Vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. THỰC CHẤT CỦA CỔ PHẦN HÓA CÁC DNNN 2
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở VIỆT NAM 5
1. Cơ sở lí luận 5
1.1. Xã hội hóa sở hữu thông qua trao đổi 5
1.2. Xã hội hóa sở hữu thông qua tín dụng 5
2. Cơ sỏ thực tiễn 6
2.1. Tình trạng họat động thiếu hiệu quả của các DNNN 6
2.2. Thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài 7
2.3. Sự thay đổi quan điểm về vai trò điều tiết nhà nước trong nền kinh tế thị trường 8
III. THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA 8
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI CỦA QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA 10
1. Kết quả đạt dược 10
2. Những khó khăn tồn tại 14
V. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 17
1. Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp mà nhà nước không cần giữ 100% vốn và lập công ty cổ phần ở những lĩnh vực cần thiết 17
2. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN 18
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a, chịu sự thống trị của tư bản, lúc đầu là tư bản thương nghiệp , về sau là tư bản công nghiệp và ngày nay là tư bản tài chính
1.2. Xã hội hóa sở hữu thông qua tín dụng
Thông qua sự phát triển của chế độ tín dụng quá trình xã hội hóa sở hữu được vận động theo xu hướng:
- Nó làm cho các hình thái chiếm hữu tư nhân phụ thuộc trong những mối liên hệ mắt xích, chằng chịt lẫn nhau và dần dần hòa nhập vào nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội. sự hòa nhập này đạt đến trạng thái điến hình ở thị trường chứng khoán và công ty cổ phần
- Nó làm cho các hình thái chiếm hữu được tập trung lại trên quy mô xã hội. việc mở rộng quy mô kinh doanh không còn phụ thuộc vào sự tích tụ của từng người sở hữu riêng lẻ nữa mà bằng tín dụng có thể tập trung tư bản xã hội và mở rộng quy mô kinh doanh lên nhiều lần
2. Cơ sỏ thực tiễn
Vai trò tích cực của nhà nước khắc phục được hai yếu điểm của kinh tế thị trường tự do là cạnh tranh vô chính phủ và bất bình đẳng về xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa đã đi đén ảo tướng về khả năng sức mạnh của nhà nước trong phát triển kinh tế, do đó lạm dụng quá mức sự can thiệp của khu vực kinh tế nhà nước . khi sự can thiệp đã vượt quá giới hạn hợp lí của sự phát triển nền kinh tế thị trường, thì đến lượt nó lại kìm hãm sự tăng trưởng và làm cho nền kinh tế thị trường của nhiều nước rơi vào sự trì trệ kéo dài.
2.1. Tình trạng họat động thiếu hiệu quả của các DNNN
- Hệ thống kế hoạch hóa và tài chính cứng nhắc không có tính chất kích ứng với cơ chế thị trường vì được quản lí theo hệ thống hành chính từ trên xuống với nhiều cấp trung gian. Nguồn tài chính được sử dụng hoàn toàn theo kế hoạch được duyệt từ đầu năm, không có sự chuyển đổi linh hoạt nhằm sử dụng hợp lí nguồn vốn và cũng không được chuyển sang cho năm sau. Điều này làm cho các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp không có động cơ tiết kiệm vì vậy không hợp lí hóa được sản xuất và giá thành luôn phải cộng với nhiều chi phí so với các doanh nghiệp tư nhân.
- Tính tự chủ trong quản lí và các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước bị hạn chế vì nhiều cơ chế liên quan đến quyền sở hữu nhà nước, do đó gây ra những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp.
- Tình trạng độc quyền của dnnn trên thị trường được pháp luât của nhà nước củng cố và đánh mất những động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này, đưa đến tình trạng xã hội buộc phải chấp nhận tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra với chất lượng ít được cải tiến nhưng giá cả ngày càng tăng không hợp lí và nếu không tăng giá thì nhà nước phải chịu những gánh nặng trợ cấp ngày càng lớn
- Các dnnn được thành lập từ các nguồn vốn của nhà nước , không được phép phá sản và được che chắn bằng các khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước hay được sử dụng các nguồn vốn nội bộ với lãi xuất thấp hay được ưu tiên tiếp cận với các nguồn tài chính nước ngoài. Vì vậy các doanh nghiệp nhà nước không có các yếu tố kích thích phải nâng cao hiệu quả để tồn tại trong cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân.
