Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn sự thích ứng ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần - pdf 21

Link tải miễn phí luận văn
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG
1.1.1. Khái niệm rối loạn sự thích sự thích ứng [4], [8]
Rối loạn sự thích ứng là các trạng thái đau khổ chủ quan và rối loạn cảm xúc, thường gây trở ngại cho hoạt động xã hội và hiệu xuất công việc, xuất hiện trong thời kỳ thích ứng với sự thay đổi đáng kể trong đời sống, hậu quả của một sự kiện đời sống gây stress, những hoàn cảnh khó chịu liên tục.
Theo ICD 10, các yếu tố gây stress trong rối loạn sự thích ứng là những stress thường gặp trong cuộc sống, có thể đồng cảm được, không phải loại bất thường và có tính thảm họa. Các yếu tố gây stress có thể là một sang chấn như mất việc làm, ly hôn hay nhiều sang chấn xảy ra đồng thời hay nối tiếp nhau như cái chết của người thân xảy ra đồng thời với bệnh cơ thể và mất việc làm. Các yếu tố stress có thể tác động lên cá nhân hay xảy ra trên cùng một nhóm người như các thảm họa thiên nhiên hay khủng bố tôn giáo, sắc tộc.
Trong rối loạn sự thích ứng, vai trò của nhân cách được nhấn mạnh hơn các rối loạn khác trong mã chẩn đoán rối loạn liên quan đến stress. Nét nhân cách của người bệnh được miêu tả là tính dễ bị tổn thương. Khi gặp các yếu tố gây stress, ở các cá nhân có cơ chế ứng phó không hoàn thiện sẽ phản ứng bằng các rối loạn cảm xúc hành vi. Ở những cá nhân có cơ chế ứng phó với stress hoàn thiện sẽ ít bị bệnh hơn và sẽ hồi phục nhanh sau sang chấn.
Các triệu chứng của rối loạn sự thích ứng bao gồm trầm cảm, lo âu, cảm giác không có khả năng ứng phó, không có kế hoạch cho tương lai phía trước, không thể tiếp tục tình hình hiện tại, những hành vi bạo lực, chống đối xã hội. Các rối loạn này gây giảm đáng kể các hoạt động xã hội, nghề nghiệp và quan hệ xã hội của người bệnh và kéo dài không quá 6 tháng (trừ rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm kéo dài).
Như vậy, rối loạn sự thích ứng là hệ quả của các yếu tố gây stress tác động lên nhân cách dễ bị thương tổn gây ra các rối loạn về cảm xúc và hành vi gây giảm khả năng làm việc, nghề nghiệp, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
1.1.2. Dịch tễ học
Dân số chung: Theo Kaplan – Sadock, tỷ lệ rối loạn sự thích ứng là 2-8% dân số chung [1]. Rối loạn sự thích ứng là một chẩn đoán rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên các bệnh nhân ở các cơ sở khám chữa bệnh. Tỷ lệ khoảng 23% các bệnh nhân ở các cơ sở khám bệnh được báo cáo là rối loạn sự thích ứng. Tỷ lệ rối loạn sự thích ứng cao trong nhóm bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính hay bệnh lý nan y. Theo một nghiên cứu tổng hợp của Mitchell và cộng sự, tỷ lệ chẩn đoán rối loạn sự thích ứng khoảng 15.4% ở khoa Chống đau – giảm nhẹ, khoảng 19.4% ở khoa Ung thư và khoa Huyết học[3]. Thêm vào đó, khoảng 10-30% số bệnh nhân điều trị ngoại trú các rối loạn tâm thần được chẩn đoán rối loạn sự thích ứng [1].
Giới: Rối loạn sự thích ứng gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới. Tỷ lệ nữ/ nam xấp xỉ 2/1 [1]. Nhưng ở trẻ em và thanh thiếu niên không có sự khác biệt về chẩn đoán rối loạn sự thích ứng giữa trẻ gái và trẻ trai. Theo Jones và cộng sự, rối loạn sự thích ứng có sự phân bố ở hai giới ngang bằng hơn so với trầm cảm điển hình và rối loạn khí sắc [9].
Tuổi: Rối loạn sự thích ứng có thể bắt đầu ở bất kỳ lứa tuổi nào. Phổ biến nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên [2]. Faulstich và cộng sự [10] cho biết khoảng 12,5% số thanh thiếu niên điều trị nội trú được chẩn đoán là rối loạn sự thích ứng. Các stress thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên là các vấn đề ở trường học, sự chối bỏ của cha mẹ, cha mẹ ly hôn và lạm dụng chất [1].


19k153u0n79mYDU
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status