Những tác động của mua bán và sáp nhập (M&A) vào doanh nghiệp - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Những tác động của mua bán và sáp nhập (M&A) vào doanh nghiệp



MỤC LỤC
I-Những vấn đề trong sáp nhập: 1
1-Khái niệm: 1
2-Các hình thức sáp nhập: 1
3-Những động cơ thúc đẩy sáp nhập doanh nghiệp: 1
4-Các phương pháp: 3
5-Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau: 4
II- mua b¸n và s¸p nhập (M&A): 4
1-Mục đích của M&A : 4
2-Các hình thức của M&A: 5
3-Sáp nhập thực chất là một vụ đầu tư: 5
4-Các vụ sáp nhập xảy ra: 6
5- những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động M&A: 7
6. Ưu nhược điểm của M&A, và khả năng áp dụng đối với Việt Nam: 8
III-Những tác động của M&A vào doanh nghiệp: 10
1-Vai trò của hoạt động M&A đối với doanh nghiệp: 10
2-Quy trình hiệu quả cho hoạt động M&A trong doanh nghiệp: 12
3- Tình hình M&A của doanh nghiệp: 14
4-Lời khuyên cho một thương vụ M&A thành công: 15
5-Hoạt động mua bán- sáp nhập tại Viêt Nam: 17
6-Xu hướng M&A trong năm tới: 18
IV- Kết luận: 20
MỤC LỤC 21
1-Khái niệm:
Sát nhập doanh nghiệp là việc một hay một số doanh nghiệp cùng loại cùng chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình ( gọi là doanh nghiệp bị sát nhập) sang một doanh nghiệp khác (gọi là doanh nghiệp sát nhập). Doanh nghiệp bị sát nhập sẽ chấm dứt hợp đông sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình và doanh nghiệp nhận sát nhập sẽ được hưởng tất cả các quyền cũng như phải tất cả các quyền cũng như phải gánh vác tất cả các nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp bị sát nhập.
2-Các hình thức sáp nhập:
+ Sát nhập về cổ phần: Được tiến hành khi doanh nghiệp bên mua mua cổ phần của doanh nghiệp bên bán. Cổ phần này được mua trực tiếp từ cổ đông mà không phụ thuộc vào sự chấp nhận hay không chấp nhận của ban lãnh đạo công ty bên bán. Còn nếu một số cổ đông bên bán mà không bán cổ phần của họ, điều đó sẽ cản trở đến sự sát nhập của các doanh nghiệp.
+Sát nhập về tài sản: Là một hình thức giao dịch mà bên doanh nghiệp mua tài sản của bên bán trực tiếp tù doanh nghiệp,không qua các cổ đông.Bên bán tài sản sẽ chấm dứt mọi hoạt động sau khi đã nhận được tiền của bên mua.Bên bán không còn tài sản để hoạt động và tự giải thể.
3-Những động cơ thúc đẩy sáp nhập doanh nghiệp:
-Về hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được coi là động lực kinh tế thúc đẩy việc sát nhập,hợp nhất trên cả các phương diện két hợp theo chiều ngang chiều dọc hay kết hợp cả hai cách.Do hợp nhất làm cho quy mô sản xuất lớn hơn,chi phí cố định giảm bớt hay không tăng,do đó cũng làm tăng hiệu quả sản xuất.
+ Quy mô sản xuất lớn sẽ làm cho hiệu quả của toàn bộ công ty lớn hơn hiệu quả riêng rẽ của các Công ty nhỏ hơn trước khi hợp nhất :Sự kết hợp của hai công ty cũng có thể tạo ra hiệu quả, sẽ làm giảm chi phí quản trị chung,giảm bớt cán bộ quản lý.nhân viên văn phòng,các dịch vụ văn phòng và các chi phí khác.

