Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
Lời nói đầu 4
Chương I: Lý luận chung về DNVVN và sự cần thiết hỗ trợ DNVVN 6
I. Lý luận chung về DNVVN: 6
1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ: 6
2. Tiêu thức xác định DNVVN: 7
2.1. Tiêu thức xác định DNVVN ở một số nước trên thế giới: 7
2.2. Tiêu thức xác định DNVVN ở Việt Nam: 8
3. Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững 10
4. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế quốc dân: 15
4.1. Mức độ đóng góp của DNVVN Việt Nam trong nền kinh tế 15
4.2. DNVVN giữ vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm 16
4.3. DNVVN làm cho nền kinh tế năng động và có hiệu quả hơn 16
4.4. DNVVN góp phần tích cực trong việc lưu thông hàng hoá và XK 16
4.5. Các DNVVN dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh 17
4.6. Các DNVVN có khả năng ứng biến nhanh nhạy 17
4.7. Các DNVVN là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp 18
II. Sự cần thiết phải hỗ trợ các DNVVN: 19
III. Kinh nghiệm hỗ trợ xuất nhập khẩu cho DNVVN của một số nước: 20
1. Các biện pháp hỗ trợ của Đài Loan 21
1.1. Về chiến lược kinh doanh 21
1.2. Về chính sách thuế 21
1.3. Về ngoại thương 22
2. Các biện pháp hỗ trợ của Malaysia. 24
3. Các biện pháp hỗ trợ của Hàn Quốc 25
3.1. Về chiến lược kinh doanh 26
3.2. Về chính sách tín dụng 26
3.3. Các biện pháp hỗ trợ khác 26
Chương II: Thực trạng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội 28
1. Quá trình hình thành và phát triển các DNVVN: 28
2. Thực trạng và những tồn tại: 29
2.1. Vốn của các DNVVN. 29
2.2. Tình hình thiết bị công nghệ 30
2.3. Trình độ nhân lực, lao động và quản lý. 32
2.4. Tình hình và khả năng cạnh tranh của các DNVVN về sản phẩm, thị trường. 35
3. Các chính sách hỗ trợ hiện nay 42
3.1. Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện gia nhập thị trường 42
3.2. Chính sách đất đai và quy hoạch 44
3.3. Chính sách thuế 46
3.4. Chính sách tín dụng và cấp vốn cho kinh tế tư nhân 50
3.5. Chính sách lao động, tiền lương, đào tạo và khoa học và công nghệ 53
3.6. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh 56
3.7. Chính sách hỗ trợ thông tin 58
4. Đánh giá chung 58
4.1. Những chính sách thành công 59
4.2. Các chính sách kém hiệu quả 60
Chương III: Một số giải pháp hỗ trợ 61
1. Đổi mới quan điểm , cách hỗ trợ 61
1.1. Đổi mới quan điểm hỗ trợ 61
1.2. Đổi mới cách hỗ trợ: 63
2. Các giải pháp hỗ trợ DNNVV 65
2.1. Chính sách hỗ trợ gia nhập thị trường 66
2.2. Chính sách thuế 66
2.3. Chính sách tín dụng 67
2.4. Chính sách đất đai 68
2.5. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh 69
2.6. Chính sách hỗ trợ công nghệ 70
Kết luận 74
Tài liệu tham khảo 75
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

năng cạnh tranh của các DNVVN về sản phẩm, thị trường.
Hạn chế về sản phẩm và chất lượng sản phẩm: Một trong những hạn chế lớn nhất của DNVVN Việt nam là trên con đường đi tìm đầu ra cho sản phẩm của mình, rất nhiều DNVVN vẫn đang duy trì những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, chất lượng không cao và chủ yếu dựa trên lợi thế chi phí nhân công rẻ.
