Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở Việt Nam (Lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình) - pdf 21

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tài nguyên là tài sản quan trọng của quốc gia, cần khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài nguyên của đất nước. Đảng và Nhà nước đã có nhiều công cụ để bảo vệ, quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực tài nguyên. Trong đó có chính sách thuế tài nguyên là một trong những công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước quản lý việc khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
Pháp lệnh thuế tài nguyên được ban hành từ năm 1990, đến nay qua nhiều lần sửa đổi bổ sung song vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn TNTN của đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác tài nguyên. Song, việc thực thi pháp luật, nhất là Luật thuế TN của các doanh nghiệp khai thác còn nhiều yếu kém.
Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên còn là yêu cầu cấp thiết của hệ thống chính sách thuế Việt Nam để bảo đảm tính đồng bộ của các chính sách thuế hiện hành đã và đang tiến hành sửa đổi.
Với những lý do nêu trên đề tài: “Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở Việt Nam (Lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình)” được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ của tôi.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Luận văn góp phần đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách thuế TN;
Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế TN ở tỉnh Ninh Bình, chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách;
Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách thuế TN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập chung nghiên cứu lý luận và thực tiễn dưới góc độ kinh tế chính trị; dưới giác độ các chính sách chung về thuế tài nguyên đã tác động như thế nào đến hoạt động thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chinh sách thuế tài nguyên, xuất phát từ chính sách thuế tài nguyên đang áp dụng từ năm 1990 và Luật thuế tài nguyên được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25/11/2009.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh... trong quá trình nghiên cứu.
5. Dự kiến đóng góp của luận văn:
Thứ nhất: Góp phần hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thuế tài nguyên; Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách; Sự cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình, kết quả đạt được và những hạn chế; Nguyên nhân của những mặt hạn chế.
Thứ ba: Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên.
6. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện chính sách thuế TN
Chương II: Thực trạng thực hiện chính sách thuế TN ở tỉnh Ninh Bình.
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn chính sách thuế TN

qP5B3OE25tQ12bz
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status