Những kĩ thuật thú y cơ bản - pdf 20

Download miễn phí Những kĩ thuật thú y cơ bản



Nhiều loại thuốc có thể cho uống nhưng phương pháp cho thuốc nói chung khó khăn hơn tiêm
nên gia súc phải cố định cẩn thận vì nếu không làm đúng có nguy cơ thuốc vào phổi qua khí
quản.
Cho uống thuốc nướcư Cho uống thuốc dạng lỏng, điều quan trọng nhất là cố định gia súc
đúng tưthế, đầu phải hơi cao lên, cổ vươn thẳng, nên con vật có thể nuốt thuốc dễ dàng. Có
thể cho uống thuốc dạng lỏng bằng một cái chai cổ hẹp, chai nhựabền thì tốt hơn để tránh vỡ,
trong đựng lượng thuốc theo yêu cầu. Để gia súc đúng tưthế, đút cổ chai nhẹ nhàng nhưng
chắc chắn vào một bên miệng, cậy hai hàm răng ra và nâng chai lên để gia súc nuốt thuốc. Bí
quyết của cho uống thuốc dạng lỏng là cố định con vật đúng tưthế, nếu không có nguy cơ
giẫy giụa làm hay là rơi mất thuốc hay xấu hơn nữa là thuốc lọt vào phổi qua khí quản.
Cũng có súng bắn thuốc uống dạng lỏng. Súng bắn thuốc uống dạng lỏng thường có một đầu
cong, mặc dù không có gì phải nghi ngờ, súng bắn thuốc làm việc cho uống thuốc dễ dàng
hơn, nhưng cũng phải sử dụng cẩn thận vì có thể đút quá sâu đầu ống vào trong miệng và bơm
nhầm thuốc vào khí quản, hay thậm chí làm tổn thương cuống họng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

) 1 25 10 1.1
145
Trên đây chỉ là h−ớng dẫn sơ bộ, trong thực tế nếu ng−ời chăn nuôi muốn đơn giản hoá công
việc thì một loại kim cỡ 16G có thể sử dụng cho mọi tr−ờng hợp. Ch−ơng 6 đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của khâu vệ sinh, bơm tiêm, kim tiêm phải rửa sạch và tiệt trùng tr−ớc khi sử
dụng. Ngoài ra, kiểm tra xem chúng còn hoạt động tốt không cũng rất quan trọng, nếu không
dùng bơm tiêm, kim tiêm loại sử dụng một lần. Pit-tông bơm tiêm phải khít và bơm thoải mái
trong gioăng pit-tông và không đ−ợc để thuốc lọt ra hai bên, kim tiêm phải sắc và thẳng đảm
bảo khi tiêm chỉ làm rách da ít nhất. Điểm quan trọng là đầu lắp. Có một sốloại đầu lắp, điều
quan trọng là bơm tiêm, kim tiêm phải cùng một loại đầu lắp. Loại đầu lắp mác “Luer” đ−ợc
phổ biến sử dụng ở nhiều n−ớc, ở Việt Nam phổ biến dùng loại bơm tiêm, kim tiêm Trung
Quốc.
Cũng nh− giữ gìn và bảo quản bơm tiêm, kim tiêm, cần quan tâm đến gia súc đ−ợc tiêm.
Gia súc phải cố định chắc chắn và có thể ng−ời quan trọng nhất là ng−ời giữ gia súc. Về mặt
lý thuyết, phải cắt lóng vị trí tiêm và sát trùng bằng gạc có thuốc sát trùng ngoài da, th−ờng là
cồn. Thực tế, ít khi làm đ−ợc nh− vậy ở cơ sở, nếu vị trí tiêm sạch, dùng bơm tiêm sạch, kim
sắc đã tiệt trùng, thì cũng không có mấy vấn đề.
Đôi khi gia súc mắc rối loạn trao đổi chất (xem Ch−ơng 14) cần truyền một l−ợng lớn thuốc
vào tĩnh mạch, ví dụ tới 800ml canxi borogluconate cho bò mắc bệnh sốt sữa. Để truyền,
ng−ời ta dùng ống dẫn có van đặc biệt đ−a thuốc vào nhờ trọng lực khi giữ chai thuốc cao hơn
con vật (xem phần d−ới, mục truyền tĩnh mạch).
