Giáo trình Truyền dữ liệu - Truyền nối tiếp đồng bộ - pdf 20

Download miễn phí Giáo trình Truyền dữ liệu - Truyền nối tiếp đồng bộ



Bisynch là giao thức hướng ký tựtrong lúc SDLC là giao thức hướng bit. Bisynch có
thểdùng mãASCII hay EBCDIC trong lúc SDLC chỉdùng EBCDIC. Đểdò lỗi, nếu là ASCII
thì dùng phép kiểm trakhối (BCC) còn khi dùng mãEBCDICthì dùng kiểm tradưthừa theo
chu kỳ(CRC) với chiều dài mãkiểmtra là 2 byte. Cảhai giao thức đều dùng chung kích
thước khung thông tin là 256 byte. ỞBisynch có chế độthông suốt dữliệu (đểtránh nhầm lẫn
dữliệu và ký tự điều khiển) trong lúc ởSDLC thì dùng phương pháp nhồi bit (đểtránh nhầm
lẫn với mãCờ)



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng (Trailer). (H 6.4)
cho dạng của khung và các trường trong khung
FLAG
A
ADDRESS
CONTROL
INFORMATION
FCS
FLAG
← 8 bit → ← 8 bit → ← 8 bit → ← variable → ← 16 bit → ← 8 bit →
(H 6.4) Dạng khung thông tin SDLC
a. Trường cờ (Flag Field) :
Trường cờ đặt ở đầu và cuối một khung để giới hạn khung, gồm 8 bit theo qui định là
01111110 (6 bit 1 liên tiếp giữa 2 bit 0 ).
Giữa 2 khung có thể có một trong các trường hợp sau đây:
- Một cờ xuất hiện giữa bản tin gọi là cờ đơn vừa dùng chấm dứt một khung đồng thời
bắt đầu một khung khác.
- Một cờ chấm dứt khung trước và một cờ bắt đầu khung sau. Giữa 2 cờ này có thể chỉ
dùng một bit 0.
- Có thể chèn vào giữa 2 cờ một số cờ khác.
Khung x : Khung x+1
. . . . 01111110 . . . .
. . . . 01111110 : 01111110 . . . .
. . . . 011111101111110 . . . .
. . . . 01111110 01111110 : 01111110 01111110 . . . .
Do SDLC không có qui định chặt chẻ về mã dùng cho dữ liệu nên các mã có dạng của
cờ có thể xuất hiện trong bản tin và gây nên nhầm lẫn ở máy thu. Để tránh sự hiểu lầm ở máy
thu khi nhận dữ liệu, máy phát dùng kỹ thuật nhồi bit nghĩa là khi thấy trong chuỗi dữ liệu có
5 bit 1 liên tiếp thì thêm vào bit 0 ngay sau 5 bit 1 này. Ở máy thu sau tín hiệu cờ khi gặp liên
tiếp 5 bit 1 thì tự động bỏ bit 0 theo sau đó để phục hồi dữ liệu. Như vậy bảo đảm sự chính
xác của dữ liệu.
Thí dụ: Trạm B có địa chỉ là C2 phát đi văn bản “C?”
- Khung thông tin chưa nhồi bit: (Viết theo chiều mũi tên hướng về bên trái)
01111110 01000011 01111110 11111110 11000011 11110110
Cờ Đ/c= C2 TĐK mã “=7F mã C= C3 mã ?= 6F
11111110 FCS 01111110 111111111111. . . .
“=7F Cờ Bit nghỉ
- Khung thông tin có bit nhồi (o):
01111110 01000011 011111o10 11111o110 11000011 111o10110
Cờ Đ/c= C2 TĐK mã “=7F mã C= C3 mã ?= 6F
11111o110 FCS 01111110 111111111111. . . .
__________________________________________________________________________
Nguyễn Trung Lập Truyền dữ liệu
_____________________________________________Chương 6 Truyền nối tiếp đồng bộ VI
- 8
“=7F Cờ Bit nghỉ
b. Trường địa chỉ (Address field)
Trường địa chỉ dùng để xác định trạm thứ cấp trong hệ thống. Địa chỉ trong bản tin
luôn luôn là địa chỉ của trạm thứ cấp dù nó do trạm sơ cấp hay thứ cấp gửi đi.
Trường này không cần thiết trong trường hợp hệ thống chỉ gồm hai trạm.
Trường địa chỉ dài 8 bit. Nếu tất cả các bit trong trường địa chỉ đều =1 có nghĩa trạm
sơ cấp yêu cầu liên lạc với tất cả trạm thứ cấp.
Giá trị 00 không được xem là một địa chỉ (gọi là void address)
c. Trường điều khiển (Control field) (H 6.5)
SDLC định nghĩa 3 loại khung của trường điều khiển, mỗi loại có dạng khác nhau
Một hay hai bit đầu tiên của trường điều khiển dùng định nghĩa khung : bit thứ nhất =
0 chỉ khung thông tin, bit thứ nhất và hai = 10 chỉ khung giám sát và = 11 chỉ khung không
số. Những bit còn lại được tổ chức như những tập bit con mà ý nghĩa của nó sẽ được giải
thích cụ thể đối với từng loại khung.
Một frame của SDLC được coi là bất hợp lệ nếu nó không được đóng khung bởi 2 Cờ
ở hai đầu hay có tổng kích thước các vùng nằm giữa 2 Cờ nhỏ hơn 32 bit.
1 (LSB) 2 3 4 5 6 7 8
I : Information 0 Ns P/F Nr
S : Supervisory 1 0 S P/F Nr
