Thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam



MỤC LỤC
 
I. TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI 3
1.1. Nợ nước ngoài là gì? 3
1.2. Các hình thức vay nợ nước ngoài 3
1.3. Ảnh hưởng của việc vay nợ đối với sự phát triển kinh tế đất nước 3
1.4. Lý do vay nợ nước ngoài 5
II. THỰC TRẠNG VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 7
2.1. Đánh giá tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam 7
2.2 Về cơ cấu vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay 8
2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn vay nợ nước ngoài tại Việt Nam 10
2.4. Thực trạng hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam 22
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC BỊ KHỦNG HOẢNG NỢ 23
3.1. Argentina(2001) 24
3.2. Trung Quốc 25
3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 27
IV. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HOÀN TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI 28
4.1. Nhóm giải pháp liên quan đến việc quản lý nợ nước ngoài 28
4.2. Nhóm giải pháp liên quan đến việc sử dụng nợ nước ngoài tại Việt nam 30
4.3. Nhóm giải pháp liên quan đến việc hoàn trả nợ nước ngoài 32
4.4. Nhóm giải pháp khác 35
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

am. Đồng thời, cơ chế, chính sách tài chính nói chung và cơ chế, chính sách quản lý nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài nói riêng không ngừng được hoàn thiện, đóng góp tích cực vào kết quả huy động các nguồn vốn. Trong giai đoạn này, vốn cam kết ODA năm sau luôn cao hơn năm trước, ngay cả trong điều kiện nguồn vốn ODA của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển ngày càng giảm sút, và vốn ODA có xu hướng ưu tiên nhiều cho các nước châu Phi. Năm 2005, Việt Nam được WB và các nhà tài trợ đánh giá là một trong những nước sử dụng ODA hiệu quả nhất. Tổng vốn ODA cam kết cho Việt Nam giai đoạn 2002-2007 là 29 tỉ USD (trong đó riêng năm 2007 các nhà tài trợ cam kết 5,43 tỉ USD).
- Về quản lý nợ, Việt Nam luôn theo đuổi chính sách quản lý nợ thận trọng. Đã xây dựng được Chiến lược nợ nước ngoài giai đoạn 2001-2010 và Kế hoạch hành động cụ thể cho giai đoạn 2001-2005. Đồng thời, không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nợ nước ngoài (Nghị định 134/2005/NĐ-CP về quản lý vay, trả nợ nước ngoài; các quy chế kèm theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu nợ; quy chế thu thập, báo cáo thông tin nợ, quy chế bảo lãnh, quy chế cho vay lại). Việc quản lý nợ nước ngoài căn cứ theo kế hoạch, chiến lược, hạn mức vay thương mại của Chính phủ và quốc gia hàng năm; phù hợp các ngưỡng an toàn nợ được phê duyệt;
* Đánh giá công tác quản lý nợ:
Những thành tựu đạt được:
- Huy động được nguồn lực đáng kể từ bên ngoài với điều kiện vay khá ưu đãi. Vốn vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu là theo điều kiện ODA. Đầu tư bằng nguồn ODA chiếm bình quân 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và bằng 29% chi Ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, thể hiện như sau:
+ Nhờ vốn ODA, đã cải thiện cơ bản và phát triển một bước quan trọng cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
+ Góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, lâm nghiệp, thuỷ lợi, xóa đói giảm nghèo, cung cấp tín dụng nông thôn, góp phần đáng kể tạo ra thành tựu đầy ấn tượng về giảm cùng kiệt của Việt Nam.
+ Đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: hiện đại hoá cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo, đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo; thực hiện các chương trình dân số và phát triển, Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình nước sạch nông thôn, Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu...
- Luôn thực hiện chính sách quản lý thận trọng, đảm bảo các tỉ lệ nợ trong giới hạn an toàn và có xu hướng giảm dần so với GDP. Hạn chế tối đa vay nợ ngắn hạn của nền kinh tế; Chính phủ không vay hay bảo lãnh vay ngắn hạn.
