PHÂN TÍCH: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY XE MÁY HONDA VIỆT NAM - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. Giới thiệu chung:
I. Ngành công nghiệp xe máy Việt Nam:
Từ những năm 90 của thế kỉ trước, Việt Nam đã bắt đầu công cuộc đổi
mới, qua đó dần hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Hòa chung với dòng chảy hội
nhập, ngành xe máy Việt Nam cũng đã từng bước được hình thành và phát triển.
Xe máy từ một phương tiện xa xỉ; đã dần trở thành một sản phẩm hợp với túi
tiền của đại bộ phận người tiêu dùng nước nhà. Thị trường xe máy Việt Nam
theo đó cũng có bước phát triển vượt bậc với lượng cầu lớn, thu hút nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nước tham gia sản xuất kinh doanh. Các hãng xe máy nổi
tiếng trên thế giới như: Honda, Yamaha, SYM, Suzuki…. đã lần lượt xâm nhập,
tiến hành liên doanh với các đối tác Việt Nam để sản xuất và cung cấp xe máy
phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Thêm vào đó, trong 8 năm trở lại đây, thị
trường xe máy đã đa dạng còn trở nên đa dạng hơn bởi những chiếc xe máy
Trung Quốc được nhập khẩu cũng như được sản xuất ồ ạt tại Việt Nam. Sản
phẩm xe máy Trung Quốc với ưu thế giá rẻ, chủng loại phong phú đã thực sự
thỏa mãn đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng xe máy song thu nhập thấp.
Qua đó mở rộng hơn nữa thị trường xe máy và tạo nên một sự cạnh tranh mạnh

mẽ giữa các hãng xe trên thị trường.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài tăng trưởng rất nóng, từ năm 2011, thị
trường xe máy Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của tình trạng bão hòa.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính 10 tháng năm 2011 lượng xe
máy sản xuất, lắp ráp trong nước đã vượt mức 3,37 triệu chiếc, tăng 20,2% so
với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi sản lượng sản tăng ở mức cao thì tốc độ tiêu
thụ nhóm sản phẩm này lại tăng chậm hơn, đạt 18%. Báo cáo của Tổng cục
Thống kê cho biết thêm, tại thời điểm 1/10/2011, chỉ số tồn kho của ngành công
nghiệp xe máy tăng đến 49,5% so với cùng thời điểm năm trước. Theo các dữ
liệu mà Tổng cục Thống kê cung cấp, ở thời điểm này cũng đã xuất hiện dấu
hiệu dư thừa xe máy. Và từ khoảng cuối năm 2012, khi các nhà máy mới và nhà
máy mở rộng bắt đầu đi vào sản xuất thì khả năng dư thừa là rất hiện thực. Ước
tính đến cuối năm 2012, sản lượng xe máy xuất xưởng sẽ lên tới 5 triệu sản
phẩm mỗi năm. Trong khi quy mô sản xuất xe máy tăng mạnh và ở mức cao thì
1
theo tính toán, nhu cầu thị trường đang ở mức thấp hơn khá nhiều. 2011 đạt
khoảng 3,3 triệu chiếc, năm 2012 dự kiến sẽ đạt khoảng 3,6 triệu chiếc. Thực tế
trên cho thấy, tính cạnh tranh trên thị trường xe máy Việt Nam trong những năm
tới sẽ ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải có
chiến lược cạnh tranh phù hợp và hiệu quả.
II. Công ty Honda Việt Nam:
1. Giới thiệu chung:
Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa công ty Honda Motor Nhật
Bản, công ty Asian Honda Motor Thái Lan và tổng công ty máy động lực và
máy nông nghiệp Việt Nam. Honda cũng là hãng xe sớm có mặt tại nước ta,
hãng đã xuất hiện từ khá lâu nhưng chính thức hoạt động ở Việt Nam trong hơn
10 năm qua. Honda là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh xe máy tại Việt Nam. Hiện nay, Honda Việt Nam đang dẫn đầu thị trường
và chiếm lĩnh tới hơn 50% thị phần thị trường xe máy nội địa. Honda cũng là
hãng đầu tiên thực hiện việc xuất khẩu xe sản xuất tại Việt Nam sang nước thứ
ba.
