Chương trình đào tạo nghề khoan thăm dò địa chất - Trình độ trung cấp nghề - pdf 21

Download miễn phí Chương trình đào tạo nghề khoan thăm dò địa chất - Trình độ trung cấp nghề



CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
KHOAN BẰNG MŨI KHOAN KIM CƯƠNG 1
Mã số mô đun: MĐ 25
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết 10 giờ, Thực hành 50 giờ)
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí của môđun:
+ Mô đun được thực hiện sau khi đã học xong các môn học chung, các môn học Kỹ thuật cơ sở và Cơ sở chuyên môn nghề và các môđun: Xa nhíc và hệ thống kéo thả, Cần khoan; Bộ ống mẫu; Máy khoan 1; Máy bơm và tháo lắp cần.
+ Môđun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ III của khoá học và có thể bố trí dạy song song với môđun sau: Lắp đặt thiết bị khoan 1; Kéo thả bộ công cụ khoan, Dung dịch khoan và phương pháp rửa lỗ khoan 1; Khoan mở lỗ và kết thúc lỗ khoan, Khoan bằng mũi khoan hợp kim 1, và một số môn học tự chọn.
- Tính chất của Môđun: Môđun chuyên môn nghề bắt buộc.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chú ý khi tháo, lắp cần khoan bằng máy tháo lắp cần
4. Một số hư hỏng thông thường ở máy tháo lắp cần, nguyên nhân và cách khắc phục
5. Chăm sóc, bảo dưỡng máy tháo lắp cần.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
Vật liệu: Gỗ kê đặt máy, mỡ đặc, giẻ lau.
công cụ và trang thiết bị:
- Bộ dụng cụ, đồ nghề dùng trong công tác khoan;
- Các phụ tùng kèm theo máy bơm: ống hút, giỏ hút, ổng đẩy;
- Các loại máy bơm: HГP - 250/50, HБ3 - 120/40;
- Máy tháo lắp cần khoan PT - 1200.
Nguồn lực khác:
- Phòng học chuyên môn khoan;
- Xưởng thực hành nghề khoan.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bơm piston, máy tháo lắp cần khoan;
- Đặc điểm cấu tạo các máy bơm, máy tháo lắp cần thông dụng;
- Phương pháp sử dụng, chăm sóc, bảo dưỡng máy bơm, máy tháo lắp cần;
- Nguyên nhân và cách khắc phục những hư hỏng thường gặp ở máy bơm, máy tháo lắp cần khoan;
- Chuẩn bị và vận hành máy bơm, máy tháo lắp cần khoan;
- Phát hiện và khắc phục một số hư hỏng ở máy bơm, máy tháo lắp cần;
- Chăm sóc, bảo dưỡng máy bơm, máy tháo lắp cần khoan.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môđun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun đào tạo:
- Phần lý thuyết của môđun được giảng dạy tại phòng học chuyên môn, phần thực hành được rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành;
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần căn cứ vào chương trình khung và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học;
- Sau mỗi bài học, giáo viên cần đánh giá kết quả về kiến thức và kỹ năng của bài học đó.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Cấu tạo, phương pháp sử dụng và bảo quản máy bơm và máy tháo lắp cần;
- Kỹ năng vận hành máy bơm và máy tháo lắp cần;
- Kỹ năng khắc phục các hư hỏng thường gặp ở cụm thuỷ lực của máy bơm.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Tổng cục Địa chất: “Quy phạm kỹ thuật an toàn lao động trong công tác khoan thăm dò địa chất”, Tổng cục Địa chất, Hà Nội, 1972;
- Tổng cục Địa chất: “Quy phạm kỹ thuật khoan xoay thăm dò”, Tổng cục Địa chất, Hà Nội, 1978;
- Trường Công nhân kỹ thuật Địa chất: “Kỹ thuật khoan Địa chất”, tập 1, Nhà xuất bản Công nhân kỹ thuật, Hà Nội, 1980;
- Trương Biên, Vũ Đình Hiền, Cấn Văn Ngư, Trần Văn Bản: “Công nghệ khoan thăm dò lấy mẫu”, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 1998;
- N.V. Met-vet-đep và một số tác giả: “Cẩm nang vật tư cơ khí khoan thăm dò địa chất”, bản dịch từ tiếng Nga của Tôn Thất Tấn, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nguyễn Hữu Biểu, Nguyễn Hữu Bào, Tổng cục Địa chất, 1978;
- Pus-kin và nhiều tác giả: “Sổ tay tổ trưởng khoan”, bản dịch từ tiếng Nga, NXB Lao động, Hà Nội, 1971.