- Động cơ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chỉ nhằm cố gắng tránh né sự thẩm xét của các cơ quan cấp trên trước những sản phẩm và dịch vụ đối với người tiêu dùng
2.2. Thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài
Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy các nước phải tiến hành cổ phần hóa vì các khoản trợ cấp ngày càng lớn cho khu vực kinh tế quôc doanh để đảm bảo nhà nước kiểm soát giá cả sản phẩm hay trang trải các chi phí về giá vốn được duy trì thấp để ổn định sản xuất ở một số ngành. Ngoài các khoản trợ cấp trực tiếp còn có những khoản gián tiếp bị che giấu như ưu tiên vốn và ngoại thương để nhập khẩu cho các dnnn với giá cả không phản ánh được mức khan hiếm của chúng.
Kết quả tài chính cùng kiệt nàn của các dnnn làm tăng sự phụ thuộc của chúng vào ngân sách nhà nước ở nhiều nước nhất là những nước đang phát triển. khi mà trên thực tế các nguồn tài chính có thể được chính phủ huy động và vay nợ để trang trải thâm hụt ngân sách ngày càng suy giảm và làm bộc lộ nghiêm trọng sự yếu kém của các dnnn và điều này đã làm cho việc đánh giá lại vai trò của khu vực kinh tế này ngày càng trở nên cấp bách.
2.3. Sự thay đổi quan điểm về vai trò điều tiết nhà nước trong nền kinh tế thị trường
đây là nguyên nhân về nhận thức. dựa trên thực tiễn đã thay đổi về tình hình phát triển kinh tế theo hướng trì trệ và hiệu quả thấp ở hầu hết các nước. vấn đề đa dạng hóa sở hửu được đặt ra và thực hiện do sự thay đổi nhận thức từ chỗ nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế nhà nước đến chỗ tôn trọng nhiều hơn vào khu vực kinh tế tư nhân và vai trò điều tiết của cơ chế thị trường . đây cũng là một bước phát triển mới về nhận thức đối với nền kinh tế thị trường hỗn hợp, trong đó vai trò của nhà nước được coi như là một biến số của sự phát triển kinh tế, nó chỉ có tác dụng thúc đẩy khi sự can thiệp và điều tiết ở mức độ hợp lí dựa trên sự tôn trọng các quy luật thị trường.
III. THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA
- Đối tượng cổ phần hóa. Nói đến đối tượng cổ phần hóa là nói đến việc lựa chọn doanh nghiệp nhà nước nào để thực hiện cổ phần hóa. So với quy định ban đầu, chúng ta đã bổ sung đối tượng cổ phần hóa là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tổng công ty nhà nước. Tuy vậy cho đến nay, 77% số doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng. Riêng đối với loại doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước không giữ tỷ lệ nào trong vốn điều lệ thì đều là doanh nghiệp nhỏ có vốn nhà nước dưới 1 tỉ đồng và kinh doanh kém hiệu quả. Loại doanh nghiệp nhỏ này chiếm gần 30% số doanh nghiệp mà Nhà nước thực hiện cổ phần hóa. .
Trong số các doanh nghiệp được cổ phần hoá, doanh nghiệp thuộc các ngành  công nghiệp, giao thông, xây dựng chiếm 66,0% ; ngành thương mại, dịch vụ chiếm 27,6%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6,4%. Phân theo chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiếm 61,7%; thuộc các Bộ, ngành chiếm 29%; thuộc các tổng công ty 91 chiếm 9,3%. Phân theo quy mô vốn, doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5tỷ đồng chiếm 54,0%; từ 5-10tỷ đồng chiếm 23,0%; trên 10tỷ đồng chiếm 23,0%.
 Đơn vị có nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa là các Bộ; Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giáo thong vận tải; thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội; các tỉnh: Khánh Hòa, Nam Định; Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa; các tổng công ty: Bưu chính viễn thông, Hóa chất. Tuy nhiên, có nhiều đơn vị triển khai cổ phần hóa chậm như các Tổng công ty: Công nghiệp tàu thủy, Xi măng, Dầu khí; các tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang, Lai Châu.
Sự lựa chọn các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa như vậy đã làm chậm tiến độ thực hiện chủ trương cổ phần hóa; các doanh ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status