Nghiên cứu tính kháng kháng sinh trong viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh phổ biến trên toàn
thế giới với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh nhiễm
khuẩn cấp ở trẻ em. Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong
những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) (2004) [69], tỷ lệ tử
vong do viêm phổi chiếm gần 1/5 số trẻ tử vong trên toàn thế giới. Trung bình
mỗi năm có khoảng 4 triệu trẻ em chết vì viêm phổi. Ở Châu Âu tỷ lệ viêm
phổi chiếm từ 30 – 40 trường hợp/1.000 trẻ/ năm [43].
Ở Việt Nam, theo thống kê của Chương trình NKHHCT trung bình mỗi
năm một trẻ có thể mắc NKHHCT từ 3-5 lần, trong đó có 1-2 lần viêm phổi
[11]. Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Nhi Trung Ương trong giai
đoạn từ 1995 đến 2004 cho thấy, bệnh lý hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (28,3%) và
có xu hướng tăng dần [25]. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi tại Việt Nam đứng hàng
đầu trong các bệnh hô hấp (75%) [28], chiếm 21% so với tổng số tử vong chung
ở trẻ em [26]. Như vậy, việc điều trị viêm phổi đặc biệt là viêm phổi nặng vẫn là
một thách thức đối với các nhà lâm sàng.
Căn nguyên gây viêm phổi ở trẻ em rất đa dạng, bao gồm: virus, vi
khuẩn, nấm, ký sinh trùng, tác nhân hóa học Các nghiên cứu gần đây cho
thấy, ở các nước phát triển căn nguyên gây viêm phổi chủ yếu là do virus
chiếm 60% đến 80%. Ngược lại tại các nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn là
nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em chiếm 75% [51].
Hiện nay, tình hình sử dụng kháng sinh rộng rãi và không đúng đã dẫn
đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày một tăng cao làm nhanh chóng
xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng thuốc, mức độ và tốc độ kháng thuốc đang ở
mức báo động, hầu hết các bệnh viện đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng
6
các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Gánh nặng do kháng thuốc
ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, cộng đồng, sự phát
triển chung của toàn xã hội [7].
Vấn đề kháng thuốc không phải là mới, nhưng đã trở nên nguy hiểm, cấp
bách, đòi hỏi phải có nổ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi cảnh
quay trở lại thời kỳ chưa có kháng sinh. Chính vì vậy năm 2011, TCYTTG
kêu gọi các quốc gia khẩn cấp có kế hoạch đối phó tình trạng kháng thuốc.
TCYTTG lấy khẩu hiệu của ngày sức khỏe Thế giới năm 2011 là: “Không
hành động ngày hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” [72].
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa là bệnh viện hạng I được thành lập năm 2007, từ
khi thành lập đến nay số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một gia tăng, đặc
biệt là tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi nhập viện rất cao, để phát hiện được sớm các
triệu chứng, cũng như hiểu rõ được căn nguyên gây viêm phổi, từ đó lựa chọn
kháng sinh đúng, điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ
kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi. Xuất phát từ thực tiễn tại Bệnh
viện Nhi Thanh Hóa chưa có đề tài nghiên cứu nào về tính kháng kháng sinh
của vi khuẩn gây viêm phổi. Chính vì vậy chúng tui tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu tính kháng kháng sinh trong viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em
tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa” với hai mục tiêu chính sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do
vi khuẩn ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại BV Nhi Thanh Hóa.
2. Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh và khảo sát một số yếu tố liên quan
đến tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi.
Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp các bạn sĩ lâm sàng hiểu rõ hơn về
mô hình vi khuẩn gây viêm phổi và lựa chọn kháng sinh phù hợp giúp việc
điều trị hiệu quả, giảm chi phí cho gia đình và xã hội.
7
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ BỘ MÁY HÔ HẤP
Bộ máy hô hấp được hình thành từ tuần thứ 3-4 trong thời kỳ bào thai.
Sau khi trẻ ra đời bộ máy hô hấp vẫn chưa hoàn thành mà còn tiếp tục phát
triển và hoàn thiện [23].
Ở trẻ nhỏ mũi và khoang hầu tương đối nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp,
niêm mạc mũi mỏng, mịn, giầu mạch máu dễ xung huyết do đó dễ bị tắc.
Thanh, khí, phế quản có đường kính tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát
triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng, tắc nghẽn khi viêm, khi gắng sức [28]. Trẻ
càng nhỏ, lòng phế quản càng hẹp, càng dễ co thắt và biến dạng [46].
Phế nang xuất hiện vào khoảng tuần 30 của thời kỳ bào thai, có mặt ở
toàn bộ phổi vào tuần thứ 36. Số lượng phế nang ở trẻ sơ sinh vào khoảng

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status