân loại BCKT theo loại hình
Căn cứ vào loại hình hay còn gọi là dạng BCKT thì BCKT được chia thành các loại sau:
Các bằng chứng vật chất: là các bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình thanh tra hay quá trình kiểm kê các tài sản hữu hình như: hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, tiền mặt, các loại chứng khoán…
Thuộc loại này gồm có các biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, các chứng khoán, biên bản kiểm kê TSCĐ hữu hình….
Các bằng chứng vật chất có độ tin cậy cao nhất, bởi vì bằng chứng vật chất được đưa ra từ việc kiểm tra trực tiếp để xác minh tài sản có thực hay không
Các bằng chứng tài liệu: là các bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được qua việc cung cấp tài liệu, thông tin cảu các bên liên quan theo yêu cầu của kiểm toán viên.
Thuộc loại này gồm:
 Các ghi chép kế toán và ghi chép nghiệp vụ của doanh nghiệp, các báo cáo kế toán, các bản giải trình của các nhà quản lý doanh nghiệp…
 Các chứng từ, tài liệu do các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cung cấp như: các văn bản các giấy xác nhận, các báo cáo của bên thứ 3 có liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán như cơ quan thuế, hải quan, bên bán, bên mua…
 Các tài liệu tính toán lại của kiểm toán viên: thông qua việc xác minh, phân tích số liệu, tài liệu, kiểm toán viên tính toán lại số liệu của doanh nghiệp được kiểm toán để đưa ra những bằng chứng cho những ý kiến có lý của mình như: tính toán lại giá các hoá đơn, việc tính trích khấu hao TSCĐ, tính giá thành, phân bổ chi phí, khoá sổ kế toán, quá trình lấy số liệu để lập báo cáo kế toán..
Các bằng chứng tài liệu này củng cố tính thuyết phục, nhưng độ tin cậy không cao bằng những bằng chứng vật chất.
1.2. CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
1.2.1. Phương pháp kiểm tra vật chất
Là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của doanh nghiệp. Kiểm tra vật chất do vậy thường được áp dụng đối với tài sản có dạng vật chất cụ thể nhưn hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, giấy thanh toán có giá trị.
Ưu điểm của kỹ thuật kiểm kê là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao nhất vì kiểm kê là quá trình xác minh sự hiện hữu của tài sản, mang tính khách quan. Hơn nữa cách thực hiện kỹ thuật này đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán
Tuy nhiên, kỹ thuật kiểm kê bao giờ cũng có những hạn chế nhất định:
Đối với một số tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị… kỹ thuật kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản, không cho biết quyền sử hữu của đơn vị đối với tài sản đó, hay tài sản có thể hiện hữu nhưng lại là tài sản thuê ngoài, hay đã đem thế chấp…
Đối với hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho, kiểm tra vật chất chỉ cho biết sự tồn tại thực tế về số lượng, còn chất lượng, tình trạng kỹ thuật, phương pháp đánh giá đúng hay sai thì chưa thể hiện.
1.2.2.Phương pháp lấy xác nhận
Là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xác minh tính chính xác của thông tin mà kiểm toán viên nghi vấn. Các đối tượng mà kiểm toán viên thường gửi thư xác nhận được khái quát trong bảng sau:
Bảng1.1. Các loại thông tin thường cần xác nhận


nnF6MGb9Q1CW7C5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status