Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm - pdf 20

Download miễn phí Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm



Không khícó thểlà nơi mầm bệnh tồn tại và làm lan truyền bệnh. Không khí có
chứa mầm bệnh là do mầm bệnh dính vào bụi (khi quét dọn chuồng trại, khi cọrửa gia
súc,.) hay dính vào các bọt nước nhỏkhi động vật kêu, rống hay ho, hắt hơi bắn ra.
Mầm bệnh dính vào bụi và bọt nước có thể được đưa đi rất xa và xâm nhập qua đường hô
hấp đểlây bệnh theo hai cách: truyền bệnh bằng giọt và truyền bệnh bằng bụi.
Ngoài ra, thường gặp hiện tượng bụi (pha rắn) và giọt (pha lỏng) lơlửng trong không khí
(pha khí), gọi là khí dung. Mức độtác hại của khí dung phụthuộc vào độlớn của chúng,
vào sốlượng mầm bệnh chứa trong giọt và bụi đó và phụthuộc vào độ ẩm, độnhiệt và sự
chuyển động của không khí. Ví dụ, giọt lớn (đường kính trên 10 μm) chứa nhiều mầm
bệnh, lâu khô hơn giọt nhỏ, nhưng không tồn tại lâu trong không khí, không đi được xa
và không vào sâu trong khí quản được. Trái lại, giọt nhỏ(0,3 - 2 μm) tuy chứa ít mầm
bệnh hơn và chóng khô hơn nên mầm bệnh chóng chết, nhưng lại tồn tại lơlửng lâu trong
không khí, dịch chuyển được xa và vào được sâu trong các phếquản nhỏ. Vì vậy, sựlan
truyền của mầm bệnh thường phụthuộc vào mật độ động vật cảm thụ



