Tài liệu Kỹ thuật Polymer - Nhựa - pdf 21

Download miễn phí Tài liệu Kỹ thuật Polymer - Nhựa
1. SƠ LƯỢC VỀ POLYMER
1.1 Khaùi nieäm Polyme
1.1.1 Định nghĩa
Polyme là những hợp chất cao phân tử gồm những nhóm nguyên tử được nối với nhau bằng những liên kết hóa học tạo thành những mạch dài có khối lượng phân tử lớn. Trong mạch chính của Polyme, những nhóm nguyên tử này được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Cao phân tử l; à những chất có trọng lượng phân tử lớn: cellulose, chất dẻo tổng hợp, sợi, keo dán, gốm sứ…
1.1.2 Phân loại
Polyme rất đa dạng và phong phú. Tùy theo từng tính chất và khả năng ứng dụng ta có thể chia ra như sau:
1.1.2.1 Phân loại dựa vào thành phần hóa học mạch chính
Polyme mạch cacbon (Polyme đồng mạch) la các Polyme trong mạch chính chỉ có các nguyên tử cacbon như PE, PS, PP.
Polyme dị mạch là các Polyme mà trong mạch chính có chứa các nguyên tử khác khác cacbon như N, O…, polyester, polyamit…
1.1.2.2 Phân loại dựa vào cấu trúc
Polyme mạch thẳng: mạch phân tử dài, tính bất đẳng hướng rất cao.
Polyme mạch nhánh: có các mạch chính dài và có những mạch nhánh ở 2 bên mạch chính.
Polyme mạch không gian (Polyme mạng lưới): cấu tạo từ các mạch đại phân tử kết hỗp với nhau bằng liên kết hóa học ngang: nhựa rezolic, nhựa reformandehit…
Ba nhóm Polyme trên khác nhau về tính chất vật lý.
1.1.2.3 Phân loại dựa vào thành phần của monome (mắt xích cơ bản)
Polyme đồng đẳng: khi mạch phân tử chỉ chứa một mắt xích cơ sở:
…-A-A-A-A-A-…
Polyme đồng trùng hợp: trong thành phần mạch phân tử chứa trên hai loại mắt xích cơ sở:
…-A-A-B-A-B-A-B-B-B-A-…


1.1.2.4 Phân loại dựa vào cách sắp xếp các nhóm chức không gian
Polyme điều hòa lập thể: các nhóm thế chỉ ở 1 phía so với mạch chính (Isotactic), các nhóm thế lần lượt ở 2 bên so với mạch chính (Syndiotactic).
Polyme không điều hòa: các nhóm thế phân bố một cách ngẫu nhiên trên mạch chính (atactic).
1.1.2.5 Phân loại dựa trên tính chất cơ lý:
 Nhựa nhiệt dẻo
 Nhựa nhiệt rắn
 Vật liệu compozit - Ứng dụng của nhựa nhiệt rắn
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Trùng hợp gốc
Trùng hợp gốc nói chung là phản ứng tạo polyme từ monome chứa các liên kết etylen.
Trong trùng hợp chuỗi thì việc hình thành và độ bền của các gốc tự do là rất quan trọng nó phụ thuộc vào các nhóm chức lân cận.
Gốc tự do hình thành từ sự kết hợp của monome với gốc tự do ban đầu càng bền, do hiệu ứng cộng hưởng thì monome này càng dễ kết hợp với các gốc tự do:

xBUxUCIbju2lS74
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status