Tầm nhìn của Honda:
“Trở thành tập đoàn sản xuất ô tô, xe máy và các sản phẩm công nghệ hàng
đầu Thế Giới.”
Sứ mệnh:
Honda duy trì một quan điểm toàn cầu là cung cấp sản phẩm chất lượng cao
nhất nhưng ở một mức giá hợp lý tạo ra sự hài lòng cho khách hàng trên toàn thế
giới.
Slogan: “The Power Of Dream”.
2. Hoạt động của Honda Việt Nam:


Để cạnh tranh trên tất cả các phân khúc thị trường, Honda Việt Nam đã sử
dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Honda đã tung ra nhiều dòng sản phẩm,
nhằm phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau, từ khách hàng bình dân đến
những người tiêu dùng trung, cao cấp.
Bên cạnh việc cạnh tranh bằng sản phẩm, Honda cũng đã có những thành
công trong việc xây dựng hệ thống phân phối và trung tâm bảo hành trên toàn
quốc. Đây cũng là một điểm quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của hãng.

B. Phân tích môi trường kinh doanh xe máy của Honda Việt Nam:

I. Phân tích môi trường vĩ mô:
2
1. Môi trường chính trị và luật pháp:
Hiện nay, ở Việt Nam, tình trạng tắc đường đang là một vấn đề bức xúc
trong đời sống xã hội. Vấn đề tắc đường này do nhiều nguyên nhân tạo ra,
nhưng trong đó, việc sử dụng quá nhiều xe máy và văn hóa đi xe máy còn thấp
được xác định là một nguyên nhân cốt lõi. Vì thế, chủ trương của Chính phủ
hiện nay là hạn chế tiến tới cấm sử dụng xe máy. Chủ trương này của Chính phủ
đã tạo nên một sự khó khăn lớn đối với ngành công nghiệp xe máy.
Bên cạnh đó, tuy nước ta đã tham gia công ước về “bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ” nhưng hệ thống pháp luật đi kèm là chưa hoàn thiện và hiệu quả. Vì vậy,
việc vi phạm bản quyền về thiết kế sản phẩm ở nước ta còn khá phổ biến. Trên
thị trường xe máy cũng đã xảy ra một số vụ việc giả mẫu mã của các hãng xe
nổi tiếng. Sự chưa hoàn thiện về hệ thống quy phạm pháp luật này cũng tạo ra
những khó khăn, ức chế cho các hãng sản xuất xe chân chính-những người đã
tốn không ít tiền của để thiết kế các mẫu xe mới.
2. Môi trường kinh tế:
Từ năm 2009 đến nay, nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm
trọng. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc và lâm vào khủng
hoảng. Do đó, sức cầu trên thị trường đã giảm sút trầm trọng, đặc biệt là cầu về
các hàng hóa lâu bền như xe máy. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến
lượng xe tiêu thụ được của mỗi hãng. Năm 2005, tổng lượng xe tiêu thụ lên đến
3,42 triệu chiếc; thì đến năm 2009 lượng xe tiêu thụ giảm xuống chỉ còn 2,75
triệu chiếc.
Ngoài ra, do tình trạng lãi suất duy trì ở mức cao, và tỉ giá hối đoái biến
động phức tạp nên việc nhập khẩu linh kiện phục vụ sản xuất trong nước cũng
gặp nhiều khó khăn. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy
trong nước bị đội giá thành sản xuất, làm cho giá bán cũng tăng theo, làm giảm
sâu sắc năng lực cạnh tranh.
