Vai trò của ODA Nhật Bản với nền kinh tế Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Vai trò của ODA Nhật Bản với nền kinh tế Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
Chương I : Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản 4
I. Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức 4
1.Khái niệm 4
2.Đặc điểm 4
3.Vai trò của ODA. 5
3.1.Đối với nước cung cấp ODA. 5
3.2.Đối với nước nhận ODA. 5
4.Ưu nhược điểm của ODA 5
4.1. Ưu điểm của ODA 5
4.2. Bất lợi khi nhận ODA 6
II.ODA Nhật Bản. 7
1. Vài nét khái quát về ODA Nhật Bản 7
2.Lịch sử hình thành và phát triển của Hỗ trợ phát triển chính thức Nhật Bản: 9
3.Phân loại ODA Nhật Bản 11
3.1.ODA song phương. 11
3.2.ODA đa phương: 14
4.Chính sách ODA Nhật Bản: 14
4.1.Chính sách ODA Nhật Bản trước những năm 90: 14
4.2. Một số thay đổi gần đây về chính sách ODA. 19
Chương II :Vai trò của ODA Nhật Bản với nền kinh tế Việt Nam 22
I. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam. 22
1. ODA của Nhật bản với Việt Nam. 22
1.1.Giai đoạn 1975-1978: 22
1.2. Giai đoạn 1979- 1991. 24
1.3.Giai đoạn 1992 đến nay: 24
2. Những thành tựu đạt được từ nguồn ODA của Nhật Bản. 27
3. Một số dự án đầu tư nổi bật của Nhật Bản vào Việt Nam: 30
3.1. Cầu Bãi Cháy 30
3.2. Dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất 31
3.3. Hầm qua đèo Hải Vân 32
4.Một số tồn tại trong thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam. 32
4.1.Những tồn tại trong thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam 32
4.2.Nguyên nhân 34
II.Triển vọng thu hút ODA nhật bản trong thời gian tới. 36
Chương III. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng ODA của Nhật bản ở Việt Nam. 39
1. Về cơ chế chính sách: 39
2. Tổ chức thực hiện: 40
3. Về sử dụng ODA. 41
KẾT LUẬN 44
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

của Nhật Bản. Như vậy một Châu á phát triển lành mạnh và ổn định sẽ là thị trường lớn cho hàng hóa của Nhật Bản.
Biểu1: Vốn ODA Nhật Bản cho ASEAN 10 vay đến 1998
Đơn vị: Tỷ yên
Nước
Vốn vay
Viện trợ
Hợp tác công nghệ
Tổng cộng
Inđônêxia
3.432,3
189,7
207,4
3.829,4
Philippin
1.772,6
211,6
129,6
2.113,8
Thái Lan
1.665,4
161,4
161,8
1.988,6
Malaysia
754,0
11,9
83,3
849,2
Việt Nam
520,2
77,3
22,1
619,6
Myanma
405,5
159,3
19,1
583,6
Lào
9,1
66,3
18,1
93,5
Campuchia
2,3
54,7
13,1
70,1
Xingapo
12,7
3,1
21,4
37,2
Brunây
0,0
0,0
39,3
39,3
(Nguồn: Bộ ngoại giao Nhật Bản)
4.1.2.Chính sách ưu tiên theo lĩnh vực:
ODA của Nhật Bản tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực như là: Giao thông vận tải, năng lượng, y tế, giáo dục..Thúc đẩy nâng cao kỹ thuật và năng suất các ngành nông- lâm- ngư nghiệp
¨Ngành nông nghiệp:ODA nhằm giữ vững sự ổn định về cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân nước sở tại và đặc biệt chú ý tăng sản phẩm gia súc, gia cầm. Đối với các nước đang phát triển thì nông nghiệp được coi là một "ngành công nghiệp chính" vì thế việc thực hiện ổn định lương thực, thực phẩm được các nước cung cấp ODA coi như một tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá sự ổn định về tăng trưởng kinh tế. Do đó ODA Nhật Bản cũng nhằm thúc đẩy nông nghiệp và coi đó là một lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế. Khoản ODA cho lĩnh vực này thường chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng ODA được cung cấp. Ví dụ năm 1993 ODA dành cho nông nghiệp chiếm 8,1%. Trong các nước ASEAN thì Inđônêxia là nước nhận nhiều nhất ODA Nhật Bản ở lĩnh vực nông nghiệp, mà chủ yếu là hỗ trợ cho trang trại chăn nuôi, phát triển nông nghiệp và xây dựng các làng trồng trọt...
Đây là ngành trụ cột ở hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt là trong các nước Asean phần đông dân số vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp góp phần rất quan trọng cho việc ổn định an ninh lương thực, thực phẩm ở nước tiếp nhận. Đây chính là tiêu chuẩn chủ đạo để đánh giá sự ổn định về tăng ttrưởng kinh tế cho một nước. ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực này thường được thực hiện bằng viện trợ không hoàn lại và viện trợ tín dụng.
¨Lĩnh vực y tế: ODA sử dụng nhằm nâng cao sức khỏe của người dân, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp bệnh viện, cung cấp máy móc y tế hiện đại...Thường ở dạng viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật. Năm 1993 Nhật bản dành 14% tổng ODA cho y tế, trong đó 53,6% của số viện trợ này đưa vào Châu á. Ngoài ra Nhật Bản còn đóng góp vào các tổ chức quốc tế cho phong trào chống AIDS của toàn thế giới.
