Hoàn thiện kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho trong Kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC) - pdf 20

Link download miễn phí cho anh em Ket-noi:
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii
LỜI NÓI ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6
1.1. Khái quát chung về HTK 6
1.1.1. Đặc điểm HTK ảnh hưởng tới kiểm toán BCTC 6
1.1.2. Tổ chức công tác kế toán HTK 6
1.1.3. Kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ HTK 6
1.1.3.1. Các bước công việc của chu kỳ HTK 6
1.2. Kiểm toán chu kỳ HTK trong kiểm toán BCTC 6
1.2.1. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán 6
1.2.1.1. Mục tiêu kiểm toán 6
1.2.1.2. Căn cứ kiểm toán chu kỳ HTK 6
1.2.2. Quy trình kiểm toán HTK 6
1.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 6
1.2.2.2. Thực hiện kiểm toán 6
1.2.2.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ HTK 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU KỲ HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN 6
2.1. Tổng quan về Công ty kiểm toán AASC 6
2.1.1. Khái quát 6
2.1.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển 6
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 6
2.1.4. Các dịch vụ do Công ty cung cấp 6
2.1.5. Quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty 6
2.2. Thực trạng kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện 6
2.2.1. Giai đọan lập kế hoạch kiểm toán 6
2.2.1.1. Công việc chuẩn bị trước khi lập kế hoạch kiểm toán 6
2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 6
2.2.1.3. Lập chương trình kiểm toán 6
2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 6
2.2.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 6
2.2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích 6
2.2.2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 6
2.2.3. Giai đoạn kết thúc 6
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN 6
3.1. Đánh giá về thực trạng kiểm toán chu kỳ HTK trong kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện 6
3.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 6
3.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 6
3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 6
3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu kỳ HTK 6
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán chu kỳ HTK 6
3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu kỳ HTK do Công ty AASC thực hiện ……………………………………………………………………………...6
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp 6
KẾT LUẬN 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi ra đời và phát triển, Kiểm toán Việt Nam đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình đối với xã hội, đặc biệt trong việc tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả. Hội nhập là xu hướng tất yếu, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho nền kinh tế nói chung, Kiểm toán nói riêng. Vì vậy, hoạt động Kiểm toán phải luôn được quan tâm đúng mực, phải được chú trọng hoàn thiện, nâng cao chất lượng để có thể tận dụng tốt cơ hôi, khắc phục khó khăn, khẳng định được chỗ đứng của Kiểm toán Việt trên trường Quốc tế.
Kiểm toán BCTC là một trong những lĩnh vực Kiểm toán chủ yếu, có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên liên quan. Trong quá trình học tập cũng như qua thời gian thực tế tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán, được tiếp xúc với các đơn vị khách hàng, trực tiếp thực hiện công việc kiểm toán, em nhận thấy Kiểm toán BCTC đang còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi tiến hành kiểm toán chu kỳ HTK. HTK chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản của DN, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến HTK tương đối nhiều và rất phức tạp. Bên cạnh đó, DN luôn có xu hướng khai tăng giá trị tài sản của mình và vì những mục đích khác, khả năng sai phạm đối với hạch toán HTK là khá lớn. Các sai phạm liên quan đến HTK sẽ làm ảnh hưởng đến rất nhiều chỉ tiêu quan trọng trên BCTC như giá vốn hàng bán, doanh thu, chi phí thuế, lợi nhuận… Nhận thức được điều này, bằng những kiến thức đã học cùng với quá trình thực tập và với sự hướng dẫn của cô giáo – Th.S Vũ Thùy Linh, em đã quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho trong Kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC).”
Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình kiểm toán chu kỳ HTK trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng kiểm toán Hàng tồn kho, từ đó có thể đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế còn tồn tại, hoàn thiện kiểm toán chu kỳ này, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán nói chung, chất lượng Kiểm toán BCTC tại công ty AASC nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn của mình, em chỉ đi sâu nghiên cứu kiểm toán chu kỳ HTK của doanh nghiệp sản xuất mà chưa đi sâu nghiên cứu kiểm toán HTK đối với các loại hình doanh nghiệp khác.
Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật kết hợp các phương pháp toán học, logic… cùng với các kỹ thuật kế toán, kiểm toán và những kiến thức đã học.
Nội dung của luận văn
Luận văn gồm ba phần chính như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho do công ty TNHH Dịch vụ
Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện.
Do trình độ, thời gian và kinh nghiệm, cách diễn đạt còn hạn chế nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo cùng những người quan tâm để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Thị Dung
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Khái quát chung về HTK
1.1.1. Đặc điểm HTK ảnh hưởng tới kiểm toán BCTC
Khái niệm: Theo chuẩn mực kiểm toán số 02 “Hàng tồn kho là những tài sản của doanh nghiệp được giữ lại để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu, công cụ công cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay cung cấp dịch vụ.”
HTK bao gồm:
 Hàng hóa mua về để bán: hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến
 Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
 Sản phẩm dở dang: sản phẩm chưa hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm
 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, công cụ tồn kho gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường
 Chi phí dịch vụ dở dang.
Chu trình vận động của HTK bắt đầu từ nguyên vật liệu, công cụ, công cụ sang sản phẩm dở dang rồi đến thành phẩm, hàng hóa.
Đặc điểm của HTK chi phối đến kiểm toán
 HTK thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của một DN và rất dễ xảy ra các sai phạm lớn;
 Việc tính toán, đánh giá HTK rất phức tạp và mang tính chủ quan cao;
 Xác định trị giá HTK có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán nên liên quan trọng yếu đến lợi nhuận của DN;
 Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị HTK luôn là công việc khó khăn và phức tạp hơn hầu hết các tài sản khác.
 HTK được bảo quản và cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, do nhiều người quản lý nên việc kiểm soát, quản lý và sử dụng gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
HTK hiện diện và có liên quan đến nhiều chỉ tiêu trên BCTC:
 Trên BCĐKT: chỉ tiêu HTK, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, lợi nhuận chưa phân phối và các chỉ tiêu khác liên quan đến thu tiền, thanh toán như phải trả cho người bán, phải thu khách hàng…
 Trên BCKHĐQKD: chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và các chỉ tiêu khác như lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận kế toán trước thuế, chi phí thuế TNDN, lợi nhuận kế toán sau thuế.
 Trên TMBCTC: các chính sách kế toán áp dụng cho HTK của DN, các chỉ tiêu trình bày chi tiết liên quan đến từng loại HTK, các thông tin liên quan đến việc trích lập, hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK, các loại thuế: thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TNDN.
 Trên BCLCTT: chỉ tiêu tăng, giảm HTK (lập theo phương pháp gián tiếp).
Từ những đặc điểm trên có thể thấy HTK là chu trình kiểm toán rất khó khăn, phức tạp, chiếm nhiều thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán. Đây là chu kỳ được quan tâm đặc biệt trong quá trình kiểm toán.
1.1.2. Tổ chức công tác kế toán HTK
Tổ chức chứng từ kế toán
 PNK
 PXK
 PXK vận chuyển nội bộ
 Phiếu xuất vật tư hạn mức  Biên bản kiểm nghiệm
 Thẻ kho
 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
 Biên bản kiểm kê HTK
Tổ chức sổ kế toán
 Sổ hạch toán nghiệp vụ: sổ (thẻ) kho, nhật ký bảo vệ kho, nhật ký vận chuyển hàng hóa…
 Sổ hạch toán kế toán: các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan chủ yếu đến nghiệp vụ HTK như TK 151, TK 152, TK 153…
Nguyên tắc đánh giá HTK
HTK được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc HTK bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

[hr:29fvhky5][/hr:29fvhky5]Dành riêng cho anh em Ket-noi

Nd7RMoytk82q3Vu
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status