3. Môi trường xã hội:
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội Việt Nam cũng
có những biến chuyển mạnh mẽ. Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đã
dần thay đổi, khả năng chi trả của đại bộ phận người dân cũng tăng thêm. Vì thế,
người Việt Nam có nhu cầu tiêu dùng ô tô nhiều hơn, đây cũng là một áp lực đối
với ngành công nghiệp xe máy.
3
Bên cạnh đó, người Việt Nam hiện nay cũng có một xu thế tiêu dùng mới
đó là: không thích hàng hóa của Trung Quốc. Đây là một điều kiện thuận lợi cho
các hãng sản xuất xe trong nước khi xe máy nhập khẩu từ Trung Quốc hầu như
đã bị đào thải tại thị trường Việt Nam.
Sau một thời gian tương đối dài gắn bó với phương tiện xe máy. Một bộ
phận lớn người Việt Nam đã hình thành văn hóa xe máy. Trong đó, người Việt
ngày nay có thói quen ra khỏi nhà là sử dụng xe máy, không thích đi bộ, không
thích sử dụng các phương tiện công cộng khác. Đây là một nét văn hóa khó thay
đổi trong một sớm một chiều. Vì thế, nhu cầu mua và sử dụng xe máy của người
Việt Nam vẫn sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới.
4. Môi trường công nghệ:
Trình độ phát triển của nền công nghiệp nước ta còn thấp, đặc biệt trình độ
của các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy lại càng lạc hậu hơn nữa. Vì thế,
nền công nghiệp phụ trợ của nước ta còn chưa thể phát triển, chúng ta vẫn phải
phụ thuộc về công nghệ vào các đối tác nước ngoài. Do đó, sự phát triển của
ngành công nghiệp xe máy là không bền vững và lợi nhuận thu được chủ yếu sẽ
rơi vào tay các tập đoàn tư bản nước ngoài. Đây là một khúc mắc đặt ra cho cả
chính phủ cũng như các doanh nghiệp nội địa khi hoạch định chiến lược để phát
triển.
5. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật:
Hiện nay, hệ thống đường sá của Việt Nam còn khá yếu kém. Đường nhỏ
hẹp, diện tích và mật độ đường giao thông còn thấp. Ngoài ra, hệ thống bãi đỗ
xe là cực kì thiếu. Vì thế, ngoài xe máy khó có loại phương tiện giao thông cá
nhân nào có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội. Đây có thể coi là một lợi thế của
xe máy khi so sánh với các loại phương tiện khác trong điều kiện Việt Nam.
6. Môi trường kinh doanh quốc tế:
Hiện nay, trên thị trường thế giới, nhu cầu sử dụng xe máy vẫn còn khá
cao; đặc biệt là tại các quốc gia Châu Phi và Nam Á, Đông Nam Á. Với năng
lực sản xuất dư thừa, và lợi thế giá thành cạnh tranh; các doanh nghiệp Việt
Nam có thể tận dụng các thị trường này, vươn lên xuất khẩu sản phẩm. Nền kinh
tế Việt Nam hiện nay cũng đã có độ mở cửa khá cao; Việt Nam tham gia vào
nhiều tổ chức và liên minh kinh tế quốc tế, vì vậy rào cản đối với các doanh
nghiệp Việt Nam tại các thị trường này cũng sẽ được giảm thiểu.
4
7. Lượng hóa tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô:
MA TRẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
VĨ MÔ LÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HONDA VIỆT NAM
Yếu tố tác động Mức độ quan
trọng với ngành
Mức độ qtrọng
với Honda VN
Tính chất
tác động
(1) (2) (3) (4)
Quyết tâm hạn chế xe máy
của CP
Cao Cao -
Pháp luật về sở hữu trí tuệ
còn chưa hoàn thiện
Trung bình Cao -
Kinh tế VN đang khó khăn Cao Cao -
Văn hóa sử dụng xe máy Cao Cao +
Kiểm soát công nghệ Trung bình Trung bình +
Hạ tầng kĩ thuật Trung bình Trung bình +
Điều kiện vươn ra thế giới Thấp Trung bình +
Tâm lí ưa thích hàng Nhật
không thích hàng Trung Quốc
Trung bình Cao +
II. Phân tích Môi trường ngành:
1. Cạnh tranh nội bộ ngành công nghiệp xe máy:
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là không thể tránh khỏi đối với
bất kỳ doanh nghiệp nào, nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Vì thế, công việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là không thể thiếu đối
với mọi doanh nghiệp. Honda Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó,
việc tìm hiểu các đối thủ trực tiếp trong ngành sản xuất, kinh doanh xe máy là
vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để đat được những mục tiêu mà
Honda Việt Nam hướng đến.
