Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến sự nứt gãy gạo và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tại Đồng bằng sông Cửu Long - pdf 20

Download miễn phí Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến sự nứt gãy gạo và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tại Đồng bằng sông Cửu Long



Qui trình thí nghiệm
Lựa chọn một sốruộng lúa của nông hộvà phân lô thí nghiệm trước thời gian thu hoạch. Lúa thí
nghiệm trong mùa mưa được gieo vào tháng 3-4 và thu hoạch vào tháng 6-7 (năm 2006 một số
giống gạo được gieo vào mùa mưa trễvà thu hoạch vào tháng 9). Đối với lúa thí nghiệm trong
mùa khô được gieo vào tháng 11-12 và thu hoạch tháng 3-4. Hình 1 minh họa sơ đồbốtrí thí
nghiệm thời điểm thu hoạch cho mỗi giống gạo. Thu hoạch lúa trong 35 lô có kích thước 1 m x 2
m (tổng diện tích thu hoạch là 70 m2) tại 7 ngày thu hoạch tương ứng với các nghiêm thức 6
ngày trước và 6 ngày sau ngày chín sinh lý với 5 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức (Hình 1). Lúa
được gặt bằng liềm và suốt bằng tay. Gặt lúa vào buổi sáng sớm đểtránh ánh nắng gắt nhằm
giảm khảnăng gây nứt hạt do sựthay đổi đột ngột phân bố ẩm bên trong hạt trong điều kiện đêm
ẩm, ngày khô. Sau khi gặt, chuyển lúa vào bóng râm đểsuốt bằng tay, làm sạch và tách bỏrơm,
hạt lép, tạp chất



