Phân tích đặc điểm, tác hại và các nhân tố sát thương phá hoại của vũ khí hạt nhân - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích đặc điểm, tác hại và các nhân tố sát thương phá hoại của vũ khí hạt nhân



 
Mục lục Trang
I. Mở đầu .1
1. Năng lượng hạt nhân .1
1.1 Lịch sử phát triển ngành năng lượng hạt nhân .1
1.2 Ứng dụng của kĩ thuật hạt nhân .2
2. Vũ khí hạt nhân .3
2.1 Khái niệm .3
2.2 Phân loại vũ khí hạt nhân .3
2.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu nội dung quốc phòng chống vũ khí hạt nhân .4
II. Giải quyết vấn đề 4
1. Những nước sử dụng vũ khí hạt nhân 4
2. Một số vụ thử vũ khí hạt nhân 5
3. Đặc điểm , tác hại, các nhân tố gây sát thương của vũ khí hạt nhân .7
4. Các phong trào đấu tranh chống vũ khí hạt nhân và các hiệp ước về vũ khí hạt nhân đã được kí kết .8
III. Kết luận . 10
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Phân tích đặc điểm, tác hại và các nhân tố sát thương phá hoại của vũ khí hạt nhân
I. Mở đầu
1. Năng lượng hạt nhân
1.1 Lịch sử phát triển ngành năng lượng hạt nhân.
Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Phương pháp duy nhất được sử dụng hiện nay là phân hạch hạt nhân, mặc dù các phương pháp khác có thể bao gồm tổng hợp hạt nhân và phân rã phóng xạ. Tất cả các lò phản ứng với nhiều kích thước và mục đích sử dụng khác nhau đều dùng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để phát điện hay tạo lực đẩy.
Phản ứng phân hạch hạt nhân được Enrico Fermi thực hiện hành công vào năm 1934 khi nhóm của ông dùng nơtron bắn phá hạt nhân uranium. Năm 1938, các nhà hóa học người Đức là Otto Hahn và Fritz Strassmann, cùng với các nhà vật lý người Úc Lise Meitner và Otto Robert Frisch cháu của Meitner , đã thực hiện các thí nghiệm tạo ra các sản phẩm của urani sau khi bị nơtron bắn phá. Họ xác định rằng các nơtron tương đối nhỏ có thể cắt các hạt nhân của các nguyên tử urani lớn thành hai phần khá bằng nhau, và đây là một kết quả đáng ngạc nhiên. Rất nhiều nhà khoa học, trong đó có Leo Szilard là một trong những người đầu tiên nhận thấy rằng nếu các phản ứng phân hạch sinh ra thêm nơtron, thì một phản ứng hạt nhân dây chuyền kéo dài là có thể tạo ra được. Các nhà khoa học tâm đắc điều này ở một số quốc gia (như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Liên Xô) đã đề nghị với chính phủ của họ ủng hộ việc nghiên cứu phản ứng phân hạch hạt nhân.
Tại Hoa Kỳ, nơi mà Fermi và Szilard di cư đến đây, những kiến nghị trên đã dẫn đến sự ra đời của lò phản ứng đầu tiên mang tên Chicago Pile-1, đạt được khối lượng tới hạn vào ngày 2 tháng 12 năm 1942. Công trình này trở thành một phần của dự án Manhattan, là một dự án xây dựng các lò phản ứng lớn ở Hanford Site (thành phố trước đây của Hanford, Washington) để làm giàu plutoni sử dụng trong các vũ khí hạt nhân đầu tiên được thả xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản. Việc cố gắng làm giàu urani song song cũng được tiến hành trong thời gian đó.
1.2 Ứng dụng của kĩ thuật hạt nhân
Kỹ thuật hạt nhân được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Trong đời sống, kỹ thuật hạt nhân có ứng dụng hiệu quả trong nhiều ngành khác nhau: sản xuất điện, y tế, công nghiệp, nông nghiệp … Đặc biệt , với tình trạng khủng hoảng năng lượng như hiện nay , sử dụng năng lượng điện hạt nhân đang là hướng đi của nhiều nước trên thế giới . Ngày nay, lượng điện từ năng lượng hạt nhân ở Pháp chiếm 80% và ở Nhật Bản là 30% trong sản lượng điện của các nước này .