a, Mức độ tập trung của ngành:
Hiện nay ở Việt Nam theo thống kê có hơn 60 DN tham gia ngành công
nghiệp xe máy, trong đó có 50 DN trực tiếp tham gia sản xuất, còn lại là các DN
lắp ráp. Ngoài Honda , còn có nhiều hãng sản xuất xe máy của nước ngoài đã
xây dựng nhà máy tại Việt Nam như: Suzuki, Yahama, SYM và Piagio, bên
cạnh đó còn có trên 10 DN xe máy 100% vốn trong nước. Số lượng doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp xe máy có thể nói là không nhiều vì chi phí để
gia nhập ngành là tương đối lớn. Có thể thấy rằng ngành xe máy trong những
năm gần đây ở Việt Nam có mức độ tập trung cao khi mà một số doanh nghiệp
5
có vốn nước ngoài chiếm lĩnh phần lớn thị trường. Honda Việt Nam hiện là
doanh nghiệp có thị phần đứng đầu tại thi trường xe máy nội địa (chiếm khoảng
50%). Tuy nhiên Honda Việt Nam cũng phải chịu sức ép không nhỏ trong việc
giành giật thị phần đặc biệt là từ các hãng liên doanh khác như Yamaha, Suzuki,
SYM, Piagio. Điều đó cho thấy, các đối thủ cạnh tranh của Honda là rất đa dạng,
chủ yếu là giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Honda hiện chưa có
một đối thủ toàn diện tại Việt Nam, tuy nhiên, ở mỗi phân đoạn thị trường,
Honda đều có những đối thủ rất mạnh, vì thế sự cạnh tranh là không kém phần
khốc liệt.
b, Mức tăng trưởng và năng lực sản xuất của ngành:
Với dân số lên đến 87 triệu người, thu nhập bình quân mới đạt khoảng
1200 USD/người/năm, hiện nay xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ đạo,
không thể thiếu ở Việt Nam. Sức tiêu thụ xe máy ở nước ta vẫn có tốc độ gia
tăng cao, năm 2011 sức tiêu thụ sản phẩm xe máy đã tăng tới 18%, đạt 3,3 triệu
xe. Rõ ràng, thị trường xe máy nội địa là mảnh đất “màu mỡ” cho các hãng.