Sản phẩm của Việt Nam còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại. Các doanh nghiệp hiện nay chưa tìm được lợi thế so sánh bằng những sản phẩm “độc đáo” riêng, hầu như DNVVN mới đang dừng lại ở chỗ có gì gọi là thế mạnh thì tập trung vào kinh doanh và đem ra chào bán, nếu không thì cũng là sản xuất theo kiểu làm nhái lại các sản phẩm uy tín nước ngoài. Ngay cả trong ngành dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, cơ khí xuất khẩu…- những lĩnh vực ưu thế của Việt Nam, việc đa dạng chủng loại, mẫu mã vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp DNVVN chỉ làm theo catalogue, hay là cóp nhặt, nhái kiểu sản phẩm cạnh tranh, kết cục vừa làm mình rơi vào thế bị động, vừa ảnh hưởng xấu đến diễn biến thị trường. Sản phẩm có quá nhiều sự trùng lắp, cả về mẫu mã lẫn chủng loại mặt hàng, dịch vụ giữa các doanh nghiệp nhỏ với nhau, giữa DNVVN với doanh nghiệp lớn, nên thị phần bị thu hẹp và lợi thế cạnh tranh tương đối lại càng mờ nhạt. Đó là nguyên nhân từ hai phía: trước hết, DNVVN yếu kém cả về năng lực sản xuất lẫn công nghệ và kiến thức thương trường và thậm chí chưa thực sự quan tâm đúng mức đến cải tiến sản phẩm; sau đến, Nhà nước thiếu một cơ chế kích thích tốt, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ về ngành nghề và thị trường đối với loại hình doanh nghiệp này.
Hơn nữa, trong xuất khẩu, phần lớn các doanh nghiệp đang sản xuất các loại sản phẩm có mức lợi nhuận thấp, dễ gia nhập thị trường. Sản phẩm dưới dạng thô, sơ chế vẫn chiếm tỷ lệ cao (70%) trong khi lao động ở các DNVVN nói chung dư thừa rất nhiều. Về lâu dài không chỉ các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt mà cả lợi ích do giá cả thấp cũng thuộc về khách hang nước nhập khẩu. Trong mấy năm gần đây, việc đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến cũng như vào mặt hàng xuất khẩu giá trị gia tăng cao đã có những cố gắng đáng kể, nhưng kết quả vẫn chưa tương xứng. ở đây lại xuất hiện một nghịch lý là, nếu sản xuất và xuất khẩu hàng thô thì vốn ít, dễ tìm thị trường, nhưng giá trị thấp. Còn nếu đầu tư vào hàng chế biến thì cần vốn lớn và khó tìm thị trường, mà vốn và thị trường là hai khó khăn lớn hạn chế hoạt động của các DNVVN hiện nay. Thực tế là nhiều sản phẩm xuất khẩu thô thì lãi nhưng chế biến sâu khi bán ra lại lỗ.
Chất lượng sản phẩm của Việt Nam còn kém, lại không ổn định, rất khó cạnh tranh với hàng nước ngoài ngay trên thị trường nội địa chứ không nói đến thị trường nước ngoài. Nhiều mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam luôn đứng ở thế yếu trước hàng nhập khẩu tiểu ngạch, chất lượng trung bình từ Trung Quốc, Thái Lan… ngay tại thị trường nội địa bởi chất lượng, giá cả, mẫu mã. Điều đáng lo ngại đối với DNVVN Việt Nam là nhiều hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam và trên thị trường quốc tế liên tục thay đổi mẫu mã và giảm giá mà chất lượng không giảm. Vô hình chung, doanh nghiệp Việt Nam tự rơi vào "cái bẫy của chí phí lao động thấp": bị qui luật cạnh tranh dồn ép vào những ngành có lợi nhuận cận biên thấp và bị cạnh tranh gay gắt về chi phí.