- Tranh vẽ, mô hình học cụ, máy bơm.
Phụ lục 20:
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC
Tên mô đun: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ KHOAN 1
Mã số mô đun: MĐ 20
(Ban hành kèm theo Quyết định số / /QĐ-DN
Ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên)
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO LẮP ĐẶT THIẾT BỊ KHOAN 1
Mã số mô đun: MĐ 20
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết 10 giờ, Thực hành 50 giờ)
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí của môđun:
+ Mô đun được thực hiện sau khi đã học xong các môn học chung, các môn học Kỹ thuật cơ sở và Cơ sở chuyên môn nghề và các môđun: Xa nhíc và hệ thống kéo thả, Cần khoan; Bộ ống mẫu; Máy khoan 1; Máy bơm và tháo lắp cần.
+ Môđun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ III của khoá học và có thể bố trí dạy song song với môđun sau: Kéo thả bộ công cụ khoan; Dung dịch khoan và phương pháp rửa lỗ khoan 1, Khoan mở lỗ và kết thúc lỗ khoan; Khoan bằng mũi khoan hợp kim 1, Khoan bằng mũi khoan kim cương 1, …và một số môn học tự chọn.
- Tính chất của Môđun: Môđun chuyên môn nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Sau khi học xong môđun này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm về nền khoan, bãi khoan;
- Nêu được công dụng, phân loại, mô tả kết cấu của một số loại tháp khoan thông dụng trong khoan thăm dò địa chất;
- Nêu được công dụng và phân loại móng thiết bị khoan, mô tả được móng gỗ;
- Giải thích được sơ đồ lắp ráp các bộ thiết bị khoan, hệ thống tuần hoàn dung dịch;
- Lắp đặt các bộ thiết bị khoan có tháp 3 chân và xây lắp hệ thống tuần hoàn dung dịch theo đúng yêu cầu đặt ra.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Bài 1: Bãi khoan, nền khoan
02
02
2
Bài 2: Tháp khoan
16
02
14
3
Bài 3: Xây lắp bộ máy khoan cố định
16
02
11
03
4
Bài 4: Xây lắp bộ máy khoan tự hành
09
02
07
5
Bài 5: Xây lắp máy bơm và máy trộn dung dịch
09
01
08
6
Bài 6: Xây lắp hệ thống tuần hoàn dung dịch
08
01
05
02
Cộng
60
10
45
5
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và được tính vào giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Bãi khoan, nền khoan Thời gian: 02 giờ
Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm về nền khoan, bãi khoan;
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật đối với nền, bãi khoan;
- Nêu được những qui định an toàn trong thi công nền, bãi khoan;
- Giải thích được các sơ đồ bố trí thiết bị khoan xoay thăm dò địa chất.
1. Bãi khoan
- Khái niệm
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bãi khoan
- Sơ đồ cơ bản một bãi khoan
2. Nền khoan
- Khái niệm
- Yêu cầu kỹ thuật đối với nền khoan
- Sơ đồ bố trí thiết bị khoan xoay thăm dò điển hình
3. Qui định an toàn trong thi công nền, bãi khoan
Bài 2: Tháp khoan Thời gian: 16 giờ
Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày công dụng, phân loại tháp khoan. Mô tả được cấu tạo tháp 3 chân đầu nhọn, tháp 4 chân và tháp dạng cột;
- Nêu công dụng, phân loại móng tháp, mô tả cấu tạo móng tháp bằng gỗ;
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi xây lắp tháp, các qui định an toàn trong lắp ráp và dựng, hạ tháp;
- Trình bày được trình tự công việc và thực hiện làm móng tháp bằng gỗ, lắp ráp dựng, hạ tháp 3 chân.
1. Nhiệm vụ và phân loại tháp khoan;
2. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng;
3. Cấu tạo một số tháp khoan thông dụng;
4. Yêu cầu kỹ thuật trong xây lắp tháp khoan;
5. Móng tháp
- Công dụng
- Phân loại
- Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
- Cấu tạo móng tháp bằng gỗ
6. Lắp ráp, dựng, hạ tháp ba chân
- Sơ đồ lắp ráp
- Trình tự công việc lắp ráp
- Dựng tháp
- Căn chỉnh và cố định tháp
7. Các phương pháp dựng hạ tháp bốn chân;
8. Kiểm tra và nghiệm thu;
9. Các qui định an toàn trong lắp ráp và dựng hạ tháp khoan.
Bài 3: Xây lắp bộ máy khoan cố định Thời gian: 16 giờ
Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status