Tiêm bắp Đây là cách tiêm thông dụng nhất, dễ thực hiện nhất và cho phép thuốc khuyếch
tán nhanh vào cơ thể gia súc từ vị trí tiêm. Bất cứ khối cơ bắp lớn nào đều thích hợp để tiêm,
thông dụng nhất là cơ mông (bò, trâu, lợn tr−ởng thành), đằng sau cơ đùi chân sau (cừu, dê,
lợn và gia súc non nói chung), phần cổ phía trên (lợn), phần giữa cổ (ngựa và lừa), một phần
ba cuối cổ (bò, dê, cừu). Một số thuốc gây phản ứng ở tổ chức (ví dụ oxytetracycline tác
dụng kéo dài) phải tiêm vào những cơ ít quan trọng nh− cơ cổ. Những thuốc nh− vậy có thể
gây đau, nên nếu tiêm vào cơ mông hay đùi có thể gây què tạm thời.
Sau khi chuẩn bị xong vị trí tiêm, hút vào đầy bơm tiêm l−ợng thuốc theo yêu cầu, tháo kim
khỏi bơm tiêm, giữ kim tiêm giữa ngón cái và ngón chỏ tạo thành nắm đấm, đập bên nắm
đấm vào vị trí tiêm 2-3 lần, khi đập lần cuối xoay nắm đấm lại, dùng lực đẩy mũi kim xuyên
qua da vào cơ (Hình 8.1). Sau đó gắn chắc đầu bơm tiêm với đốc kim.
Hình 8.1 Khi tiêm bắp, giữ mũi kim trong nắm tay vào giữa ngón chỏ và ngón cái.
146
Tr−ớc khi bơm thuốc, rút pít tông ra một chút để đảm bảo cho kim tiêm không đâm vào tĩnh
mạch. Nếu không thấy máu trong bơm tiêm, ấn pít tông nhẹ nhàng, nh−ng chắc chắn để bơm
tất cả thuốc vào khối cơ. Sau đó rút bơm tiêm và kim tiêm ra, day vị trí tiêm để hạn chế tối đa
s−ng và phản ứng. Sinh viên thú y th−ờng đ−ợc h−ớng dẫn thực hành tiêm vào quả cam.
Tiêm d−ới da Ph−ơng pháp tiêm này là chỉ tiêm vào d−ới da chứ không đ−ợc vào cơ. Thuốc
tiêm d−ới da hấp thu vào cơ thể chậm hơn tiêm bắp. Bất cứ chỗ da beo lên đ−ợc là có thể
tiêm, ở mọi loại gia súc vị trí tiêm thông dụng nhất tr−ớc hay sau vai. Beo nếp da lên bằng
giữa ngón trỏ và ngón cái, dùng bơm tiêm đã có thuốc gắn với kim, đâm mũi kim chắc chắn
qua da vào gốc nếp da rồi bơm thuốc. Phải chú ý không để kim xuyên qua cả nếp da sang bên
kia (Hình 8.2). Nếu tiêm đúng thì kim tiêm phải dễ di động d−ới da, nếu không phải làm lại
vì kim có thể đâm vào các tổ chức sâu hơn. Khi tiêm xong, rút kim ra, day nhanh nơi tiêm.
Hình 8.2 Khi tiêm d−ới da, phải chú ý là kim ở d−ới da
và không để kim xuyên qua nếp da.
Tiêm tĩnh mạch Khi tiêm tĩnh mạch, thuốc trực tiếp vào mạch máu nên có tác dụng ngay lập
tức. Do đó tiêm tĩnh mạch th−ờng dùng trong tr−ờng hợp khẩn cấp đòi hỏi hiệu quả nhanh.
