Nội dung đầu tư phát triển nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Nội dung đầu tư phát triển nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. LÝ LUẬN VỀ NỘI DUNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI
I. Khái niệm về
 đầu tư phát triển nguồn nhân lực
1. Tìm hiểu về đầu tư phát triển
 1.1. Đầu t¬ư
 1.2. Đầu tư¬ phát triển
2. Tìm hiểu về nguồn lực con người
 2.1. Nguồn lực con người
 2.2 Phát triển nguồn nhân lực
3. Đầu tư phát triển nguồn lực con người
II. Đặc điểm của đầu tư phát triển nguồn nhân lực
III. Vai trò của đầu tư phát triển nguồn nhân lực
 1.Đối với từng cá nhân trong xã hội
 2.Đối với xã hội.
IV. Nội dung đầu tư phát triển nguồn lực
1. Đầu tư giáo dục đào tạo nguồn nhân lực
1.1. Đầu tư cho chương trình giảng dạy
1.2. Đầu tư đội ngũ giáo viên và phương pháp dạy học
1.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục
2. Đầu tư y tế và chăm sóc sức khỏe
2.1. Đầu tư cơ sở vật chất (bệnh viện)
2.2. Đầu tư trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe
2.3. Đầu tư cho cán bộ y tế
3. Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động
4. Đầu tư cho tiền lương
V. Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn lực con người với các loại hình đầu tư khác
 1. So sánh giữa đầu tư phát triển nguồn nhân lực với các loại hình đầu tư khác
 2. Mối quan hệ với các loại hình đầu tư khác
VI. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực
1. Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe dân cư
 2. Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của người lao động
3. Chỉ tiêu thể hiện chất lượng lao động
4. Một số chỉ tiêu tổng hợp
 5. Chỉ tiêu khác
C. Thực trạng đầu tư phát triển nhân lực tại VN hiện nay
I. Đầu tư kế hoạch hóa dân số và đầu tư cho chăm sóc sức khỏe nhân dân
1. Đầu tư cho kế hoạch hóa dân số
2. Đầu tư cho y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
II. Đầu tư cho giáo dục đào tạo
1. Nguồn vốn và quy mô vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
2. Đầu tư cho hệ thống giáo dục.
2.1. Đầu tư giáo dục mầm non.
2.2. Đầu tư giáo dục phổ thông.
2.3. Đầu tư giáo dục bậc đại học, cao đẳng
 2.4. Đào tạo cho giáo dục sau đại học
 2.5. Đầu tư cho hệ thống dạy nghề
3. Đầu tư tạo việc làm.
3.1 Đầu tư tạo việc làm cho lao động
4. Đầu tư xã hội và xuất khẩu lao động
 4.1. Đầu tư toàn xã hội
 4.2. Xuất khẩu lao động
5. Đầu tư cải thiện môi trường lao động
 5.1. Tiền lương
 5.2. Bảo hiểm
 5.3. Công đoàn
 5.4. Điều kiện làm việc
6. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực
 2.6.1. Về sức khỏe
 2.6.2.Về trình độ văn hóa
 2.6.3. Về chuyên môn kỹ thuật
 2.6.4. Chỉ số tổng hợp
D. Giải pháp
 1.Phát triên nguồn nhân lực theo chiều rộng:
1.1. Thu hút và nâng cao nguồn nhân lực từ nông thôn, vùng núi
1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng ,xây dựng thêm nhà máy xí nghiệp :
1.3. Xây dựng môi trường, thực hiện an toàn lao động
2. Phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu
2.1. Tích cực thực hiện đầu tư cho giáo dục đào tạo
2.2. Chuyên môn hóa hệ thống làm việc
2.3. Thực hiện các chính sách thu hút, lôi kéo nhân tài
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

về mặt kinh tế mà còn nhấn mạnh đến chất lượng cuộc sống và sự công bằng tiến bộ xã hội.