Theo dự báo của Viện Chiến lược-Chính sách Công nông, đến năm 2010 cả
nước có khoảng 25 triệu xe máy, 2015 khoảng 31 triệu xe, và 2020 khoảng 35
triệu chiếc. Tuy vậy ngành xe máy hiện nay đang đứng trước nguy cơ bão hòa
sớm. Bộ Công Thương từng tính toán vào năm 2020 số xe máy lưu hành trên cả
nước sẽ đạt khoảng 33,5 triệu chiếc, dân số đạt khoảng 99,6 triệu người, đưa tỷ
lệ sử dụng xe máy ở Việt Nam lên tới 2,97 người/xe. Tại Thái Lan, tỷ lệ này
hiện là 2,9 và đã đạt mức bão hòa. Hay như dự báo của GS. Kenichi Ohno, Viện
Nghiên cứu chính sách Quốc gia Nhật Bản, khi lượng xe máy tại Việt Nam đạt
tới con số 30 triệu chiếc, thị trường sẽ bão hòa. Thời điểm này dự tính sẽ rơi vào
những năm 2017-2020. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải,
tính đến tháng 8/2011, lượng xe máy đăng ký lưu hành đã đạt mức 33,4 triệu
chiếc. tính toán sơ bộ đến cuối năm 2012 tổng sản lượng xe máy sản xuất lên
mức khoảng 5 triệu chiếc/năm, trong khi đó nhu cầu thị trường đang ở mức thấp
hơn nhiều năm 2009 cả nước tiêu thụ khoảng 2,75 triệu chiếc, sang năm 2010
đạt mức gần 3 triệu chiếc và năm 2011 đạt xấp xỉ 3,3 triệu chiếc. Như vậy bối
cảnh thị trường xe máy trong thời gian tới là sẽ dư thừa nguồn cung, qua đó đòi
hỏi Honda Việt Nam cũng như các hãng xe khác phải có chiến lược kinh doanh
hợp lí để cạnh tranh, đặc biệt cần hướng đến chiến lược xuất khẩu sản phẩm
sang các thị trường tiềm năng như Châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á…
c, Sự nhận biết về thương hiệu sản phẩm:
Thương hiệu là một yếu tố hết sức quan trọng trong cạnh tranh, đây cũng
là một lợi thế của Honda so với các đối thủ khác. Honda đã có mặt ở Việt Nam
6
từ khá lâu, vì thế thương hiệu Honda đã trở nên rất phổ cập và đã được định vị
trong tâm trí người tiêu dùng. Thậm chí, ở Việt Nam người ta còn gọi xe máy là
xe Honda. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam,
Honda đã tiếp tục phát triển thương hiệu của mình ngày càng trở nên gần gũi
hơn với khách hàng. Các nhãn hiệu sản phẩm của hãng cũng đã khẳng định
được tên tuổi, được người tiêu dùng biết tới. Đây là một lợi điểm then chốt của
Honda Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Giá trị thương hiệu
của Honda gây dựng được là kết quả của cả một quá trình dài lâu, là tổng hòa
của nhiều yếu tố, nổi bật trong đó là: chất lượng sản phẩm, chính sách bảo hành
và đóng góp cho cộng đồng. Để có được một thương hiệu mạnh như Honda là
điều không dễ đối với các doanh nghiệp khác trong ngành đặc biệt là các doanh
nghiệp xâm nhập thị trường sau. Vì thế, thương hiệu sẽ tiếp tục là ưu thế của
Honda trong cạnh tranh trên thị trường. Honda Việt Nam cũng cần nhận thức
được ưu thế này, từ đó tiếp tục có định hướng xây dựng và bảo vệ thương hiệu
của hãng.
2. Đối thủ tiềm ẩn:
Để đánh giá các đối thủ tiềm ẩn của Honda trên thị trường xe máy Việt Nam,
chúng ta xem xét đến các rào cản gia nhập ngành.
a, Rào cản về công nghệ, kĩ thuật :
Để có thể tham gia vào ngành công nghiệp xe máy, đòi hỏi các công ty phải
có một nền tảng công nghệ nhất định, đặc biệt là trình độ công nghệ kĩ thuật về
chế tạo máy và tự động hóa. Đây là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp
trong nước đang còn non trẻ cả về tuổi đời và trình độ. Tuy nhiên, đối với các
tập đoàn trong lĩnh vực ô tô, họ có thể tương đối dễ dàng vượt qua rào cản kĩ
thuật này và tham gia sản xuất xe máy.