Tuy nhiên, ngoài những ứng dụng tích cực của năng lượng hạt nhân vào cuộc sống, có một ứng dụng cũng rất quan trọng nhưng mang tính tiêu cực nhiều hơn và có thể ảnh hưởng hết sức nguy hiểm đến thế giới , đó là ứng dụng trong lĩnh vực quân sự , cụ thể là sản xuất vũ khí hạt nhân
2. Vũ khí hạt nhân
2.1 Khái niệm
Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 - 160 km.
2.2 Phân loại vũ khí hạt nhân
- bm nguyên tử ( còn gọi là bm A) : là vũ khí hạt nhân đơn giản nhất lấy năng lượng từ quá trình phân hạch (còn gọi là phân rã hạt nhân). Một vật liệu có khả năng phân rã được lắp ráp vào một khối lượng tới hạn, trong đó khởi phát một phản ứng dây chuyền và phản ứng đó gia tăng theo tốc độ của hàm mũ, giải thoát một năng lượng khổng lồ.
- bm khinh khí ( còn gọi là bm H ) : là loại vũ khí cao cấp hơn, lấy năng lượng nhiều hơn từ quá trình nhiệt hạch Trong loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân rã hạt nhân được dùng để nung nóng và nén đầu mang tritium, deuterium, hay liti, từ đó xảy ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát lớn hơn rất nhiều.. Nó có thể giải thoát một năng lượng lớn hơn hàng ngàn lần so với bm nguyên tử.
- bm neutron : Người ta có thể thiết kế vũ khí hạt nhân có thể cho phép neutron thoát ra nhiều nhất .
2.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu nội dung quốc phòng chống vũ khí hạt nhân
Vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt rất lớn, có thể tàn phá và cuốn đi mọi thứ trên phạm vi của nó. Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều và gây những hậu quả lâu dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau cuộc chiến. Một cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn có thể mang đến hủy diệt tất cả các dạng sống trên Trái Đất. Thế giới đã được chứng kiến hậu quả thảm khốc do vũ khí hạt nhân để lại qua hai quả bm nguyên tử do Mỹ ném xuống Hiroshima ngày 6/8/1945, cách đây 64 năm, và xuống Nagasaki ba ngày sau đó, biến hai thành phố này thành thành phố chết . Vì thế , nghiên cứu nội dung phòng chống vũ khí hạt nhân là hết sức cần thiết
II. Giải quyết vấn đề
1. Những nước sử dụng vũ khí hạt nhân
Hiện nay trên thế giới có 9 quốc gia đã cho nổ hay đã dùng vũ khí hạt nhân, 5 quốc gia trong số đó được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân xem là "các quốc gia có vũ khí hạt nhân", bao gồm Hoa Kỳ, Nga (trước đó là Liên Xô), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Pháp và Trung Quốc; 3 nước không ký vào hiệp định này thực hiện các thí nghiệm cho nổ vũ khí hạt nhân: Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên; quốc gia còn lại là Nam Phi, tuy nhiên quốc gia này đã từ bỏ.
Nhiều người tin là Israel có vũ khí hạt nhân dù quốc gia này không phủ nhận hay xác nhận việc này. Iran và Syria đang bị nghi ngờ là có các chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó có chương trình hạt nhân.
Có bốn quốc gia từng sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng đã từ bỏ, đó là Kazakhstan, Belarus, Ukraina và Nam Phi. Kazakhstan, Belarus và Ukraina từng sở hữu một số lớn đầu đạn hạt nhân cũ từ thời Liên Xô, tuy nhiên cả ba quốc gia đã giao nộp lại cho Nga và kí vào NPT. Nam Phi cũng từng sản xuất một số quả bm hạt nhân vào những năm 1980 và được đánh giá là đã tiến hành một số vụ thử cùng với Isreal nhưng đã phá hủy chúng vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước và tham gia NPT.
Có năm quốc gia không tự sở hữu và sản xuất vũ khí hạt nhân nhưng đang được chia sẻ bởi Hoa Kỳ, đó là Bỉ, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.Trước đây, Canada và Hy Lạp cũng tham gia chương trình này. Các quốc gia này được Hoa Kỳ chia sẽ vũ khí hạt nhân (quyền sở hữu vẫn thuộc Hoa Kỳ) để sử dụng cho huấn luyện và tác chiến trong các chiến dịch của NATO.
Gần đây, CHDCND Triều Tiên cũng công bố đã chế tạo được vũ khí hạt nhân . Hiện nay , vấn đề gi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status