Phân tích ngành dầu khí (ngắn hạn) - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích ngành dầu khí (ngắn hạn)



 Hoạt động tìm kiếm, thăm dò trong nước cũng được đẩy mạnh. Ngoài mỏ Ðại Hùng do PVEP tự điều hành, hiện nay Tập đoàn quản lý giám sát, cùng điều hành 35 hợp đồng dầu khí còn hiệu lực. Nhìn chung, các nhà thầu đã thực hiện đúng chương trình công tác được phê duyệt. Triển khai 28 giếng khoan tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng với kết quả tám giếng khoan thẩm lượng có dầu và khí, có bảy nhà thầu dầu khí mới đi vào hoạt động. Công tác tự đầu tư tìm kiếm, thăm dò cũng được triển khai tích cực và đều khắp ở các khu vực thuộc bể Sông Hồng, vùng trũng Hà Nội, bể Mã-lai - Thổ Chu, tây nam bể Nam Côn Sơn. Ngoài ra, Tập đoàn còn tham gia đầu tư vào bảy đề án dầu khí ở nước ngoài, trong đó là nhà điều hành hai đề án.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí trong nhiều năm trở lại đây liên tục được hoàn thành với mức từ 30-40 triệu tấn dầu quy đổi/ năm, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo cân đối bền vững, duy trì ổn định sản lượng dầu khí khai thác phục vụ nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước cho thời gian tới
Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành trong năm 2006 đã tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, với tổng doanh thu đạt 168,7% kế hoạch, tăng 17,5% so với năm 2005; nộp ngân sách tăng 26,7% so với năm trước, chiếm xấp xỉ 28,5% tổng thu ngân sách Nhà nước; hoạt động hợp tác đầu tư về công nghiệp dầu khí ở trong nước và nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh và thu những kết quả tốt; công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức, đưa hoạt động của ngành vận hành theo cơ chế tập đoàn đang tích cực thực hiện, mở ra những yếu tố tích cực để ngành tiếp tục phát triển bền vững, hội nhập có hiệu quả.
Định hướng  Chặng đường xây dựng và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam trên 30 năm qua hết sức vẻ vang, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã luôn quan tâm tạo điều kiện cho ngành Dầu khí phát triển. Từ năm 1988, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 15 về phát triển ngành dầu khí. Năm 2006 vừa qua, Bộ Chính trị đã có quyết định số 41-KL-TW ngày 19/01/2006 về phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 386/QĐ-TTg này 09/03.2006 phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dầu khí Quốc gia Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 và ngày 29/8/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 198, 199/2006/QĐ-TTg về phê duyệt đề án Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ đây, ngành Dầu khí Việt Nam bắt đầu một
giai đoạn phát triển mới, với một vóc dáng mới Tiến sĩ Trần Ngọc Cảnh - TGĐ PetroVietnam - khẳng định: "Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển TCty Dầu khí thành TĐ Dầu khí quốc gia đã tạo thế và lực mới cho PetroVietnam".
Ngành dầu khí Việt Nam đang mở thêm hướng đầu tư chiến lược ra nước ngoài với mục tiêu đến năm 2010 có thể khai thác 1-2 triệu tấn quy dầu, đến năm 2015 đạt 3-4 triệu tấn và đến năm 2020 tăng lên 5-6 triệu tấn.
Theo định hướng của ngành dầu khí, trong tương lai, Việt Nam không chỉ xuất khẩu mà còn nhập khẩu dầu thô trở lại để phục vụ cho công tác lọc dầu.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ dầu thô Việt Nam chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Singapore, Australia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản... Các khách hàng mua dầu chủ yếu là các hãng và tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như: Shell, BP (Anh quốc); Exxon Mobil, Chevron (Mỹ); Chinaoil, Sinopec, Sinochem... (Trung Quốc); Sumitomo, Sojitz, Mitsubishi (Nhật Bản)...