Bên cạnh đó, còn có một số hãng sản xuất xe máy lớn chưa tham gia trực
tiếp vào thị trường Việt Nam (ví dụ như Haley Davision); đây đều là các công ty
có đủ trình độ kĩ thuật về chế tạo xe máy, họ luôn có thể tham gia vào thị trường
xe máy Việt Nam và cạnh tranh với Honda Việt Nam.
b, Vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế theo quy mô:
Để tham gia ngành công nghiệp sản xuất xe máy, đòi hỏi các hãng phải có
một nguồn vốn tương đối lớn. Như đối với Honda, sau 10 năm chen chân đến Việt
Nam, hãng đã đầu tư hơn 65 triệu USD để xây dựng các nhà máy sản xuất. Hiện
tại Honda đã có 2 nhà máy chế tạo xe với tổng công suất là 1,5 triệu xe 1 năm.
Đó là một con số khá lớn,và là một thách thức không nhỏ cho các công ty khác
nếu họ muốn tham gia vào thị trường và đánh bại Honda trên đất Việt.
7
Đặc thù của ngành sản xuất xe máy là tính chuyên môn hóa cao độ, chi phí
sản xuất cố định như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị… chiếm tỉ trọng lớn. Vì thế,
trong sản xuất xe máy, hiệu quả sản xuất gắn liền với quy mô sản xuất. Hay nói
cách khác, tính kinh tế theo quy mô là rất cao. Việc Honda đã đầu tư cả hệ thống
dây chuyền sản xuất khép kín cùng công suất lớn ở Việt Nam, các hãng khác
khó có khả năng cạnh tranh với Honda về hiệu quả theo quy mô.
c, Hệ thống phân phối sản phẩm:
Từ khi gia nhập thị trường Việt Nam, Honda đã không ngừng xây dựng và
hoàn thiện hệ thống đại lí phân phối độc quyền. Hiện nay, có tới 520 cửa hàng
bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm; phân bố trên phạm vi toàn quốc. Đó là 1
con số khổng lồ; nó thể hiện sự phủ sóng cao độ của mạng lưới phân phối xe
máy Honda tại Việt Nam. Bên cạnh việc phân phối sản phẩm, hệ thống cửa hàng
ủy nhiệm của Honda trên toàn quốc còn làm công tác bảo hành sửa chữa xe
bằng các linh kiện chính hãng. Điều đó đã tạo nên sự tiện lợi cho khách hàng,
gây dựng một hình ảnh công ty rất quy mô. Đây là lợi thế mà Honda đã tốn
không ít công sức và thời gian mới xây dựng được. Các công ty khác nếu muốn
gia nhập thị trường xe máy Việt Nam thì cần nỗ lực rất nhiều mới có thể có
khả năng phân phối như Honda.
d, Sự trung thành của khách hàng:
Đối với đại bộ phận người dân Việt Nam, xe máy là một tài sản có giá trị
lớn. Vì vậy, khi lựa chọn một chiếc xe, người tiêu dùng thường cân nhắc kĩ về
thương hiệu của nhà sản xuất. Xét về mặt thương hiệu,có lẽ khó có hãng nào tạo
được 1 ấn tượng sâu sắc như Honda.Thậm chí ở VN nhắc đến xe máy là người
ta nhắc đến Honda,và ngược lại nhắc đến Honda là người ta nghĩ ngay đến xe
máy. Với sức mạnh thương hiệu to lớn như vậy, sự trung thành của khách hàng
đối với sản phẩm xe máy Honda cũng rất bền chắc. Đây là một lợi thế cạnh
tranh lớn của Honda. Đối với các nhà sản xuất khác, khi gia nhập thị trường đây
lại là một rào cản lớn.
e, Khả năng tiếp cận nguồn lực sản xuất:
Đối với ngành sản xuất xe máy, nguồn lực sản xuất khan hiếm nhất là lao
động có trình độ cao. Honda Việt Nam với chính sách nguồn nhân lực khá tốt,
đang thu hút được nhiều lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề kĩ thuật.
Các công ty khác, nếu muốn tham gia sản xuất và kinh doanh xe máy tại thị
trường Việt Nam sẽ khó có thể xây dựng được một nguồn lực nhân sự đông đảo
và chất lượng như Honda.
