Tổng quan về hệ thống vệ tinh VSAT - pdf 20

Link tải luận văn miễn phí cho ae
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VỆ TINH VSAT
1.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG:
VSAT (Verry Small Aperture Terminal) nghĩa là “trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ”, được lắp đặt tại các địa điểm thuê bao để liên lạc trực tiếp với một trạm VSAT khác hay với một trạm chủ (HUB), từ đó kết nối qua mạng viễn thông mặt đất.
Trong chương này đề cập và tìm hiểu các khái niệm cơ bản về trạm mặt đất VSAT, sơ lược hoạt động và cấu trúc như thế nào cũng như các ứng công cụ thể. Ngoài ra còn trình bày chức năng trong ứng dụng , dịch vụ và cả các giao diện mặt đất.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG VSAT: (Verry Small Apature Terminal)
1.2.1 Mạng VSAT:

Hình 1.1. Ví dụ tổng quan về hệ thống vệ tinh VSAT
Thông tin vô tuyến dùng khoảng không gian làm môi trường truyền tín hiệu. Chỉ cần lắp đặt các thiết bị thu, phát ở một khoảng cách thích hợp hay chuyển tiếp qua vệ tinh. Bằng phương pháp: Bên phát bức xạ các tín hiệu thông tin bằng sóng điện từ, phía thu nhận sóng điện từ, từ bên phát qua không gian hay qua vệ tinh tách lấy tín hiệu gốc. Việc sử dụng thông tin vô tuyến có nhiều chức năng ưu việt, tín hiệu không bị ngắt khi có các thảm hoạ, thiết lập dễ dàng, phạm vi rộng, có tính hiệu quả kinh tế cao, được sử dụng rộng rãi trong truyền hình, hàng không, quân sự, thông tin vệ tinh - vũ trụ... Tuy nhiên nó có một số nhược điểm như là hiện tượng Fading, suy hao do mưa và nhiễu vì thông tin vô tuyến dùng không gian làm môi trường truyền tín hiệu.
Việc ứng dụng thông tin vô tuyến cho truyền thông chủ yếu được chia thành ba loại: thông tin cố định, thông tin di động và thông tin vệ tinh. Đề tài này chỉ tìm hiểu phần thông tin vệ tinh đó là mạng VSAT và tuyến thông tin.
Từ VSAT (Very Small Aperture Terminal) có nghĩa là đầu cuối có khẩu độ nhỏ, biểu thị một sự đổi mới công nghệ trong lĩnh vực thông tin vệ tinh. VSAT là thiết bị được biết như là một trạm mặt đất, được dùng để nhận tín hiệu từ vệ tinh truyền tới. Cho phép truyền tín hiệu qua vệ tinh một cách đáng tin cậy, mà chỉ cần sử dụng đĩa anten có đường kính điển hình vào khoảng 0,69m đến 1,30m (2 feet – 4 feet). Các đĩa anten này được đặt trên nóc nhà hay trên mặt đất.
Theo chức năng, trạm mặt đất VSAT được chia làm ba phần là anten, khối thiết bị ngoài ODU (Out Door Unit) và khối thiết bị trong nhà IDU (In Door Unit) được kết nối bởi một cặp dây cáp. Các VSAT trao đổi thông tin với nhau qua mạng đó là mạng VSAT.
1.2.2 Định nghĩa hệ thống VSAT:
Các hệ thống vệ tinh sử dụng các trạm mặt đất cỡ nhỏ (anten có đường kính 0,69m đến 1,30m và sử dụng băng tần C) được sử dụng phổ biến trong các dịch vụ vệ tinh cố định FSS (Fixed Service Satellite). Với các trạm một chiều (one–way) trang bị các anten có đường kính 0,6m và có khả năng thu dữ liệu tốc độ bít thấp (300-9600bit/s) được phát đi từ một trạm mặt đất trung tâm (Hub). Do việc thu tín hiệu được thực hiện bởi một anten có tín hiệu nhỏ nên phải cần có một công xuất phát xạ đẳng hướng tương đương EIRP (Equivalent Isotropic Radiation Power) rất lớn trên vệ tinh, cho nên kỹ thuật truy nhập và điều chế trải phổ được áp dụng để tránh can nhiễu đến từ các hệ thống thông tin khác cũng sử dụng băng tần C. Các hệ thống hai chiều (two – way) dựa trên các nguyên lý trên cũng được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, sau đó xuất hiện một hệ thống mới với băng tần Ku với khả năng đảm bảo thông lượng dữ liệu rất cao (56 – 64 Kbit/s) và sử dụng kỹ thuật điều chế khác (kết hợp giữa TDM và TDMA) .
Tên gọi VSAT ban đầu là một nhãn hiệu thương mại đã được thừa nhận rộng rãi để gọi các hệ thống vệ tinh lẫn các mạng (mạng VSAT). Sự thành công về khái niệm tên gọi VSAT xuất phát từ một vài yếu tố:
- Do nhu cầu thị trường (các mạng thông tin thương mại) cần có các kết nối trực tiếp, với giá thành rẻ giữa các đầu cuối từ xa với thiết bị xử lý trung tâm (máy chủ) .
- Sự ra đời các vệ tinh có công suất lớn.
- Các quy định đối với công nghệ vệ tinh ngày càng trở nên dễ dàng hơn.
- Những tiến bộ to lớn trong công nghệ trạm mặt đất đã cho phép giảm giá thành và nâng cao khả năng hệ thống VSATs.

bh6o0h5kYH0qkG8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status