Phòng chống bệnh truyền nhiễm - pdf 20

Download miễn phí Phòng chống bệnh truyền nhiễm



Vacxin là chếphẩm sinh học được chếtừvi sinh vật đã bịgiết chết (vacxin chết,
vacxin vô hoạt) hay bịgiảm độc (vacxin nhược độc).
- Vacxin nhược độc là chếphẩm sinh học từvi khuẩn hay virut đã được làm yếu
đi đến mức không nguy hiểm cho cơthểnhưng vẫn gây miễn dịch tốt, hay là từnhững
chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển chọn từtự
nhiên. Người ta có thểlàm giảm độc vi khuẩn hay virut bằng nhiều cách nuôi cấy trong
điều kiện bất lợi (nuôi vi khuẩn nhiệt thán ởnhiệt độ42 °C hay trong môi trường CO2,
nuôi vi khuẩn lao trong môi trường có mật bò), có thểlàm khô (vacxin dại Pasteur), để
cho vi khuẩn già đi (vacxin tụhuyết trùng của Pasteur), tiếp đời liên tục qua một loại
động vật không cảm thụtựnhiên (vacxin nhược độc dịch tảtrâu bò qua thỏhay qua lợn,
vacxin nhược độc dịch tảlợn qua thỏhay qua bê), tiếp đời qua thai trứng (vacxin
Newcastle, vacxin dịch tảvịt, vacxin đậu gà). Một sốvacxin được chếtừcác chủng mầm
bệnh nhược độc tựnhiên (vacxin Newcastle V4 chịu nhiệt, vacxin bệnh Marek).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mòn kim loại mạnh (làm hỏng dụng cụ, chuồng trại,...). Có thể
dùng chung với axit phenic hay crezol.
- Axit phenic (phenol, C6H5OH): có tác dụng diệt trùng mạnh, vì có khả năng hòa
tan trong lipid nên dễ thấm sâu vào tế bào vi khuẩn. Chất này có tác dụng hủy diệt mạnh
vi khuẩn không có nha bào, ít có tác dụng đối với virut. Dùng dung dịch 3 - 5% như chất
tẩy uế nhưng cũng có thể pha loãng thêm khoảng 100 lần để rửa vết thương (dùng như
một chất khử khuẩn). Tuy nhiên, do rất đắt tiền nên phenol không được dùng rộng rãi
trong tẩy uế. Cũng không dùng phenol để tiêu độc chuồng bò sữa, vì sữa rất dễ hấp thụ
mùi phenol. Có thể dùng giẻ thấm ướt dung dịch phenol lau các công cụ bằng da để tiêu
độc. Khi tiếp xúc với phenol cần chú ý đây là chất ăn da mạnh nhưng không gây cảm
giác đau nên tổn thương trầm trọng có thể xảy ra mà không nhận biết được sớm. Ngoài ra
do tan trong lipid nên khi hít vào đường hô hấp phenol dễ được cơ thể hấp thu nên có thể
gây ngộ độc trầm trọng. Phenol có thể dùng chung với chlorur thủy ngân II hay axit
sulfuric với mục đích tiêu độc.
- Chlor (Cl2): dùng dưới dạng khí để tiêu độc chuồng có thể đóng kín được (dùng
1,55 g trong 1 m3 không khí). Có thể dùng chlor dưới dạng tan trong nước (sục khí chlor
vào nước).
Cl2 + H2O → HCl + HClO (axit hypochlorid)
HClO → HCl + O
Trong nước, HClO và HCl còn tác dụng lẫn nhau để thải khí ClO. Khí ClO tác
dụng với protein vi khuẩn và tàn phá tế bào vi khuẩn, tạo nên proteinat.
Trong môi trường ẩm ướt, khí chlor có tác dụng diệt trùng cao, vì tạo thành axit
hypochlorid và axit chlorhydric. Axit hypochlorid là chất không bền, phân hủy nhanh
thành axit chlorhydric và ôxy nguyên tử có tác dụng ôxy hóa rất cao, làm phá các chất
hữu cơ.
Chlor dùng để tiêu độc chuồng trại, dụng cụ, nước bẩn. Khi dùng chlor phải có
các phương tiện bảo hộ lao động. Tiêu độc xong phải thông khí chuồng rồi mới cho động
vật vào.
- Clorur vôi (hypochlorid calci, Ca(ClO)2): là một dạng muối chlor được hình
thành khi sục khí chlor vào nước vôi. Thành phần thường gồm có hypochlorid calci
(Ca(ClO)2), chlorur calci (CaCl2) và vôi tui Ca(OH)2, có tác dụng diệt nhiều loại vi
khuẩn, cả vi khuẩn có nha bào. Dung dịch 5% tiêu diệt nha bào nhiệt thán sau 3 giờ.
Dùng dung dịch 10 - 20% để tiêu độc chuồng trại, đất, phân, phương tiện vận chuyển
động vật. Dạng bột thường dùng tiêu độc nước tiểu, nước phân và chất bẩn dạng lỏng
khác. Có thể dùng dung dịch chlorur vôi trong.
Chlorur vôi phải chứa trên 25% chlor hoạt tính. cần bảo quản tốt như đựng
trong bình kín, để nơi tối, khô ráo, xa nơi ở của người và chuồng động vật. Muốn dùng
phải xác định lượng chlor hoạt tính chứa trong chlorur vôi trước khi dùng.
Tác dụng diệt trùng của chlorur vôi kém nếu đối tượng tiêu độc chứa nhiều chất
hữu cơ, vì vậy trước khi dùng phải tiêu độc cơ giới, quét dọn chuồng trại cho sạch.