VD: Công ty A và Công ty B là hai công ty cùng loại trước khi vào sáp nhập hai công ty lại với nhau thi quy mô sản xuất của họ chi trong giới hạn công ty, các nhân viên thi cũng có lần lượt trong tất cả các khâu quản ly như: giám đốc, phó giám đốc nhân viên các phòng ban…Khi chua sáp nhập thì mỗi công ty cần có nhưng chức ban quản lý như vậy, hai công ty thì hai giám đốc, hai phó giám đốc…Nhưng khi sap nhập thi nó trở thành một công ty và cần có một giám đốc , một phó giám đốc… và quy mô kinh doanh thi gộp cả hai công ty lại nên quy mô lớn hơn trước rất nhiều.
-Về hiệu quả tài chính:
Hiệu quả tài chính qua các giao dịch mua lại có thể là nguồn lợi nhuận kỳ vọng hay có thể đem lại những khoản tiết kiệm như sự giảm thuế,giảm chi phí phát hành chứng khoán mới,tăng khả năng huy động vốn vay,giảm chi phí sử dụng vốn.

-Về động lực phát triển của doanh nghiệp:
+Phát triển là mục tiêu rất quan trọng của doanh nghiệp,sự phát triển bên trong của bản than doanh nghiệp là một quá trình phức tạp bởi doanh nghiệp cầ đầu tư mua sắm,lắp đặt máy móc thiết bị,xây dựng thêm nhà xưởng,đào tạo nhân công,tìm thị trường tiêu thụ…cần có thời gian chuẩn bị và đầu tư sức người,sức của,cho nên trong nhiều trương hợp,việc sáp nhập một Công ty khác là làm cho hiệu quả và tốn ít thời gian nhất để phát triển quy mô của một doanh nghiệp.
+Việc sáp nhập cũng đạt hiệu quả cao hơn do thế và trong cạnh tranh và lực trong cạnh tranh của Công ty sẽ mạnh hơn trước.

VD:Chính những động lực đó mà có rất nhiều doanh nghiệp đã sáp nhập.Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Bích Đạt, số liệu nghiên cứu năm 2007, VN có hơn 90 vụ sáp nhập và mua lại với giá trị giao dịch hơn 1,7 tỉ USD. Năm 2008 có gần 40 vụ sáp nhập và mua lại trị giá gần 350 triệu USD. Theo các chuyên gia kinh tế, trong 5 đến 10 năm nữa, sẽ có từ 30 đến 50% DN tại VN sáp nhập hay bị sáp nhập với đối tác khác.
4-Các phương pháp:
Khi sáp nhập (hợp nhất hay mua lai) các báo cáo tài chính cũng được kết hợp lại .có hai phương pháp tập hợp các báo cáo tài chính là phương pháp mua lại và phương pháp gộp lại
-phương pháp gộp
Một thương hiệu công ty mới được hình thành và cả hai công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân mới.tài chính của hai công ty sẽ được hợp nhất trong công ty mới tức là toàn bộ tài sản và các khoản nợ của hai công ty gộp chung với nhau thành giá trị chung sau khi hợp nhất.
-phương pháp mua lại:
Như chính cái tên thể hiện loại hình này xảy ra khi một công ty mua lại một công ty khác, việc mua lại được tiến hành bằng tiền mặt hay thong qua một số công cụ tài chính.việc bỏ tiền ra đê mua lại này làm tằng giá trị tài sản của công ty bên mua.kêt cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình
Vi dụ: hãng máy tính HP mua COMPAQ với giá 25 tỷ USD.ông Andrew neff cho rằng việc sáp nhập này sẽ tiết kiệm được 2,5 tỷ USD mỗi năm.việc mua lại này còn nhằm mục đích đầu tư:theo ông capellas cho biết việc sáp nhập này giúp chúng tui đẩy mạnh chiến lược và củng cố vị thế trên thị trường,HP và COMPAQ sẽ bành trướng thị trường châu á và tập trung ở nhũng nước SINGAPORE,NHẬT BẢN,TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ
Ngoài ra họ còn có thể thực hiện chiến lược tái cơ cấu và cắt giảm chi phí hoạt động .



3uVxLzfM91L267Y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status