Hoàn thiện hoạt động Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - pdf 21

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 4
1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm toán 4
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán 4
1.1.2. Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế 6
1.1.3. Chức năng của kiểm toán 7
1.1.4. Phân loại kiểm toán 8
1.1.5. Quy trình kiểm toán 14
1.2. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương 16
1.2.1. Khái niệm kiểm toán nội bộ NHTW 16
1.2.2. Vai trò của kiểm toán nội bộ NHTW 17
1.2.3. Nội dung kiểm toán nội bộ NHTW 19
1.2.4. Nguyên tắc hoạt động 20
1.3. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương một số nước và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 21
1.3.1. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương một số nước 21
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 28
Kết luận chương 1: 29
CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 30
2.1. Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 30
2.2. Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 33
2.2.1. Quá trình phát triển hoạt động Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 33
2.2.2. Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 37
2.3. Đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam 57
2.3.1. Mặt được 57
2.3.2. Những hạn chế 58
2.3.3. Nguyên nhân 62
Kết luận chương 2 63
CHƯƠNG 3 : HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 64
3.1. Định hướng hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 64
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 68
3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 68
3.2.2. Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán nội bộ 69
3.2.3. Áp dụng phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro 71
3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ kiểm toán viên 80
3.2.5. Tiếp tục hoàn thiện quy chế kiểm soát viên 81
3.2.6. Tăng cường mối quan hệ giữa Kiểm toán nội bộ với cơ quan Kiểm toán Nhà nước, giữa Kiểm toán nội bộ và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước. 84
3.2.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động kiểm toán nội bộ 85
3.3. Kiến nghị 86
3.3.1. Kiến nghị với Kiểm toán Nhà nước 86
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 86
Kết luận chương 3 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLĐ Ban lãnh đạo
KTNN Kiểm toán Nhà nước
KTNB Kiểm toán nội bộ
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTW Ngân hàng Trung ương
NXB Nhà xuất bản
XDCB Xây dựng cơ bản
TCTD Tổ chức tín dụng
XHCN Xã hội chủ nghĩa
CCLĐ Công cụ lao động
TSCĐ Tài sản cố định
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 32
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam 37
Sơ đồ 2.3: Quy trình Kiểm toán nội bộ 38
BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính từ năm 2008 đến năm 2010 42
Bảng 2.2 : Số lượng các đơn vị áp dụng sai tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ từ năm 2008 đến năm 2010 44
Bảng 2.3: Số lượng các đơn vị mua sắm tài sản sai quy trình từ năm 2008 đến năm 2010 44
Bảng 2.4: Kết quả thực hiện kiểm toán xây dựng cơ bản từ năm 2008 đến năm 2010 46
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện kiểm toán tuân thủ và hoạt động từ năm 2008 đến năm 2010 48
Bảng 2.6: Kết quả thực hiện kiểm toán hoạt động tin học năm 2008 đến năm 2010 51
Bảng 2.7: Kết quả thực hiện kiểm toán hoạt động an toàn kho quỹ từ năm 2008 đến năm 2010 55
Bảng 2.8 : Số lượng các đơn vị có hệ thống trang thiết bị kho tiền chưa đảm bảo quy định từ năm 2008 - 2010 56


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng Trung ương ( NHTW) có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy, cơ chế quản trị điều hành hoạt động của NHTW đòi hỏi phải nhanh nhạy, thích ứng theo những biến động vốn rất nhạy cảm của nền kinh tế; đặc biệt là trong các nền kinh tế chuyển đổi, tính ổn định bền vững chưa cao. Một NHTW hiện đại là một ngân hàng có đủ khả năng sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, thông qua việc thực hiện các mục tiêu trung gian để tác động đến mục tiêu cuối cùng là ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; trong đó, yếu tố ổn định an toàn với một cơ cấu tổ chức, bộ máy hợp lý và một hệ thống kiểm toán nội bộ hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Mỗi quốc gia với điều kiện lịch sử, văn hoá, thể chế chính trị, kinh tế - xã hội, cũng như trình độ phát triển khác nhau sẽ lựa chọn một mô hình tổ chức bộ máy và phương pháp quản trị, điều hành NHTW phù hợp; song đều hướng tới một mục tiêu chung là bảo đảm khả năng thực hiện tốt nhất những hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho mục tiêu của chính sách tiền tệ an toàn, hiệu quả và đúng hành lang pháp luật. Hoạt động kiểm toán nội bộ được coi là một trong những khâu trọng yếu trong cơ chế quản trị điều hành của NHTW.
Qua hơn 20 năm hoạt động, công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, phát hiện và phòng ngừa rủi ro, bảo vệ Ngân hàng Nhà nước hoạt động an toàn và hiệu quả. Bên cạnh những mặt tích cực, còn một số tồn tại về nội dung, phương pháp kiểm toán nội bộ; về xây dựng các cơ chế, chế độ nghiệp vụ...làm cho hoạt động kiểm toán nội bộ của NHNN Việt Nam chưa phát huy được hết chức năng và vai trò của mình.
Với mong muốn góp phần tìm ra các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện, đổi mới hoạt động Kiểm toán nội bộ của NHNN Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hoàn thiện, đảm bảo tính độc lập của NHTW hoạt động theo cơ chế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tui đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” cho Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích thực trạng của hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam trong những năm qua ( từ năm 2008 đến năm 2010), nhìn nhận một cách khách quan, trên cơ sở khoa học những điểm mạnh, những tồn tại hạn chế để qua đó tìm ra các giải pháp có tính khả thi, nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN, góp phần đảm bảo an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu hoạt động của NHNN Việt Nam trong giai đoạn mới.
Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kiểm toán nói chung, đặc biệt là kiểm toán nội bộ NHTW và những yêu cầu tất yếu của hoạt động kiểm toán nội bộ NHTW. Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động KTNB của NHTW các nước để có thể vận dụng vào điều kiện Việt Nam.
- Phân tích đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ của Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam trong thời qua. Đặc biệt chú trọng phân tích những tồn tại trong hoạt động, để tìm ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ của hệ thống NHNN Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong giai đoạn mới.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán nói chung, đặc biệt tâp trung nghiên cứu lý luận kiểm toán nội bộ của NHTW, mô hình kiểm toán nội bộ NHTW một số nước. Đồng thời, phân tích và đánh giá thực trạng kiểm toán nội bộ tại NHNN Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010, để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động này tại NHNN Việt Nam trong giai đoạn tới.

AxWH7vX3OpBk1G5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status