Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODA 2
1. Nguồn vốn ODA 2
1.1.Khái niệm 2
1.2. Đặc điểm của ODA 2
2. Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ở Việt Nam 4
2.1. Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế ở Việt Nam 4
2.2. Tầm quan trọng của ODA đối với phát triển kinh tế Việt Nam 5
2.3. Mô hình định lượng tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM 11
1. Tình hình huy động vốn ODA 11
1.1 Tình hình cam kết ODA 12
1.2. Ký kết các hiệp định vay hay thỏa thuận viện trợ của các nhà tài trợ 14
1.2.1. Các nhà tài trợ cung cấp ODA cho Việt Nam 14
1.2.2. Một số nhà tài trợ tiêu biểu 15
1.3. Tình hình giải ngân ODA 20
2. Tình hình sử dụng vốn ODA 22
2.1 Cơ cấu sử dụng vốn ODA cho đầu tư phát triển 23
2.2. Vốn ODA phân bổ theo ngành 23
2.3 Vốn ODA phân bổ theo vùng lãnh thổ. 26
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA 35
1. Các chính sách và giải pháp thu hút ODA: 37
2. Các chính sách và biện pháp về sử dụng và quản lý ODA: 38
3. Phổ biến thông tin về ODA 39
4. Theo dõi và đánh giá 39
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc và Xin-ga-po.
1.2.1.2.Các nhà tài trợ đa phương gồm:
+ Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ gồm có: Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait.
+ Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ gồm có: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF),Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tình hình cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu dành cho Việt Nam được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu 1: Tình hình cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu giành cho Việt Nam
Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
1.2.2. Một số nhà tài trợ tiêu biểu
Tổng số vốn ký kết theo các hiệp định, thỏa thuận tài trợ là 42,399 tỷ USD trong đó Nhật Bản, Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á là 3 nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, cụ thể là:
Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam. Hiện nay, viện trợ của Nhật Bản dành cho các nước bị giảm sút do kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với khó khăn kéo dài. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước ưu tiên nhận viện trợ của Nhật Bản.
Chính sách mới của phía Nhật Bản về cung cấp ODA cho Việt Nam trong các năm tới sẽ tập trung vào các lĩnh vực sau:
Thúc đẩy tăng trưởng bao gồm các lĩnh vực: Cải thiện môi trường đầu tư; Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực tư nhân; Giao thông; Năng lượng điện; Viễn thông; Phát triển nguồn nhân lực; Cải cách kinh tế bao gồm cả cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội bao gồm các lĩnh vực: Giáo dục; Y tế; Phát triển nông thôn; Phát triển đô thị; Môi trường; Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội.
Tăng cường thể chế bao gồm các lĩnh vực: Cải thiện hệ thống Luật pháp và Cải cách hành chính.
Viện trợ không hoàn lại
Từ khi nối lại viện trợ phát triển năm 1992 đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều loại hình viện trợ không hoàn lại khác nhau cho Việt Nam như: Viện trợ không hoàn lại chung; Hợp tác kỹ thuật dạng dự án; Nghiên cứu phát triển; Cử chuyên gia; Đào tạo cán bộ Việt Nam tại Nhật Bản; Cung cấp trang thiết bị; Viện trợ phi dự án... với tổng trị giá khoảng hơn 1.4 tỷ USD.
Ngoài ra, thông qua chương trình hợp tác kỹ thuật, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ lập các qui hoạch tổng thể phát triển các ngành như điện, giao thông, nghiên cứu khả thi, lập thiết kế chi tiết, khảo sát về môi trường..., đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tại Nhật Bản, cử chuyên gia tư vấn, người tình nguyện sang Việt Nam làm việc...
Tín dụng ưu đãi
Từ khi Chính phủ Nhật Bản chính thức nối lại việc cung cấp ODA cho Việt Nam tháng 11/1992 cho đến hết tài khoá 2006 (tháng 3/2007), hai Chính phủ đã ký tất cả 106 hiệp định vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Tổng số tín dụng, bao gồm cả tín dụng ưu đãi thường niên và tín dụng đặc biệt đồng Yên, tín dụng Miyazawa mà phía Nhật Bản đã cam kết cho đến nay là 1318.6 tỷ Yên (tương đương 12 tỷ USD) để triển khai thực hiện các công trình và chương trình phát triển kinh tế lớn của nước ta trong các lĩnh vực: năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, hạ tầng đô thị, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Nhiều dự án nói trên đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của ta như đường số 5, các cầu trên quốc lộ 1, hệ thống thông tin cứu hộ ven biển, nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, đường 10, 18, cảng Cái Lân , Dự án đại lộ đông - tây TP.HCM và hầm Thủ Thiêm theo tiến độ sẽ hoàn thành vào quí 1-2010 với tổng mức đầu tư 9800 tỉ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản.
Thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản về việc Chính phủ Nhật Bản xem xét tài trợ cho 3 dự án ưu tiên của Việt Nam là dự án Phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc, xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam và xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đó phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai một số công tác chuẩn bị như sau.
Dự án Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu tháng 3/2007 JICA đó cử đoàn vào thực hiện việc cập nhật Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc. Báo cáo giữa kỳ đã hoàn thành và đến tháng 10/2007 sẽ đưa ra báo cáo cuối kỳ. Báo cáo giữa kỳ đó xác định một số dự án hạ tầng ưu tiên cần tiến hành đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và ODA. Phía Nhật Bản đề nghị sớm xác định các dự án nào sẽ sử dụng ODA của Chính phủ Nhật Bản, trên cơ sở đó tiến hành lập báo cáo khả thi để Chính phủ Nhật Bản xem xét tài trợ vốn trong tài khóa 2008.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phía Nhật Bản đó có đề xuất ý tưởng xây dựng Khu công nghệ cao Hoà Lạc trở thành trung tâm đặc biệt có sức lan toả trong phạm vi cả nước và bao gồm các chức năng đào tạo, nghiên cứu, sản xuất ứng dụng và tuyên truyền giáo dục. Phía Việt Nam hoan nghênh đề xuất của phía Nhật Bản đồng thời nhấn mạnh việc xác định chức năng của Khu công nghệ cao Hoà Lạc cần tham khảo thêm mô hình của các nước khác trên Thế giới.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, JBIC đó đồng ý xem xét tài trợ cho dự án xây dựng đường vành đai 3 (đoạn nối từ đầu đường cao tốc Láng - Hòa Lạc đến cầu Thanh Trì) nhằm mục đích phục vụ cho việc phát triển Khu cụng nghệ cao Hòa Lạc. Hiện nay phía JBIC đang tích cực phối hợp với các cơ quan phía Việt Nam hoàn tất các công tác chuẩn bị để cấp vốn cho dự án trong tài khóa 2007.
Hiện nay các công ty của Nhật Bản rất quan tâm đầu tư vào Khu công nghệ cao Hoà Lạc và đề nghị áp dụng quy chế Tối huệ khi đầu tư vào Khu công nghệ cao Hoà Lạc bao gồm ưu đãi về thuế, về lao động, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status