Qua điều tra trên 146 doanh nghiệp, các chuyên gia Viện chiến lược phát triển và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc đã rút ra nhận xét: "Trong phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, người ta chưa thấy rõ những nỗ lực hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp dường như phó mặc hay ít quan tâm tới việc cải thiện không ngừng hoạt động của mình, điều tất yếu để có thể đạt được chuẩn mực quốc tế. Các công ty xuất khẩu Việt Nam thường có ít hay không có nhãn hiệu quốc tế riêng, thường phải dựa nhiều vào khách hang và các đối tác chính để có đầu vào thiết kế, quy trình công nghệ, tiếp thị và phân phối. Nhiều doanh nghiệp coi Chính phủ như một tác nhân quan trọng đến kết quả kinh doanh của họ và nỗ lực tìm kiếm càng nhiều ưu tiên, hạn ngạch, trợ cấp và bảo hộ càng tốt"( Trích “Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt nam”, NXB Chính trị quốc gia 6/1999.)
Tiếp đó là về vấn đề thương hiệu sản phẩm, có thể thấy hiện đây đang là một vấn đề nhận được nhiều sự lưu tâm nhất hiện nay. Các DNVVN Việt nam hiện nay chưa tạo được một thương hiệu riêng cho mình- và cũng phải thừa nhận đó là một vấn để chẳng dễ dàng gì. Điển hình là sản phẩm gốm sứ Bát tràng, người ta biết đến Bát tràng là nơi sản xuất uy tín về gốm sứ, đến Bát tràng người ta có thể thấy nhan nhản các cửa hàng cửa hiệu với tên rất rõ ràng với địa chỉ và số điện thoại liên hệ, nhưng vấn đề là ở chỗ, không có tên, không có biểu tượng-tức là không có thương hiệu sản phẩm gốm sứ bát tràng để phân biệt với các sản phẩm gốm sứ khác trong khi gốm sứ Bát tràng hiện nay lại được xuất khẩu với số lượng rất lớn sang Nhật bản và Châu Âu.
Để giải quyết vấn đề thương hiệu của mình, một trong những giải pháp đưa ra là các DNVVN có thể sử dụng thương hiệu của các doanh nghiệp lớn cho đến khi có thương hiệu riêng, nhất là trong hoạt động xuất khẩu, các DNVVN cũng có thể hợp tác với các doanh nghiệp lớn nhằm sử dụng các thương hiệu của các doanh nghiệp đó. Thêm nữa, các DNVVN có thể mua lại các thương hiệu của các doanh nghiệp lớn bằng giao dịch nhượng quyền thương hiệu. Nếu DNVVN xây dựng thương hiệu của chính mình thì nên xây dựng thương hiệu ở cấp công ty thay vì xây dựng thương hiệu sản phẩm vì như vậy quá tốn kém. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì để phát triển một thương hiệu thì chi phí đầu tư không nhỏ và cần ít nhất vài năm để xây dựng thương hiệu quốc gia, cần khoảng 10 năm để xây dựng thương hiệu quốc tế, điều này là rất khó khăn với các DNVVN Việt nam với đa phần quy mô rất nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, mục tiêu bán được hàng, có lợi nhuận, tạo công ăn việc làm là vấn đề cấp bách trước mắt.
Hạn chế về khai thác và mở rộng thị trường đầu ra nội địa: Thị trường nội địa của các DNVVN còn kém phát triển và thiếu đồng bộ. Các DNVVN chưa vượt ra được thị trường địa phương và khu vực. Thị trường đầu ra nội địa còn bị chèn ép vì độc quyền, vì hàng nhập lậu tràn lan, vì doanh nghiệp thiếu thông tin thị trường và thiếu sự hỗ trợ, tư vấn của các cấp vĩ mô. Thực tế ở thị trường nội địa Việt Nam hiện nay, việc xác lập các kênh lưu thông từ sản xuất đến tiêu thụ chưa thực hiện hiệu quả, chủ yếu do DNVVN khu vực kinh tế tư nhân đảm nhận. Doanh nghiệp tư nhân tuy đông nhưng vốn quá nhỏ, phạm vi kinh doanh rộng nhưng lại thiếu nghiệp vụ, kinh nghiệm nên DNVVN tư nhân thường chờ thời cơ, buôn bán nhỏ qua nhiều khâu trung gian. Điều đó d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status