U : Unnumbered 1 1 M P/F M
Ns = Send sequence number Nr = Receive sequence number
S = Supervisory function bits M = Unnumbered function bits
P/F = Poll/Final bit
(H 6.5) Dạng trường điều khiển
- Khung loại I: (Thông tin, Information frame, I-frame) , đây là khung chứa bản tin
cần phát đi của người sử dụng.
Khi khung I được dùng thì bản văn phát đi được đánh số thứ tự.
Bit 5 trong khung thông tin có tên là bit P/F (Poll/Final).
* Nếu bản tin phát đi từ trạm sơ cấp đến trạm thứ cấp thì đây là bit P, nếu P=0 thì trạm
thứ cấp không cần thiết phải trả lời ngay, nếu P=1 thì đây là bit thăm dò và trạm thứ cấp phải
trả lời ngay.
* Nếu bản tin phát đi từ trạm thứ cấp đến trạm sơ cấp thì đây là bit F, nếu F=0 thì đây
chưa phải là bản tin cuối cùng và trạm sơ cấp không cần thiết phải trả lời ngay, nếu F=1 có
nghĩa đây là bản tin cuối cùng và trạm sơ cấp phải trả lời ngay.
* Ns chỉ số thứ tự bản tin đang được phát đi.
* Nr là số thứ tự nhận, nếu phát đi từ trạm sơ cấp thì liên hệ đến số Ns phát đi từ trạm
thứ cấp và nếu phát đi từ trạm thứ cấp thì liên hệ với Ns phát đi từ trạm sơ cấp. Nr chỉ số thứ
tự bản tin mà trạm đang chờ và đồng thời xác nhận đã nhận tốt các bản tin trước đó (tức đến
số Nr-1)
Thí dụ, trạm thứ cấp phát đi Ns=2 và Nr=3 có nghĩa là nó đang phát đi bản tin thứ 2 và
đã nhận tốt các bản tin thứ 2 trở về trước.
Do các số Ns chỉ có 3 bit nên số lượng tối đa mỗi lần phát chỉ được 7 bản tin, như vậy
buộc máy thu phải xác nhận trước khi số Ns vượt quá 7 (Ns=111).
Dưới đây là một thí dụ, Giả sử trạm sơ cấp đang phát và các số Nr và Ns đều bắt đầu
bằng số 0
__________________________________________________________________________
Nguyễn Trung Lập Truyền dữ liệu
_____________________________________________Chương 6 Truyền nối tiếp đồng bộ VI
- 9
Sơ cấp Thứ cấp
Ns P Nr Ns F Nr
0 000 0 000
0 100 0 000
0 010 1 000
0 110 0 010
0 001 0 010
0 101 0 010
0 011 0 010
0 111 0 010
0 000 1 010
0 011 0 101
0 111 0 101
0 000 0 101
0 100 1 101
0 010 0 101
0 110 0 101
0 001 0 101
0 101 0 101
0 011 1 101
0 000 0 110
0 100 1 110
0 010 0 011
0 110 0 011
0 001 1 011
10 00 1 010
10 00 1 101
(RR)
or
10 01 1 101
(REJ)
Trạm sơ cấp phát 3 khung thông tin.
Khung thứ 3 là khung thăm dò
Trạm thứ cấp báo nhận với Nr=3.
Nó gửi lại 2 khung thông tin.
Trạm sơ cấp báo nhận tốt 2 khung với Nr=2. Gửi tiếp 6 khung
Vì Nr=6, Trạm thứ cấp báo nhận Nr-1=5 khung và yêu cầu phát lại
khung 6. Vì trạm sơ cấp không biết chỉ khung 6 hay tất cả các
khung theo sau có sai FCS nên nó phát lại tất cả từ khung 6
Trạm sơ cấp báo nhận tốt khung 4 với Nr=5.
Tiếp tục phát lại khung 6. (Lưu ý là số đếm Ns đã vượt trị cho phép
nên trở về 0)
Trạm thứ cấp báo nhận tất cả các khung với Nr=2.
Vì trạm thứ cấp không còn gì để gửi, khung giám sát được dùng
Trạm sơ cấp gửi tiếp 5 khung
Trạm thứ cấp xác nhận khung 4 và yêu cầu phát lại từ khung 5
(Nr=5)
- Khung loại S: (Giám sát , Supervisory frame, S-frame), dùng để đếm số khung
gửi/nhận; một số lệnh và lời đáp báo tình trạng của máy thu (như sẵn sàng hay bận) kiểm soát
và báo lỗi.
Khung giám sát bắt đầu bởi 2 bit 10.
Bit 3 và 4 (vị trí S trong khung) xác định các lệnh của khung giám sát
b3b4= 00 : Ready to receive (RR)
b3b4= 10 : Not ready to receive (RNR)
b3b4= 01 : Reject (REJ)
Trạm thứ cấp sẽ xóa khung RNR bằng cách gửi một khung thông tin với bit F=1 và
đối với các khung RR và REJ thì F=0 hay 1.
Trạm sơ cấp sẽ xóa khung RNR bằng cách gửi một khung thông tin với bit P=1 và đối
với các khung RR và REJ thì P=0 hay 1.
- Khung loại U: (Không số, Unnumbered frame, U-frame), cung cấp những chức năng
điều khiển phụ như khởi động trạm thu, kiểm tra trạm, giải phóng liên kết khi cần thiết . . . .
Khung không số bắt đầu bởi 2 bit 11.
Khi dùng khung U để phát thì không cần đánh số thứ tự bản tin.
Bảng 6.2 cho các lệnh trong khung U:
Mã nh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status