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

được vận
chuyển theo gió.
4. Truyền lây qua vector
Động vật chân đốt (động vật tiết túc) gồm rất nhiều loại, đặc biệt một số động vật
thuộc lớp Côn trùng (ruồi, muỗi, rận,...) và lớp Nhện (ve bét, ghẻ,...) có vai trò hết sức
nguy hiểm trong việc truyền bệnh. Là những nhân tố sống truyền bệnh, chúng có thể chủ
động mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Vì vậy chúng được coi là yếu tố môi giới
truyền bệnh hay vector truyền bệnh. Có hai cách truyền bệnh do động vật chân
đốt gây ra: cơ học và sinh học.
Trong cách truyền bệnh cơ học, những sinh vật trên chỉ đơn thuần là vật
mang và chuyển mầm bệnh từ chỗ này sang chỗ khác. Ruồi là một ví dụ về cách
truyền bệnh cơ học. Chúng mang mầm bệnh ở chân, vòi, thân hay trong ống tiêu hóa.
Thời gian mầm bệnh sống trên cơ thể chúng rất ngắn. Giữa mầm bệnh và sinh vật mang
mầm bệnh không có mối quan hệ sinh vật học nào cả.
Trong cách truyền bệnh sinh học, mầm bệnh tồn tại, sinh sản trong sinh
vật mang mầm bệnh. Khi đã mang mầm bệnh sinh vật đó có thể truyền bệnh suốt cả đời
sống của nó (ví dụ, chấy, rận chứa mầm bệnh sốt phát ban, ve bét mang các
arenavirut,...). Cũng có loại mầm bệnh phải trải qua một hay một số giai đoạn sinh
trưởng trong cơ thể sinh vật mang mầm bệnh (muỗi Culex đối với virut viêm não Nhật
Bản) rồi mới trở nên cảm nhiễm và gây phát bệnh. Gia súc, gia cầm và các động vật cảm
nhiễm khác có thể là ký chủ trung gian trong quá trình dịch hay ngược lại chỉ là ký chủ
chung mạt (ký chủ cuối cùng - dead-end host) của vi sinh vật mầm bệnh. Các ký chủ
trung gian có thể tham gia vào quá trình làm tăng số lượng tế bào (hay virion) mầm
bệnh gọi là ký chủ khuyếch đại (host-amplifier).
Nếu sinh vật chân đốt mang mầm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho các hệ sau
của chúng thì chúng không những là sinh vật môi giới (vector truyền lây) mà còn được
coi là nguồn bệnh. Trong lớp Nhện và lớp Côn trùng có rất nhiều loài (ruồi, muỗi, rận,
ve, bọ chét,...) có thể là vector truyền lây bệnh truyền nhiễm. Ruồi nhà có thể mang vi
khuẩn nhiệt thán, lao, xoắn khuẩn, virut dịch tả lợn, lở mồm long móng. Khi đó, trực
trùng lao có thể sống trong ruồi 16 ngày. Ruồi trâu hút máu động vật, mang và truyền
bệnh nhiệt thán, bệnh tiêm mao trùng, bệnh tula (bệnh thỏ hoang), bệnh leptô
(leptospirosis, hay bệnh nghệ). Muỗi truyền bệnh sốt rét cho người, mang mầm bệnh gây
bệnh thiếu máu truyền nhiễm của ngựa. Muỗi, ruồi nhà, ruồi trâu chứa vi khuẩn Brucella
nhiều ngày. Rệp, ve chứa vi khuẩn này trong nhiều năm, có thể truyền cho đời sau. Bọ
chét truyền bệnh tula, bệnh sốt rét,...
Các loại động vật khác: Tất cả các loại động vật khác không cảm thụ hay ít cảm
thụ bệnh đều có thể là những nhân tố trung gian truyền bệnh cơ học. Mầm bệnh dính vào
cơ thể (thân, chân, đầu, cánh,...) của các loài động vật trên và được truyền đi. Mầm bệnh
có thể truyền bệnh qua phân sau khi đi qua đường tiêu hóa như trường hợp quạ ăn xác
chết vì bệnh nhiệt thán sẽ bài một số lượng lớn nha bào theo phân. Gia cầm, chim có thể
truyền bệnh nhiệt thán, đóng dấu lợn, dịch tả lợn,... Các loại dã thú như chồn, cáo, chó
sói, dơi,... có thể truyền bệnh dại, lở mồm long móng, sẩy thai truyền nhiễm,... Các loại
dã thú, các loài gậm nhấm không những là nguồn tàng trữ các ổ dịch thiên nhiên mà còn
là những nhân tố truyền bệnh.
Trong các loài động vật cần chú ý đến các loài chim và gậm nhấm, nhất là chuột.
Với khả năng bay lượn, chim có khả năng mang mầm bệnh đi xa, có khi rất xa, từ lục địa
này sang lục địa khác. Với số lượng lớn và gồm nhiều loại, chuột sinh sống khắp
nơi, tiếp xúc thường xuyên với gia súc và các chất chứa mầm bệnh. Chuột vì vậy có vai
trò rất nguy hiểm trong việc truyền bệnh cảm nhiễm cho gia súc và người. Đối với gia
súc, chuột có thể truyền các bệnh như lao, lở mồm long móng, đóng dấu lợn, tụ huyết
trùng, sẩy thai truyền nhiễm, bệnh xoắn trùng (leptô), dại, dịch tả lợn,...
Tóm lại, nhân tố trung gian truyền bệnh có rất nhiều loại. Bệnh truyền từ con bệnh
sang con vật khỏe bằng nhiều đường thông qua một nhân tố trung gian, có khi phải qua
một chuỗi nhân tố trung gian. Vì vậy, một biện pháp vô cùng trọng yếu trong công tác
phòng chống bệnh là phải tìm cách phá hủy các nhân tố trung gian đó, như giữ vệ sinh
thức ăn, nước uống, tiêu diệt chân đốt, chuột,...
5. Truyền lây dọc và truyền lây ngang
Truyền lây cảm nhiễm từ bố mẹ sang con gọi là truyền dọc, truyền lây giữa các cá
thể trong tập đoàn mà không phải từ bố mẹ sang con gọi là truyền ngang. Trong cơ chế
truyền dọc mầm bệnh cảm nhiễm được truyền sang con qua tinh trùng, trứng hay sang
thai qua tử cung, hay qua đường sinh dục khi sinh đẻ, hay con con bị nhiễm do bú sữa
hay tiếp xúc với mẹ sau khi sinh. Ở gia cầm, các loại chim và bò sát,... truyền lây theo
chiều dọc là truyền lây qua trứng. Nếu mầm bệnh cảm nhiễm xâm nhập vào trứng trước
khi hình thành vỏ trứng thì gọi là truyền lây trong trứng hay cảm nhiễm trong trứng (in-
egg infection). Trong trường hợp mầm bệnh cảm nhiễm lây truyền vào trứng sau khi vỏ
trứng đã hình thành hay khi trứng ở bên ngoài thì gọi là cảm nhiễm trên trứng (on-egg
infection).
Các bệnh cảm nhiễm truyền lây dọc cho phôi và thai thường dẫn đến sẩy thai, đẻ
con chết, không thụ thai, giảm lượng con sinh ra (đối với động vật đa thai), con yếu,
trứng không phôi, trở ngại sinh sản, suy giảm miễn dịch hay dung nạp miễn dịch. Ở các
bệnh như brucellosis ở bò, vibriosis, Akabane, viêm mũi khí quản truyền nhiễm bò, phó
thương hàn ngựa, virut viêm não Nhật Bản của lợn, bệnh parvovirut lợn và bạch lỵ gà
con,... động vật mẹ thường cảm nhiễm ẩn tính hay biểu hiện bệnh tương đối nhẹ độ
nhưng ở phôi, thai hay con non thường thấy tổn hại trầm trọng. Ví dụ về trường hợp
truyền lây cảm nhiễm dọc sau sinh có thể là những bệnh hô hấp mãn tính như bệnh viêm
phổi do Mycoplasma (suyễn) ở lợn và bò, bệnh viêm teo mũi ở lợn,... Trong những
trường hợp này động vật mẹ là những vật mang trùng nhưng con con cảm nhiễm trong
thời kỳ bú sữa. Sau đó, động vật con trở thành vật mang trùng, nếu sinh trưởng thành
động vật giống (sinh sản) thì lại truyền lây cho thế hệ sau. Các bệnh Mycoplasma và bạch
lỵ gà con ở gia cầm cũng truyền mầm bệnh tương tự. Còn bệnh bạch huyết bò thường
truyền lây từ mẹ sang con qua sữa. Những bệnh này truyền lây dễ dàng theo chiều ngang
nhưng sự truyền lây dọc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mầm bệnh trong tập
đoàn động vật.
Bệnh bạch huyết gà cũng là bệnh truyền lây chủ yếu qua trứng. Trong trường hợp
đó những gà con đã bị cảm nhiễm qua trứng trở nên dung nạp miễn dịch suốt đời không
bao giờ sản sinh kháng thể, do đó phát sinh chứng virut huyết làm tăng khả năng truyền
lây ngang.
Trường hợp dung nạp miễn dịch do truyền lây dọc có thể là bệnh dịch tả lợn, bệnh
tiêu chảy niêm mạc bò,... đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status