Giải pháp phát triển cây chè Shan Tuyết tại Mộc Châu - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp phát triển cây chè Shan Tuyết tại Mộc Châu



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Đặc điểm và sự cần thiết phát triển cây chè Shan Tuyết . 2
I. Một số nét về tình hình hoạt động của công ty chè Mộc Châu 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty chè Mộc Châu 4
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. 6
II. Cây chè Shan Tuyết Mộc Châu 6
III. Các nhân tố tác động đến sự phát triển cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu 8
1.1 Điều kiện khí hậu và thời tiết 8
1.2 Đất đai và thổ nhưỡng 8
1.2.1 Lập địa 8
1.2.2 Thổ nhưỡng 9
1.3 Nguồn nước 9
Chương II: Thực trạng phát triển cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu 10
I. Thực trạng phát triển cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu : 10
1.1 Diện tích đất trồng : 10
1.2 Sản lượng và giá trị chè Shan Tuyết trong những năm gần đây 12
1.3 Xuất khẩu chè Shan Tuyết - thị trường thế giới 14
1.4 Giống chè 15
1.5 Về công nghiệp chế biến 15
II. Đánh giá các nhân tố tác động đến cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu 16
III . Đánh giá chung về phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu 17
1.1 Kết quả 17
1.2 Tồn tại 18
1.3 Nguyên nhân 19
Chương III: Giải Pháp Phát Triển Cây Chè Shan Tuyết Tại Mộc Châu 21
I. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển cây chè Shan Tuyết 21
1.1 Cơ hội 21
1.2 Thách Thức 21
II. Định hướng và mục tiêu phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu 22
1.1 Định hướng 22
1.2 Mục Tiêu 23
III. Giải Pháp phát triển cây chè Shan Tuyết tại Mộc Châu 23
1.1 Giải pháp về công nghệ 23
1.1.1 Giải pháp về đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 23
1.1.2 Giải pháp về giống chè 24
1.1.3 Giải pháp về quản lý đất 24
1.1.4 Giải pháp về phân bón phụ gia 27
1.1.5 Giải pháp vê nước tưới 27
1.1.6 Giải pháp về thu hoạch và sử lý sau thu hoạch 28
2 .Một số giải pháp chủ yếu nhằm phấn đấu tăng lợi nhuận ở công ty chè mộc châu trong thời gian sắp tới. 28
2.1 Đẩy mạnh công tác tiêu thụ trên cơ sở củng cố vững chắc thị trường truyền thống, phát thiển vả mở rộng thị trường mới. 29
2.2 Tăng cường công tác quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. 29
3 Giải pháp về thị trường cho chè Shan Tuyết 31
3.1 Thị trường thế giới 31
3.2 Thị trường trong nước 31
4. Giải pháp về vốn cho cây chè Shan Tuyết 34
Tài liệu tham khảo 38

LỜI NÓI ĐẦU

Qua thời gian thực tập hơn 2 tháng tại tổng công ty chè Việt Nam, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết.
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa Kế Hoạch và Phát Triển đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em xin gửi lời Thank chân thành đến thầy Nguyễn Ngọc Sơn ,đã tận tình hướng dẫn , chỉ bảo để em có thể hoàn thành quá trình thực tập của mìnhTrong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên : Đỗ Việt Cường









Chương I
Đặc điểm và sự cần thiết phát triển cây chè Shan Tuyết .

