Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015 - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. VIỆC LÀM VÀ SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN 4
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN. 4
1.1.1. Việc làm. 4
1.1.2. Tạo việc làm cho người lao động (trong đó có thanh niên). 8
1.1.3. Thanh niên và những đặc điểm của thanh niên 10
1.1.3.1. Quan điểm về thanh niên và lực lượng lao động thanh niên. 10
1.1.3.2. Những đặc điểm của thanh niên: 12
1.1.3.3. Những cơ chế chính sách của nhà nước về lao động- việc làm cho thanh niên: 15
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 16
1.2.1. Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ. 17
1.2.2. Nhân tố sức lao động và sử dụng lao động: 17
1.2.3. Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách tạo việc làm ảnh hưởng dến tạo việc làm cho thanh niên. 18
1.3. KINH NGHIỆM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN CỦA TỈNH HÀ TĨNH CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO TỈNH NAM ĐỊNH 18
1.4. SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NAM ĐỊNH. 21
1.4.1.Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động 21
1.4.2. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho thanh niên Nam Định 22
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 24
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NAM ĐỊNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 24
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên. 24
2.1.1.1. Vị trí địa lý 24
2.1.1.2. Tiềm năng về tài nguyên: 24
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa - xã hội. 26
2.1.2.1. Tình hình dân số, văn hóa, y tế, giáo dục: 27
2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế. 28
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM QUA 29
2.3.1. Quy mô tạo việc làm qua các năm 29
2.3.2. Khái quát thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của thanh niên Nam Định. 30
2.3.3. Tạo việc làm theo ngành kinh tế. 37
2.3.4. Tạo việc làm theo khu vực (Thành thị, Nông thôn) 39
2.3.5. Tạo việc làm theo thành phần kinh tế 41
2.2.6. Ảnh hưởng của việc làm đến thu nhập, đời sống của thanh niên tỉnh Nam Định 43
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM QUA 44
2.3.1. Tạo việc làm thông qua chương trình cho vay vốn GQVL. 44
2.3.2. Tạo việc làm gắn với hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề, truyền bá các kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh. 47
2.3.3. Tạo việc làm thông qua các hoạt động dịch vụ việc làm. 48
2.3.4. Tạo việc làm thông qua hoạt động XKLĐ và chuyên gia. 49
2.3.5. Tạo việc làm thông qua hoạt động thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. 49
2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA. 54
2.4.1. Nhân tố vốn, công nghệ của tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên. 54
2.4.2. Nhân tố sức lao động tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên. 55
2.4.2.1. Quy mô, cơ cấu LLLĐ TN tỉnh Nam Định 55
a. Quy mô LLLĐ TN tỉnh Nam Định 55
b. Cơ cấu LLLĐ TN tỉnh Nam Định. 57
2.4.2.2. Chất lượng lực lượng lao động thanh niên tỉnh Nam Định 58
a. Theo trình độ học vấn. 59
b.Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. 60
2.4.3. Cơ chế chính sách của tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên 63
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA. 73
2.6.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân. 73
2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân: 76
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015 79
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 79
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nam Định đến năm 2015. 79
3.1.2. Phương hướng tạo việc làm 80
3.1.3.1. Mục tiêu về tạo việc làm cho thanh niên của tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2015 80
3.1.3.2. Phương hướng tạo việc làm từ nay đến năm 2015 82
3.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015 84
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015 86
3.3.1. Nhóm các giải pháp trực tiếp tạo việc làm: 86
3.3.1.1. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, từ đó tạo việc làm cho thanh niên 86
3.3.1.2 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động 91
3.3.1.3. Nâng cao hiệu quả tạo việc làm thông qua vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. 93
3.3.2. Nhóm các giải pháp xúc tiến việc làm 95
3.3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và nâng cao nhận thức về việc làm cho thanh niên. 95
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động thanh niên 96
3.3.2.3. Tăng cường thông tin về thị trường lao động 99
3.3.2.4. Tăng cường các hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động thanh niên 100
3.3.2.5. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để hỗ trợ thanh niên trong vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm 102
3.3.2.6. Huy động các nguồn lực để hỗ trợ thanh niên học nghề và giải quyết việc làm 103
3.3.3. Nhóm các giải pháp khác. 103
3.3.3.1. Tạo việc làm cho thanh niên có chú trọng đến đặc điểm lao động. 103
3.3.3.2. Thực hiện xã hội hoá trong giải quyết việc làm cho thanh niên. 108
3.3.3.3. Phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên. 109
KẾT LUẬN 112
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã đang mở ra nhiều cơ hội mới, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho nước ta, nhất là vấn đề việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng.
Nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc làm cho người lao động luôn gắn liền với ổn định kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo đà cho phát triển kinh tế đất nước. Do đó, vấn đề tạo việc làm, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực là một trong những vấn đề kinh tế xã hội được Đảng, Nhà nước và các địa phương đặc biệt quan tâm. Đối với Nam Định, tạo nhiều việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh Nam Định có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Được xác định là trung tâm các tỉnh nam sông Hồng, với vị trí địa lý thuận lợi đó những năm qua Nam Định đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm, hàng năm giải quyết được một số lượng lớn việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của Nam Định vẫn ở mức cao, giải quyết lao động dôi dư đã trở lên bức xúc. Bên cạnh đó, số lượng thanh niên bước vào tuổi lao động ngày càng lớn.
Thanh niên gồm những người từ 15 tuổi trở lên đến 29 tuổi, có sức khỏe, trẻ, năng động, có tinh thần học hỏi, ham tìm tòi, khám phá những tri thức mới, họ có khả năng thích nghi nhanh khi môi trường làm việc thay đổi, hơn nữa, thanh niên cũng chính là tương lai của đất nước, tạo mọi thuận lợi cho thanh niên phát triển chính là thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Hiện nay, cũng như thanh niên cả nước, thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng đang phải đối mặt với sức ép to lớn về việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở thành thị cao trong khi thanh niên ở nông thôn sử dụng thời gian lao động ít, thiếu việc làm nhiều, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, gây lãng phí lớn về nguồn lực. Do đó, thất nghiệp hay thiếu việc làm đối với thanh niên là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Thất nghiệp đối với thanh niên không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, sức mua, gây ra sự chán nản, suy giảm lòng tin của người không có việc làm..., mà còn là một trong những nguyên nhân làm phát sinh các tệ nạn xã hội, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.
Tất cả những vấn đề trên đang gây sức ép tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định. Do đó, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác tạo việc làm cho thanh niên Tỉnh Nam Định nhằm phát huy tiềm năng nguồn lực lao động của thanh niên, tạo ra sự ổn định về đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên, đồng thời góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh… Là một việc làm cần thiết, khách quan, xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi.
Vì vậy, tác giả lựa chọn và viết đề tài "Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015" làm luận văn thạc sỹ.
2. Nội dung và mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tạo việc làm cho thanh niên.
- Phân tích thực trạng tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định, phát hiện nguyên nhân của những tồn tại trong vấn đề tạo việc làm cho thanh niên trong thời gian qua.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tạo việc làm cho thanh niên.
- Phạm vi nghiên cứu: Thanh niên từ 15 – 29 tuổi tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên do Nam Định quản lý đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế,…
5. Kết cấu của luận văn:
Tên luận văn "Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015".
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết cấu luận văn, danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Việc làm và sự cần thiết tạo việc làm cho thanh niên.
Chương II: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm qua.
Chương III: Quan điểm và giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho thanh niên trên địa bản tỉnh Nam Định đến năm 2015.







CHƯƠNG 1. VIỆC LÀM VÀ SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN.
1.1.1. Việc làm.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm việc làm theo các khía cạnh khác nhau:
* Theo Điều 13, chương II (Việc làm) của Bộ Luật lao động nước CHXHCNVN (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007) quy định: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm".
Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là VL cần thỏa mãn 2 điều kiện:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm.
Hai tiêu thức đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ để một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động tạo ra thu nhập nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma tuý… thì không được thừa nhận là việc làm. Mặt khác một hoạt động dù là hợp pháp và có ích nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm.
Hạn chế của khái niệm trên:
Thứ nhất, tính hợp pháp của một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm tuỳ từng trường hợp vào luật pháp của mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ.
Thứ hai, không phải mọi hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình và xã hội đều tạo ra thu nhập mặc dù nó góp phần giảm chi tiêu cho gia đình thay vì thuê người làm công.



qO3rUkf5b4DfQGq
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status