¨Giáo dục: Đây là lĩnh vực được các nước thực hiện ODA quan tâm và được coi như là phương tiện để thúc đẩy sự phát triển xã hội và nền kinh tế của nước nhận tài trợ. ở lĩnh vực này Nhật Bản thường thực hiện nhiều khoản viện trợ không hoàn lại. Ví dụ trong thời gian 1989-1993, ODA Nhật Bản đã giúp xây dựng 380 trường tiểu học và trung học... Đồng thời ODA Nhật còn chú ý vào dạng viện trợ hợp tác kỹ thuật để trang bị cho trường học. Ngoài ra Chính phủ Nhật Bản còn hỗ trợ các tổ chức phi Chính phủ của Nhật trong việc thực hiện các dự án xây dựng trường học cho các nước nhận ODA.
¨Lĩnh vực năng lượng: Nhật Bản chú trọng vào xây dựng các nhà máy điện, công nghệ sản xuất dầu, vì thế ODA của họ thường tập trung vào qui trình công nghệ tiết kiệm năng lượng và giúp các nước nhận ODA sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn. Hơn nữa cũng phải ghi nhận kỹ thuật công nghệ làm giảm bớt sự ô nhiễm môi trường của Nhật Bản. ODA dành cho khu vực này từ 1989- 1993 chiếm khoảng 17% trong tổng số các khoản viện trợ và thường là viện trợ tín dụng. Ví dụ trong năm 1993 tổng ODA cho vay dành cho năng lượng là 297,551 tỷ yên chi cho 23 dự án của 9 nước là ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Bangladesh, Malaysia, Trung Quốc, Sri Lan ca và Iran.
¨Giao thông vận tải: Nhật Bản quan tâm khá nhiều đến lĩnh vực này, dành 20% lượng ODA cho giao thông vận tải. Phần lớn ngân sách ODA dành cho GTVT là cho vay vì nói chung đều là những dự án được thực hiện ở Châu á (chiếm khoảng 98% trên tổng số ODA dành cho GTVT), trong đó chủ yếu cho các nước ASEAN. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng có thực hiện viện trợ không hoàn lại và viện trợ hợp tác kỹ thuật cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó ODA Nhật Bản còn quan tâm đến việc giúp đỡ để đào tạo cán bộ kỹ thuật có chuyên môn trong việc quản lý và điều hành hệ thống giao thông vận tải.
¨Truyền thông và viễn thông, ODA Nhật Bản đã tỏ rõ sự quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực này, do đặc điểm của thông tin truyền thông có hiệu quả tác động rất lớn tới công nghiệp, thương nghiệp, quản lý nhà nước, giáo dục, văn hóa và nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội vì thế Nhật Bản đã đưa vào Châu á từ năm 1989- 1993 là 78,4% vốn ODA cho vay trong tổng số ODA cho lĩnh vực truyền thông và viễn thông, 50% hệ thống vi sóng phủ 2500km ở Inđônêxia và 76% hệ thống này ở Jakarta được xây dựng từ nguồn ODA của Nhật Bản. Các khoản viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực này thường được đưa đến những vùng hẻo lánh để xây dựng cơ sở vật chất. Còn phần viện trợ hợp tác kỹ thuật được dùng vào việc nhận người đến đào tạo tay nghề tại Nhật Bản. Về lâu
dài ở lĩnh vực này Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác với các nước nhận tài trợ để đào tạo những cán bộ kỹ thuật có trình độ hiểu biết và quản lý được hệ thống truyền thông hiện đại để thực hiện các cuộc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật mới.
Biểu2:Vốn vay ODA của Nhật Bản cho bốn nước thành viên ASEAN tới 1998
Đơn vị: tỷ yên
Lĩnh vực
Inđônêxia
Philippin
Thái Lan
Malaysia
Tổng
Giao thông
725,2
542,8
681,0
129,4
2.078,4
Năng lượng
616,5
244,7
296,3
372,4
1.529,9
Viễn thông
148,1
50,4
102,8
13,4
314,7
Công nghiệp
110,8
91,8
112,7
75,6
390,9
Nông nghiệp
408,5
138,2
164,8
0,0
711,5
Nghành khác
1.664,6
716,1
326,3
157,3
2.864,3
Tổng
3.673,7
1.784,0
1.683,9
748,1
7.889,7
( Nguồn: Bộ ngoại giao Nhật Bản- 2000)
4.2. Một số thay đổi gần đây về chính sách ODA.
4.2.1. ODA Nhật Bản từ vai trò kinh tế chuyển sang vai trò kinh tế chính trị:
ODA của Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ mới, chính sách ODA của Nhật Bản đã nhấn mạnh vào phát triển kinh tế của các nước đang phát triển cho đến tận giữa những năm 1980, nhưng hiện nay mục tiêu và vai trò của nó đã được mở rộng hơn. Trong những năm 80, nền kinh tế Nhật Bản có được khoản thặng dư về tài khoản hiện hành lớn và Nhật Bản bị đòi hỏi phải chuyển các khoản thặng dư này trở lại cho các nước đang phát triển. Cũng gần như cùng thời gian đó, vấn đề nợ lũy tiến đã nổi lên chủ yếu ở các nước Mỹ La Tinh. Toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế sẽ bị đe dọa nếu như cộng đồng thế giới ở vào tình trạng phải đương đầu xử trí một cách thích đáng đối với cuộc khủng hoảng nợ này. Với tình hình tài chính như vậy, việc tái chu chuyển lượng tiền mặt tới các nước đang phát triển của Nhật Bản thực chất là sự cung cấp hàng hó...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status