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

5
Phần 1. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến sự nứt gãy gạo và tỉ
lệ thu hồi gạo nguyên tại ĐBSCL
TÓM TẮT
Thu hoạch đúng thời hạn chiếm vị trí quan trọng trong việc kiểm soát sự nứt gãy hạt gạo. Tỉ lệ
thu hồi gạo nguyên giảm sẽ làm giảm giá trị và thu nhập của nông hộ. Các thí nghiệm trên đồng
được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của thời gian thu hoạch xung quanh thời điểm chín
sinh lý của hạt đến độ nứt gãy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của 7 giống gạo phổ biến (OM1490,
OM2718, OM2517, OM4498, AG24, IR50404 và Jasmine) tại 3 địa điểm khác nhau trong 2 năm
canh tác (2006-2008) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết quả cho thấy thời gian thu hoạch và
giống gạo rất ảnh hưởng đến độ nứt gãy gạo. Xu hướng chung là tỉ lệ hạt nứt tăng khi thời gian
thu hoạch trễ hạn so với ngày chín sinh lý dự tính. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cũng theo xu hướng
trên khi thu hoạch trễ. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm trung bình 11.3% và lên đến 50% nếu bị
thu hoạch trễ từ 4-6 ngày. Xu hướng này như nhau đối với cả mùa khô và mùa mưa. Tỉ lệ gạo
gãy giữa các giống gạo chênh lệch nhiều (0.9 đến 60.5%) vào ngày thứ 6 sau ngày chín sinh lý
cho thấy có thể lựa chọn giống gạo phù hợp để canh tác nhằm giảm thiểu mức độ gãy hạt do thu
hoạch trễ hạn gây ra.
GIỚI THIỆU
Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên được định nghĩa là phần trăm gạo nguyên (nhân gạo có chiều dài hạt ít
nhất là ¾ chiều dài ban đầu) so với số lượng lúa đem đi xay xát. Đây là chỉ tiêu chất lượng chủ
yếu do tấm thường chỉ còn một nửa giá trị thương phẩm so với gạo nguyên. Thời gian thu hoạch
được xem là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến năng suất xay xát gạo. Thu hoạch gạo tại thời điểm
chín sinh lý của hạt giúp đạt được tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tối đa (Kester và ctv. 1963, Bal và
Oiha 1975). Nếu thời gian thu hoạch bị trễ hạn sẽ gây ra tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm (Bal và
Oiha 1975, Ntanos và ctv. 1996, Berrio và ctv. 1989) và thu hoạch quá trễ dẫn đến tổn thất to lớn
lượng gạo nguyên thu hồi. Nghiên cứu của Berrio và ctv. (1989) trên 16 giống gạo cho thấy tỉ lệ
gạo nguyên bị giảm 18% khi thu hoạch trễ 2 tuần. Tuy nhiên, thu hoạch trễ hạn không ảnh hưởng
đến các giá trị cảm quan của gạo (Champagne và ctv. 2005, Chae và Jun 2002).
6
Gạo bị nứt gãy trên đồng ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Đây là một tác động
tiềm ẩn vì hạt gạo có thể đã bị nứt khi hàm ẩm bị thay đổi do ngày nắng đêm ẩm ướt. Thời gian
thu hoạch ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt nứt gãy và tất yếu ảnh hưởng đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Khi
thu hoạch gạo quá sớm có thể dẫn đến số lượng hạt chưa chín nhiều. Các hạt chưa chín thường
mỏng và bị khuyết tật do đó dễ bị gãy vỡ trong quá trình xay xát sau đó (Swamy và Bhattacharya
1980). Ngược lại, thu hoạch hạt trễ hạn làm cho hạt quá khô và dễ bị nứt gãy. Các điều tra
nghiên cứu của Chau và Kunze (1982) cho biết các vết nứt có thể phát triển ở những nhân gạo có
ẩm độ thấp (13% hay 14% cơ sở ướt) trước khi thu hoạch do sự thay đổi đột ngột độ ẩm tương
đối không khí. Hơn nữa, các thao tác thu hoạch không đúng như không suốt lúa ngay mà để qua
đêm trên đồng làm tăng khả năng hút ẩm do hàm ẩm và độ chín của khối hạt không đồng đều
(Kunze và Prasad 1978).
Tỉ lệ gạo nguyên giảm do nứt gạo là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm giảm thu nhập
và lượng lương thực của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lúa lớn nhất của
cả nước. Hạt gạo bị gãy hay bị nứt tế vi có thể xảy ra ngay trên đồng do thời điểm thu hoạch
không thích hợp, thao tác thu hoạch chưa đúng, cũng như do tác động của các điều kiện sấy sau
thu hoạch và thao tác xay xát chưa phù hợp. Nông hộ ở ĐBSCL canh tác lúa trong cả hai mùa
mưa và khô. Điều kiện khí hậu tại thời điểm thu hoạch vì thế là khác nhau giữa hai mùa, sự khác
nhau này có thể làm hạt gạo bị nứt và gãy trong quá trình xay xát. Tuy nhiên, hiện nay chưa có
số liệu thực nghiệm về tác động của thời điểm thu hoạch đến sự nứt gãy của gạo và tỉ lệ thu hồi
gạo nguyên trên các giống gạo được canh tác tại các mùa khác nhau ở ĐBSCL. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm mục đích thu thập số liệu một cách có hệ thống tỉ lệ gạo nứt gãy và tỉ lệ thu
hồi gạo nguyên với các thí nghiệm trên đồng trong 4 mùa thu hoạch liên tiếp từ năm 2006 đến
năm 2008. Yếu tố chính trong thí nghiệm là thời điểm thu hoạch trước và sau ngày chín sinh lý.
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch trên nhiều giống
gạo đến mức độ nứt gãy hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở các mùa vụ khác nhau. Nghiên cứu này
sẽ giúp xác định thời điểm thu hoạch tối ưu cho một số giống gạo trồng tại ĐBSCL.
7
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lấy mẫu gạo
Thí nghiệm được thực hiện tại ba địa điểm khác nhau là Trung tâm Giống tỉnh An Giang, Hợp
tác xã Tân Phát A (tỉnh Kiên Giang) và Hợp tác xã Tân Thới 1 (TP. Cần Thơ) trong 4 mùa vụ
liên tiếp trong 2 năm (2006-2008). Chọn 7 giống gạo trồng phổ biến tại các Hợp tác xã và Trung
tâm Giống cho các thí nghiệm trên đồng như trình bày ở Bảng 1. Ngày lúa chín của từng giống
gạo được xác định dựa trên khuyến cáo của các Trung tâm khuyến nông địa phương là từ 86-98
ngày (Bảng 1). Ngày chín sinh lý trong nghiên cứu này được định nghĩa là ngày thu hoạch lúa kể
từ ngày sạ lúa. Ngày chín sinh lý này được ước tính dựa trên kinh nghiệm của nông hộ và các
thông tin sẵn có từ các cơ quan khuyến nông.
Bảng 1. Các giống lúa và ngày chín sinh lý (CSL) được lựa chọn trong nghiên cứu
Giống lúa Mùa vụ Ngày CSL khuyến
cáo†
Ngày CSL thí
nghiệm††
Mưa 92 OM1490
Khô
87-92
92
Mưa 92 OM2718
Khô
90-95
92
Mưa 90 OM2517
Khô
85-90
86
Mưa 90 OM4498
Khô
90-95
91
Jasmine Mưa 95-105 98
AG 24 Mưa 90-95 90
IR50404 Mưa 90-95 92
† Ngày chín sinh lý khuyến cáo (ngày sau sạ) của Trung tâm khuyến nông địa phương cung cấp.
†† Ngày chín sinh lý (ngày sau sạ) lựa chọn cho thí nghiệm.
Thiết kế thí nghiệm
Mỗi thí nghiệm gồm có 7 nghiêm thức tương ứng với thời điểm thu hoạch trước và sau ngày lúa
chín dự tính cho mỗi giống gạo trong 7 giống được chọn. Các giống gạo này được trồng tại các
đồng lúa khác nhau trong 3 địa điểm thực hiện thí nghiệm. Thí nghiệm gồm có 7 nghiệm thức, 6
ngày trước và 6 ngày sau ngày thu hoạch. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ RCBD
(Random Complete Block Design), gồm có 5 khối, số khối tương ứng với số lần lặp lại của một
nghiệm thức (Bảng 2).
8
Bảng 2. Các nghiệm thức (ngày thu hoạch) so với ngày chín sinh lý (CSL). 0, +2, +4, +6 và -2, -4, -6 là ngày thu
hoạch trước và sau ngày CSL dự tính. A, B, C, D, và E là khối lặp lại.
Khối
Nghiệm
thức
A B C D E
1 (-6) -6A -6B -6C -6D -6E
2 (-4) -4A -4B -4C -4D -4E
3 (-2) -2A -2B -2C -2D -2E
4 (0) 0A 0B 0C 0D 0E
5 (+2) +2A +2B +2C +2D +2E
6 (+4) +4A +4B +4C +4D +4E
7 (+6) +6A +6B +6C +6D +6E
Qui trình thí nghiệm
Lựa chọn một số ruộng lúa của nông hộ và phân l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status