- Đồng thời, công tác quản lý cũng ngày càng thể hiện tính chủ động, linh hoạt. Đã chủ động đàm phán, cơ cấu lại các khoản nợ cũ để giảm chi phí trả nợ và giảm tỉ lệ nợ/GDP của Việt Nam. Bắt đầu thực hiện đánh giá bền vững nợ và phân tích cơ cấu danh mục nợ để quản lý tốt rủi ro của danh mục nợ về trung – dài hạn. Trong bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới không thuận lợi trong năm 2007-2008, cùng với việc Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP, Bộ Tài chính đã chủ động trình Chính phủ hạn chế cấp bảo lãnh cho một số khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp, tạm dừng việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế v.v…
- Về thể chế, chính sách không ngừng được hoàn thiện và tiến dần tới các thông lệ tốt của quốc tế. Nghị định 134/2005/NĐ-CP và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn các nghiệp vụ quản lý nợ cụ thể đã đưa ra khung pháp lý tương đối toàn diện về quản lý công tác vay, trả nợ nước ngoài, nhấn mạnh nguyên tắc thống nhất đầu mối trong quản lý nợ nước ngoài. Luật quản lý nợ công đã được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến trong tháng 11/2008 và dự kiến được thông qua tháng 5/2009 sẽ là khung pháp lý cao nhất để việc quản lý nợ được chuẩn hoá, trong đó có quản lý nợ nước ngoài.
Một số tồn tại:
- Nguyên tắc quản lý nợ theo chiến lược nợ dài hạn và các công cụ quản lý trung hạn chưa được thực hiện tốt trên thực tế. Chiến lược nợ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng cho giai đoạn 2001-2010 được Chính phủ ban hành năm 2004 không hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về một chiến lược chủ động, cập nhật. Chiến lược nợ dài hạn chưa được cụ thể hoá bằng các chương trình quản lý nợ trung hạn. Hiện nay Bộ Tài chính mới bắt đầu xây dựng Chương trình quản lý nợ trung hạn đầu tiên cho nợ nước ngoài.
- Công tác phân tích, dự báo đã và đang được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao; Đặc biệt mảng vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý là các khoản vay theo điều kiện thị trường có tính rủi ro cao đối với cả nền kinh tế, nhưng chưa có những phân tích, tính toán kịp thời về cơ cấu nợ và điều chỉnh hạn mức nợ của doanh nghiệp để đảm bảo quản lý tốt rủi ro từ khu vực này.
- Quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ chưa gắn kết với quản lý nợ trong nước của Chính phủ và khu vực công (nợ nước ngoài là một bộ phận của nợ CP), vì vậy chưa thể phát huy được hiệu quả. Việc tuân thủ các hạn mức an toàn nợ đối với nợ nước ngoài sẽ mất đi ý nghĩa nếu đồng thời không có được những hạn mức tương tự đối với vay nợ trong nước, vì rủi ro có thể phát sinh từ hoạt động vay, trả nợ trong nước. Hiệu quả chi phí cũng chưa cao khi không có sự điều hành, phối hợp thống nhất về vay nợ trong nước và nước ngoài.
- Nguyên tắc quản lý thống nhất nợ nước ngoài đã được quy định tại Nghị định 134/2005/NĐ-CP nhưng chưa được áp dụng ổn định, thể hiện ở việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2008/NĐ-CP về chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước trong đó quy định Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ trì đàm phán, ký kết vay nợ thay mặt Chính phủ đối với các khoản vay từ WB, ADB; và đối với nợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp báo cáo thông tin, số liệu tổng hợp lên Thủ tướng Chính phủ và chỉ đồng gửi Bộ Tài chính để biết.
* Đánh giá công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
Theo báo cáo của NHNN thì tính đến cuối năm 2009, nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm khoảng 60% trong tổng nợ chính phủ (trong đó ODA chiếm tới 85% tổng nợ nước ngòai),
Số liệu của Bộ Tài chính cho hay, tổng dư nợ nước ngoài trung và dài hạn của Việt Nam hiện nay (không bao gồm dư nợ ngắn hạn nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng) vào khoảng 30,5% GDP.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn ODA đã đàm phán và ký kết các Hiệp định vay ODA và vay ưu đãi ước tính  trị giá 37,5 tỷ USD; giải ngân được 19,5 tỷ USD, chiếm 52% so với tổng số vốn ODA đã ký vay.
- Những mặt đã đạt được:
+ Về cơ bản, các quy định về quản lý tài chính đối với chương ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status