I. Một số nét về tình hình hoạt động của công ty chè Mộc Châu
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Mộc Châu – Sơn Là là cửa ngõ của vùng Tây Bắc tổ quốc , cách thủ đô Hà Nội gần 182km , là cao nguyên có độ cao 1050m so với mặt nước biển , khí hậu khắc nghiệt mùa đông giá rét sương muối , mùa hè gió lào, nhiệt độ trung bình hàng năm 20 độ C , lượng mưa trung bình 175mm , độ ẩm trung bình 85% .
Nằm trên cao nguyên , Mộc Châu có điều kiện tự nhiên , phù hợp cho việc phát triển cây chè . Cách đây 47 năm có 1.683 cán bộ chiến sỹ trung đoàn 280 sư đoàn 335 tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trên chiến trường bạn Lào về tập kết tại cao nguyên Mộc Châu . Ngày 8/4/1958 được lệnh của ủy ban Trung Ương , trung đoàn chuyển sang sản xuất xây dựng nông trường quân đội . Tại cao nguyên Mộc Châu này, nông trường quốc doanh Mộc Châu ra đời , với nhiệm vụ xây dựng kinh tế , phát triển trồng chè và chăn nuôi bò sữa cùng với một số cây con chủ lực khác . Xí nghiệp chè nằm trong vùng nông trường quốc doanh Mộc Châu
Đầu năm 1983 do xí nghiệp liên hiệp Mộc Châu quá lớn phát triển nhiều ngành nghề và cây con với hơn 6.000 công nhân viên chức , nên việc quản lý khó khăn , phức tạp . Do yêu cầu cuuar tổ chức sản xuất quản lý sản xuất nông trường quốc doanh Mộc Châu được tách ra thành lập xí nghiệp chuyên ngành trực thuộc xí nghiệp liên hợp Mộc Châu , nhà máy chè trường thuộc liên hợp các xí nghiệp chè Việt Nam nay là tổng công ty chè Việt Nam thuộc bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lý .
Đầu năm 1986 Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ) quyết định chuyển giao nhà máy chè cho Bộ Nông Nghiệp và công nghiệp thực phẩm ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ) . Đến năm 1988 Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn lại có quyệt định giải thể xí nghiệp liên hợp Mộc Châu . Quyết định xí nghiệp chế biến chè kết hợp với một số cơ sở chè khác gọi tên là xí nghiệp nông công nghiệp chè Mộc Châu . Đến năm 1996 đổi tên thành Công Ty chè Mộc Châu – Thuộc Tổng Công Ty chè Việt Nam.
Thời kỳ trước năm 1988 xí nghiệp chè Mộc Châu chủ yếu là tổ chức phát triển vùng nguyên liệu ( Trồng chè ) sản xuất phát triển chè đen , chè lục , chè thanh hương và chè hoa ban … sản phẩm chè có chỗ đứng nhất định trên thị trường trong nước và quốc tế ( chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa )
Thời kỳ năm 1990 , do sự sddoor các nước XHCN – là thị trường lớn về xuất khẩu chè – ngành chè Việt Nam nói chung và xí nghiệp chè Mộc Châu nói riêng bị mất thị trường truyền thống Mặt khác , do thay đổi cơ chế quản lý làm cho việc điều hành quản lý găp nhiều khó khăn dẫn đến làm ăn bị thua lỗ quá nhiều năm , nghĩa vụ với nhà nước chưa đầy đủ , đời sống của cán bộ công nhân viên chức gặp nhiều khó khăn . Công ty đứng trên bờ vực phá sản .
Thời kỳ 1995-2010 có thể nói là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của công ty trong vòng gần 50 năm qua . Là thời kỳ sắp xếp tổ chức bố trí lại bộ máy quản lý cũng như lực lượng sản xuất . Với các chiến lược dài hạn . Công ty đã đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất bằng việc nhập khẩu 2 dây chuyền sản xuất của Nhật Bản và Đài Loan, cùng với biện pháp khuyến khích sản xuất , cải tiến sáng tạo trong tất cả các khâu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuật , hạ thành sản phẩm , Công ty không ngừng nghiên cứu thị trường . Với nổ lực đó , trong một thời gian ngắn đã phát huy tác dụng : Sản phẩm tăng vượt cả về số lượng và chất lượng , lấy lại được uy tín trên thị trường . Từ năm 1997 đến nay Công ty làm ăn liên tục có lãi , đời sống của người làm chè dần được cải thiện . Công ty còn quan tâm đến công tác đoàn thể và đời sống văn hóa của nhân dân trong vùng . Có thể nói , Công ty chè Mộc Châu đã làm tròn trách nhiệm với Tổng công ty chè Việt Nam và với địa phương , góp phần xây dựng kinh tế miền núi theo đúng chủ trương của Đảng , nhà nước đề ra .



1xL8z4sfn5S2y4h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status