4.2. Chỉ số cùng kiệt đói của con người đối với nước đang phát triển (HPI-1)
Trong khi HDI đo lường thành tựu trung bình thì HPI-1 lại đo sự thiếu hụt ở ba độ đo cơ bản trong phát triển con người mà HDI thể hiện:
Tuổi thọ đo bằng xác suất sống chưa đến 40 tuổi.
Trình độ học vấn đo bằng tỷ lệ mù chữ ở người lớn.
Mức sống đo bằng trung bình không trọng số của hai chỉ tiêu: tỷ lệ dân số không được tiếp cận bền vững tới nguồn nước được
cải thiện và tỷ lệ trẻ thiếu cân số với tuổi.
4.3. Chỉ số đói cùng kiệt đối với một số nước OECD lựa chọn (HPI-2)
HPI-2 cũng đo sự thiếu hụt ở các độ đo như HPI-1 và cũng thể hiện việc bị loại ra ngoài xã hội. Như vậy nó phản ánh sự thiếu hụt ở bốn độ đo:
Tuổi tho đo bằng xác suất sống chưa đến 60 tuổi.
Trình độ học vấn đo bằng tỷ lệ người lớn (16-65) thiếu kỹ năng đọc viết chức năng.
Mức sống hợp lý đo bằng tỷ lệ người dân dưới chuẩn cùng kiệt thu nhập (50% trung bình của phần thu nhập có thể chi tiêu cho hộ gia đình đã điều chỉnh)
Việc bị loại ra ngoài xã hội đo bằng tỷ lệ thất nghiệp lâu dài (12 tháng trở lên).
. Chỉ số phát triển liên quan tới giới (GDI)
Trong khi HDI đo thành tựu trung bình thì GDI điều chỉnh thành tựu trung bình để phản ánh bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới ở các độ đo sau:
Tuổi thọ đo bằng tuổi thọ trung bình.
Trình độc học vấn đo bằng tỷ lệ biết chữ ở người lớn và tổng tỷ lệ đi học kết hợp cả tiểu học, trung học và đại học.
Mức sống hợp lý đo bằng thu nhập kiếm được ước tính (PPP USD).
. Số đo sự trao quyền cho giới (GEM)
Tập trung vào các cơ hội của phụ nữ hơn là khả năng của họ.GEM thể hiện sự bất bình đẳng giới trong ba lĩnh vực cơ bản:
Sự tham gia chính trị và quyền quyết định số đo bằng tỷ lệ phần trăm số đại biểu quốc hội là nữ và nam.
Sự tham gia kinh tế và quyền quyết định đo bằng tỷ lệ phần trăm phụ nữ và nam giới nắm giữ các chức vụ như lập pháp, cán bộ cao cấp và quản lý, và tỷ lệ phần trăm phụ nữ và nam giới nắm giữ các chức vụ chuyên môn kỹ thuật.
Quyền đối với nguồn lực kinh tế đo bằng thu nhập kiếm được ước tính của phụ nữ và nam giới.(PPP USD).
Chỉ tiêu khác
Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hóa được như trên người ta còn xem xét chỉ tiêu năng lực phẩm chất của người lao động. Chỉ tiêu phản ánh mặt định tính mà khó có thể định lượng được. Nội dung của chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt:
Truyền thống dân tộc bảo vệ tổ quốc.
Truyền thống về văn hóa văn minh dân tộc.
Phong tục tập quán, lối sống.
Nhìn chung chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý chí, năng lực tinh thần của người lao động.
C. Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam giai đoạn 2001-2009
I. Đầu tư kế hoạch hóa dân số và đầu tư cho chăm sóc sức khỏe nhân dân
I.1. Đầu tư cho kế hoạch hóa dân số
Số lượng nguồn lực con người được phản ánh qua quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số của 18 năm trước đó. Với một tỷ lệ tăng dân số quá cao sẽ làm triệt tiêu mọi cố gắng và thành quả đạt được trong phát triển kinh tế, làm gay gắt thêm các vấn đề xã hội vốn đã gay gắt, mà còn là vật cản không cho phép cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
Năm 2003 nhà nước đã ban hành pháp lệnh dân số (hiện nay đang xây dựng luật dân số), trong đó quy định quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số. Cùng Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006 -2010 với mục tiêu mỗi gia đình chỉ sinh 2 con, đã thể hiện quyết tâm của nhà nước về giảm mức độ gia tăng dân số hàng năm. Từ năm 2003, do được đầu tư mạnh từ ngân sách (841 tỷ năm 2002) cho công tác tuyên truyền dân số nên tốc độ gia tăng dân số đã giảm dần và tới năm 2007 còn 1,21%. Tuy nhiên gần đây tỷ lệ số người sinh con thứ 3 có xu hướng tăng, điều này tiềm ẩn nguy cơ tỷ lệ tăng dân số cao trong những năm sắp tới.
 Bảng 2: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp dân số kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn 2000-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Chi cho dân số kế họach hoá gia đình
559
434
841
666
397
483
489
612
Nguồn: Tổng cục thống kê
I.2. Đầu tư cho y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Nói về sức khỏe thì sự cường tráng về thể chất, sự thoải mái về tinh thần vừa là nhu cầu của bản thân mỗi con người, vừa là vốn quý để tạo ra các tài sản trí tuệ, vật chất, và tinh thần cho toàn xã hội. Do vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất cho các thế hệ người Việt Nam luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta.
 Để thực hiện việc này, nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989), Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh, phục hổi chức năng (1991), cũng như nhiều văn kiện khác về chăm sóc sức khỏe  cho các tầng lớp nhân dân (như cho phụ nữ, trẻ em). Việc thực thi những chính sách chủ trương, biện pháp được nêu trong các văn kiện đó những năm qua đưa lại những kết quả thiết thực trong chăm sóc sức khỏe, nâng cao một bước chất lượng dân số nước ta.
Phần lớn nguồn vốn đầu tư cho y tế là từ nguồn ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của Chính phủ đã ưu tiên tăng chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho y tế, năm sau đã cao hơn năm trước cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi NSNN (năm 2007 tăng lên 23.280 tỷ đồng, đạt 6,3% và dự toán năm 2008 là 27.463 tỷ đồng). Bên cạnh nguồn vốn đầu tư cho y tế từ NSNN, Nhà nước cũng có chủ trương khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển hệ thống y tế. Cho đến nay, các bệnh viện công đã huy động được khoảng 3.000 tỷ đồng để triển khai các kỹ thuật cao. Ngoài ra còn có 22 bệnh viện đã được cấp phép đang tiến hành xây dựng
Chính phủ đã đảm bảo đủ kinh phí để khám, chữa bệnh miễn phí cho khoảng 10 triệu trẻ/năm tại các cơ sở y tế công lập với mức chi ngày càng tăng: năm 2005 là 75.000 đồng/trẻ, năm 2007 là 108.000 đồng/trẻ, năm 2008 là 130.000 đồng/trẻ. Hàng chục triệu trẻ em đã được khám chữa bệnh miễn phí, nhiều trường hợp bệnh nặng, hiểm cùng kiệt chi phí lên đến 40-50 triệu đồng. Theo đánh giá của Chính phủ, việc tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước và thực hiện các giải pháp, chính sách nêu trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.                 
Bảng 3: Phần trăm chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trong giai đoạn 2000-2007
Đơn vị:%
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Chi sự nghiệp y tế
3,17
3,24
3,14
2,96
2,81
2,90
3,74
4.11
Nguồn: Tổng cục Thống kê
II. Đầu tư cho giáo dục đào tạo
Nhà nước ta đã xác định đầu tư cho giáo dục đào tạo, trong đó có cả dạy nghề là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho phát triển, từ đó Nhà nước đã kêu gọi các cấp ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status