Cơ sở lý luận vấn đề dân tộc, giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ DÂN TỘC, GIAI CẤP TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề giai cấp 2
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc: 3
3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp 5
II. BIỆN CHỨNG GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 7
1. Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp 7
2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễnViệt Nam 12
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội có rất nhiều dạng quan hệ giữa người với người. Trong đó quan hệ giai cấp và quan hệ dân tộc là hai mối quan hệ cơ bản và có tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới bản thân con người nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Mác- Lênin và chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu vấn đề giai cấp, dân tộc và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau rất chi tiết, khoa học, có hệ thống và được ứng dụng vào việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, khi nào và ở đâu vấn đề giai cấp và và vấn đề dân tộc không được kết hợp một cách đúng đắn, quan điểm giai cấp, vấn đề dân tộc được vận dụng, xử lý một cách cứng nhắc và giáo điều hay bị coi nhẹ thì cách mạng sẽ không chỉ gặp khó khăn mà thậm chí còn bị tổn thất nặng nề.
Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ lịch sử của dân tộc cũng là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giai cấp mang tính lịch sử trong cuộc đấu tranh giai cấp do giai cấp công nhân, trong khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo. Vì vậy nghiên cứu vấn đề giai cấp, dân tộc là rất cần thiết.


NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ DÂN TỘC, GIAI CẤP TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Lý luận vấn đề dân tộc và giai cấp chủ yếu khái quát trên quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin và lý luận quốc tế cộng sản.

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề giai cấp

Trong tác phẩm “ Sáng kiến vĩ đại”, Lê Nin định nghĩa: “ Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ( thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn ngừơi, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Mỗi giai cấp có những đặc trưng riêng, giai cấp không phải là sản phẩm của sản xuất nói chung mà là sản phẩm của hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử. Mỗi giai cấp về bản chất là thể thống nhất của các mặt đối lập vì vậy muốn hiểu được đặc trưng của giai cấp phải đặt nó trong hệ thống các giai cấp đối lập với nó. Giai cấp có bốn đặc trưng cơ bản sau:
Khác nhau về việc nắm giữ tư liệu sản xuất trong cùng xã hội. Đây là đặc trưng quan trọng nhất vì nó chi phối các đặc trưng còn lại. Tập đoàn người nào nắm tư liệu sản xuất trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm giữ những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác. Ví dụ: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ bao gồm giai cấp chủ nô và nô lệ. Trong chế độ phong kiến bao gồm giai cấp địa chủ và nông nô. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa bao gồm giai cấp tư sản và vô sản. Trong đó chủ nô, địa chủ phong kiến, tư bản là những tập đoàn người nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất thì sẽ trở thành giai cấp thống trị. Nô lệ, nông nô và vô sản là giai cấp bị trị.
Khác nhau về vai trò quản lý, phân công lao động xã hội: Tập đoàn nào nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất thì sẽ trực tiếp tham gia việc phân công quản lý.
Khác nhau về phân phối sản phẩm: Tập đoàn nào nắm giữ tư liệu sản xuất sẽ trực tiếp đứng ra phân phối vì vậy sẽ được hưởng nhiều sản phẩm.
Khác nhau về địa vị trong nền sản xuất: Tập đoàn nào nắm giữ tư liệu sản xuất trong tay sẽ đứng vị trí cao nhất.
Như vậy giai cấp không phải là phạm trù xã hội thông thường mà là phạm trù kinh tế- xã hội có tính chất lịch sử.

tyF6YnQ7j9F4YRb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status