Chloramin chứa từ 26 - 29% chlor hoạt tính, là chất kết tinh màu trắng có mùi
chlor nhẹ hòa tan tốt trong nước nóng. Chất này khó mất chlor hơn chlorur vôi, có tác
dụng diệt trùng không kém bichlor thủy ngân và axit phenic. Dung dịch nóng (50 - 60
°C) là chất sát trùng tốt. Dung dịch 4 - 5% diệt được nha bào vi khuẩn. Tác dụng diệt
trùng của chloramin cao là do thải chlor và ôxy.
- Formol (HCHO): là dung dịch trong nước của khí formaldehyd, thường có dạng
thương phẩm là dung dịch 37 - 41% trong nước gọi là formalin. Có tác dụng diệt trùng
cao là do thấm sâu vào tế bào vi khuẩn, tác dụng với protein nên làm biến đổi cấu trúc
phân tử tế bào. Nồng độ cao làm biến tính protein.
Formol có tác dụng diệt trùng mạnh: dung dịch 1% diệt nha bào nhiệt thán sau 24
giờ. Dung dịch formol 2 - 5% dùng để rửa nền chuồng, để phun hay ngâm dụng cụ.
Formol còn dùng ở dạng khí (xông formol) bằng cách đun nóng hay bổ sung từ từ vào
formol một lượng vôi tui hay thuốc tím (permanganat kali) cho formol bốc hơi. Lượng
dùng cho 1 m3 không khí là 25 ml formalin. Dạng khí dùng để tiêu độc chuồng, tủ ấp
trứng, phòng thí nghiệm vi sinh vật.
- Bichlor thủy ngân (HgCl2): tác dụng diệt trùng cao do làm kết tủa các dung dịch
protein. Dung dịch không bền, dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với một số chất hữu cơ và vô
cơ. Muốn tránh chất này bị phân hủy và làm tăng khả năng thấm sâu vào đối tượng tiêu
độc thì cho thêm HCl và NaCl.
Dung dịch bichlor thủy ngân 0,1 - 0,2% trong nước dùng tiêu độc tường, nền gỗ,
rửa tay, trong phòng thí nghiệm dùng ngâm các công cụ nhiễm trùng, lau mặt bàn ghế.
Tác dụng tiêu độc kém đối với các công cụ bằng kim loại, các chất chứa kiềm và protein.
Tuy nhiên, do thủy ngân là chất độc có thể tích tụ trong môi trường làm liều độc hình
thành sau một thời gian sử dụng liều nhỏ nên đây là hóa chất không nên áp dụng vào mục
đích tiêu độc nhà cửa, chuồng trại, phòng ốc,...
- Iôt (I, iodine): Tác dụng sát trùng rất mạnh, phổ tác dụng rất rộng, diệt được vi
khuẩn kháng cồn, kháng toan, nha bào nhiệt thán, virut, nấm men, mốc. Dung dịch 1 -
2% diệt nấm, ghẻ; dung dịch 2,5% diệt nha bào; dung dịch 0,1% dùng tiêu độc vỏ trứng
(ngâm trứng 30 - 60 giây).
- Cresol, cresyl và lyzol: là những hợp chất hữu cơ không ổn định về thành phần,
được dùng tẩy uế nhiều đối tượng khác nhau ở dạng dung dịch 0,5 - 5%. Lyzol có tác
dụng diệt xoắn khuẩn, tăng cường hiệu lực khi đun nóng. Dùng tiêu độc chuồng, công cụ
chăm sóc gia súc, yên cương ngựa,...
Cresol dùng trừ ruồi và nhiều loại động vật chân đốt khác. Cresol có thể đun bốc
hơi để thuốc thấm sâu vào đối tượng tiêu độc.
Ngoài ra, từ các hãng sản xuất thuốc thú y có thể có những hợp chất tiêu độc khác
nhau dưới các tên như Farm Fluid S, Virkon S, Long Life 250 S,...
- Tiêu độc chuồng trại: Hiệu lực tiêu độc phụ thuộc vào cấu tạo chuồng trại.
Tường, nền chuồng, sân chơi bằng phẳng thì hiệu lực tiêu độc cao hơn là gồ ghề. Phải
tiêu độc cơ giới trước khi tiêu độc hóa học.
Các hóa chất thường dùng là sữa vôi 10 - 20%, chlorur vôi 4 - 20%, formol 2 -
5%, NaOH 4 - 5%, cresol 0,5 - 3%, cresyl 3 - 5%, axit phenic 2 - 5%.
Có thể dùng nước sôi dội, hun trấu, rắc vôi bột, quét vôi,... để tiêu độc đối với một
số lớn bệnh truyền nhiễm trong hoàn cảnh nông thôn nước ta.
- Tiêu độc các phương tiện vận chuyển phân động vật (ôtô, toa tàu, xe ba gác,
xích lô,...): phân động vật khỏe mạnh phải thực hiện dọn làm phân bón. Phân, nguyên
liệu động vật bệnh hay nghi mắc các bệnh cảm nhiễm vi khuẩn không có nha bào cần
tiêu độc bằng phương pháp nhiệt sinh học. Bên trong và bên ngoài phương tiện vận
chuyển cần phun khí dung hay dội dung dịch hóa chất tiêu độc. Sau 2 - 3 giờ dội bằng
nước nóng. Phân và nguyên liệu của động vật bệnh hay nghi mắc các bệnh truyền nhiễm
do vi khuẩn có nha bào (bệnh nhiệt thán, ung khí thán,...) cần đốt. Dùng chất tiêu
độc mạnh tưới vào các phương tiện vận chuyển.
- Tiêu độc phân: có ba phương pháp tiêu độc phân là đốt, dùng các hóa chất và
phương pháp ủ nhiệt sinh học.
Phân nếu bị đốt thì chất lượng phân bón giảm, mặt k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status