Bên cạnh các khách hàng mua dầu truyền thống, Petechim cùng Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã và đang thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh dầu thô với các khách hàng mới trong và ngoài khu vực.
Ví dụ như trước đây, công ty đã tham gia kinh doanh dầu thô với đối tác Iraq trong chương trình “Đổi dầu lấy lương thực” của Liên hợp quốc. Đó là những bước triển khai ban đầu, tạo đà thuận lợi cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam trong công tác nhập khẩu dầu thô sau này từ Trung Đông, châu Phi... cho nhà máy lọc dầu Dung Quất khi nhà máy này đi vào hoạt động
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cũng đã đưa ra chiến lược phát triển dịch vụ của ngành dầu khí với chỉ tiêu tổng doanh thu dịch vụ đến năm 2010 đạt 25%-30%, đến năm 2015 đạt 30%-35% tổng doanh thu của toàn ngành dầu khí và ổn định đến năm 2025 (năm 2006, tổng doanh thu của toàn ngành dịch vụ dầu khí đạt 24.100 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng doanh thu của toàn ngành dầu kh í
Mục tiêu tổng quát.
Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế.
Các mục tiêu cụ thể  
Về tìm kiếm thăm dò dầu khí: Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng có thể khai thác; ưu tiên phát triển những vùng biển nước sâu, xa bờ; tích cực triển khai đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài. Phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35-40 triệu tấn qui dầu.
Về khai thác dầu khí: Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước để sử dụng lâu dài; đồng thời tích cực mở rộng hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài để bổ sung phần thiếu hụt từ khai thác trong nước. Phấn đấu khai thác 25-35 triệu tấn qui dầu/ năm, trong đó khai thác dầu thô giữ ổn định ở mức 18-20 triệu tấn/ năm và khai thác khí 6-17 tỷ m3/năm.
Về phát triển công nghiệp khí: Tích cực phát triển thị trường tiêu thụ khí trong nước, sử dụng khí tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao thông qua sản xuất điện, phân bón, hoá chất, phục vụ các nành công nghiệp khai thác, giao thông vân tải và tiêu dùng gia đình. Xây dựng và vân hành an toàn, hiệu quả hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia, sẵn sàng kết nối với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu khí. Riêng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất 10-15% tổng sản lượng điện của cả nước.
Về công nghiệp chế biến dầu khí: Tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài để phát triển nha công nghiệp chế biến dầu khí. Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc, hoá dầu, chế biến khí để ạo ra được các sản phẩm năng lượng cần thiết phục vụ nhu cầu của thị trường ở trong nước và làm nguyên liệu cho các ngành công nnghiệp khác.
Về phát triển dịch vụ dầu khí: Thu hút tối đa các thành pyhần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của cả ngành. Phấn đấu đến năm 2010, doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt 25-30%, đến năm 2015 đạt 30-35% tổng doanh thu của ngành và ổn định đến năm 2025.
Về phát triển khoa học công nghệ: Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để hiện đại hoá nhanh ngành dầu khí; xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu khí mạnh cả về chất và lượng để có thể tự điều hành được các hoạt động dầu khí cả ởtrong nước và ở nước ngoài.
Thuận lợi lớn nhất mà ngành dầu khí đã tạo dựng được trong hoạt động xuất khẩu dầu thô là  dù giá lên cao hay xuống thấp, dầu thô Việt Nam được khai thác từ mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Ruby, Đại Hùng... và gần đây là Sư Tử Đen, vẫn luôn hấp dẫn được khách hàng gần xa bởi chất lượng, uy tín trong giao dịch.
Trong đó, dầu thô Bạch Hổ chiếm tới 60% tổng sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam.
Một thuận lợi nữa là Petechim đã xây dựng cho mình một hệ thống khách hàng  truyền thống, gắn kết chặt chẽ với công ty trong mọi hoàn cảnh, nhất là những lúc khó khăn, giá dầu sụt xuống, th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status