3. Sản phẩm thay thế:
8
Trong điều kiện hiện nay, các sản phẩm thay thế cho xe máy có thể kể đến:
xe bus, xe đạp, ô tô. Để đánh giá về các sản phẩm trên, chúng ta có thể phân tích
mỗi loại phương tiện trên các khía cạnh cụ thể là: giá tương đối, chất lượng sản
phẩm, số lượng sản phẩm và chi phí chuyển đổi.
a, Xe bus:
Ở nước ta hiện nay, hệ thống xe bus luôn luôn được nhà nước chú trọng đầu
tư phát triển nhằm giải quyết vấn đề ách tắc giao thông, từ đó nó gây ra sự cạnh
tranh không nhỏ cho xe máy nói chung và Honda nói riêng.
* Về số lượng: Hiện nay, ở HN có khoảng 1300 chiếc xe với khoảng 80 tuyến
xe. Với lượng xe như vậy,trong năm 2009 đã có 385 triệu hành khách tham gia
đi xe bus. Ước tính mỗi ngày có khoảng 200 nghìn HSSV và cán bộ cnv đi bằng
vé tháng. Ở Hà Nội, mỗi ngày có 10000 lượt xe vận chuyển 1 triệu lượt hành
khách, khiến cho hạn chế 700 nghìn xe máy tham gia giao thông.
Ở Tp HCM các xí nghiệp xe bus cũng chuyên trở được 316 triệu hành
khách mỗi năm. Tuy nhiên chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp xe bus ở tp
HCM chắc chắn sẽ tốt hơn bởi họ có khoảng 3100 xe với trên dưới 148 tuyến
xe.
* Giá cả:
Có thể nói chắc chắn rằng xe bus là phương tiện đi lại rẻ nhất tại 2 thành phố
lớn là Hà Nội và tp HCM. Giá vé xe bus dao động từ 3-4000đ/ lượt, hoặc
100.000đ/tháng. Sở dĩ giá vé xe bus rẻ là do: hằng năm nhà nước chi khoảng
2700 tỉ đồng để trợ giá xe bus. Với mức giá này, xe bus có khả năng cạnh tranh
mạnh với xe máy ở đoạn thị trường khách hàng thu nhập thấp.
* Về chi phí chuyển đổi: Để chuyển từ xe máy sang xe bus không tốn kém
nhiều chi phí. Vì thế khách hàng luôn có thể chuyển đổi dễ dàng.
* Về chất lượng: Đi kèm với mức giá vé rẻ, chất lượng của xe bus hiện nay
cũng chưa cao. Đặc biệt là tình trạng quá tải trên xe; mất an toàn, trật tự; thái độ
phục vụ không tốt; tình trạng bỏ bến, bỏ tuyến…. Vì thế xe bus không hấp dẫn
được đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình trở lên.
Theo một cuộc khảo sát, trong trường hợp không có xe máy, người dân cũng
chủ yếu chọn xe đạp và xe ôm với tỷ lệ chiếm cao nhất 58% nhu cầu, còn xe
buýt chỉ chiếm 45,8%. Rõ ràng, xe bus vẫn chưa gây được nhiều thiện cảm đối
với người dân.
Tuy nhiên, trong tương lai, xe bus vẫn được xem là giải pháp hàng đầu
giảm nạn kẹt xe. Đặc biệt, khi các tuyến bus nhanh, xe điện mặt đất, hay
metro… đi vào hoạt động.Khi đó xe bus sẽ trở thành đối thủ có sức cạnh tranh
9
mạnh mẽ với xe máy nói chung và xe máy Honda nói riêng, đặc biệt với ưu thế
chi phí rẻ.
b, Xe đạp:
* Về số lượng: xe đạp là một vật dụng rất gần gũi với người Việt Nam, hiện
nay riêng tại thành phố Hà Nội đã có khoảng 1 triệu xe đạp. Có thể nói xe đạp là
một phương tiện đại trà và dành được nhiều thiện cảm của người dân.

uZOrW2e6Y7Y6099
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status