Cố định tốt gia súc là điểm thiết yếu, nên hầu hết ng−ời chăn nuôi để bác sỹ thú y tiêm tĩnh
mạch. Việc chọn tĩnh mạch để tiêm khá hạn chế, thông dụng nhất là tiêm vào tĩnh mạch cảnh
chạy dọc theo rãnh tĩnh mạch cảnh nằm ở mé d−ới cổ ở hai bên khí quản. Nếu cố định gia
súc tốt, giũ đầu gia súc cao và hơi nghlêng về một bên để cổ cong −ỡn ra, ấn ngón cái vào
rãnh tĩnh mạch cảnh ở phần cuối cổ. Do máu trong tĩnh mạch cảnh chảy từ đầu về tim nên
khi đó máu dồn lại trong tĩnh mạch và tĩnh mạch căng phồng lên nên nhìn thấy rõ ở d−ới da
sau khoảng nửa phút. Nếu nghi ngờ thì có thể xác định tĩnh mạch bằng sờ nắn nhẹ, tĩnh mạch
đầy máu có cảm giác mềm xốp. Dùng dây buộc quanh phần cuối cổ nh− garô cũng có tác
dụng t−ơng tự và ph−ơng pháp này −a dùng cho gia súc lớn. Trong khi duy trì áp lực trong
tĩnh mạch, đâm kim vào tĩnh mạch, hơi song song với tĩnh mạch, do đó chiều dài của kim
nằm dọc trong lòng tĩnh mạch. Một sai sốt phổbiến là đâm kim quá vuông góc với cổ dẫn đến
147
kim xuyên thẳng qua tĩnh mạch (Hình 8.3). Điều cơ bản là kim phải thật sắc, loại kim sử
dụng một lần là tốt nhất.
Nếu kim đâm trúng tĩnh mạch, máu sẽ chảy tự do từ kim tiêm, khi đó lắp bơm tiêm có thuốc
vào kim tiêm. Tr−ớc khi tiêm phải rút pít tông ra một chút để đảm bảo kim vẫn nằm trong
tĩnh mạch, bởi vì hơi động đậy có thể làm chệch mũi kim. Sau đó bỏ tay ép vào tĩnh mạch và
tiêm cẩn thận nh−ng từ từ đến hết. Nếu tình cờ kim chệch ra ngoài tĩnh mạch sẽ thấy ngay vì
áp suất của pít tông hơi thay đổi và xuất hiện s−ng ở nơi tiêm. Khi xẩy ra nh− vậy, thay vì dò
lại tĩnh mạch và có nguy co gây tổn th−ơng tổ chức ít nhiều, th−ờng tốt hơn cả là rút kim ra và
tiêm lại ở vị trí mới. Khi tiêm xong, rút kim ra và day chặt nơi nơi tiêm giống nh− sau khi
tiêm bắp.
Có thể dùng các tĩnh mạch khác để tiêm nh−ng tốt nhất là để cho bác sỹ thú làm. Đặc biệt
khó đối với lợn, tĩnh mạch tai hay tĩnh mạch lớn ở cửa lồng ngực gọi là “xoang tĩnh mạch
cửa” có thể thay tĩnh mạch cảnh.
Hình 8.3 Khi tiêm tĩnh mạch, kim tiêm phải gần nh− song song
với tĩnh mạch cổ nổi lên, không đ−ợc vuông góc.
Truyền dịch vào tĩnh mạch Nh− đã nêu trên, đôi khi phải tiêm vào tĩnh mạch một l−ợng
thuốc lớn quá dung tích của bơm tiêm. Khi đó, nối chai thuốc với ống truyền dịch dài khoảng
1 mét có van đặc biệt. Chọc kim vào tĩnh mạch nh− đã nêu trên, giữ chai thuốc cao hơn con
vật đến khi thuốc chảy tự do ra khỏi đầu kia dây truyền, sau đó nối đầu này vào kim qua mối
nối. Biện pháp này đảm bảo truyền dịch từ từ vào tĩnh mạch nhờ trọng lực mà không lẫn bọt
khí (Hình 8.4)
148
Hình 8.4 Truyền l−ợng lớn vào tĩnh mạch nhờ dùng van đặc biệt
để đảm bảo dòng dịch truyền ổn định từ chai thuốc.
1.2 Cho uống thuốc
Nhiều loại thuốc có thể cho uống nh−ng ph−ơng pháp cho thuốc nói chung khó khăn hơn tiêm
nên gia súc phải cố định cẩn thận vì nếu không làm đúng có nguy ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status