Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam là một,dân tộc Việt Nam là một - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam là một,dân tộc Việt Nam là một



1. Cơ sở lí luận.
1.1 Lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về đại đoàn kết dân tộc
1.1.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng
 1.1.2 Quan điểm CN Mác-LêNin về đoàn kết lực lượng trong CM XHCN
 
 1.2. HCM kế thừa tư tưởng đoàn kết trong kho tàng văn hóa nhân loại
 + Tư tưởng của nho giáo, phật giáo.
 + Tư tưởng của Tôn Trung Sơn.
 +Kinh nghiệm từ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
 + Cách mạng tháng mười Nga.
 
2. Thực tiễn ở Việt Nam
 2.1 Yếu tố khách quan.
 2.1.1 Thực tiễn cách mạng Việt Nam
 2.2 Yếu tố chủ quan.
 2.2.1 Lòng yêu nước thương dân của Hồ Chí Minh
2.2.2. Nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam
3. Nội dung
3.1.Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
 3.1.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng
 
 3.1.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu cách mạng
3.1.3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
3.1.4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
3.2. Nguyên tắc đại đoàn kết của Hồ Chí Minh
3.2.1. Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người
 3.2.2 Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lau dài, bền vững
 3.2.3 Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình, phê bình vì sự thống nhất bền vững
 3.2.4 Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân
4. Tính đúng đắn của luận điểm.
 4.1 Thể hiện trong các cuộc kháng chiến
 4.1.1 Kháng chiến chống thực dân Pháp
 4.1.2 Kháng chiến chống đế quốc Mỹ
 4.2 Trong các lĩnh vực khác (kinh tế, chính trị,ngoại giao
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đấy là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.Tư tưởng ấy được thể hiện qua câu nói của Người :”nước Việt Nam là một,dân tộc Việt Nam là một.”
1. Cơ sở lí luận.
1.1 Lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về đại đoàn kết dân tộc
1.1.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng.
Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Lên nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Rằng nếu không có sự đồng tình và ửng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.
Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1.1.2 Quan điểm CN Mác-LêNin về đoàn kết lực lượng trong CM XHCN Chủ nghĩa Mác-Lênin phát hiện ra quy luật XH là sản xuất vật chất, nhờ đó phát hiện ra vai trò quyết định sự phát triển xã hội của quần chúng nhân dân. Sự vận động của XH luôn gắn với một giai cấp nhất định mà giai cấp đó đứng ở một trung tâm của thời đại. Thời đại ngày nay giai cấp công nhân là giai cấp đứng ở trung tâm thời đại mới, có lợi ích phù hợp với lợi ích của nông dân và các giai tầng lao động khác, vì thế giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, tổ chức đoàn kết mọi giai tầng XH, đoàn kết cả dân tộc, cả quốc tế, các dân tộc bị áp bức để thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH, CNCS. Để đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng, trước hết phải thiết lập liên minh công nông, lấy đó làm nòng cốt, sau đó sẽ đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng bên trong và bên ngoài.Bác viết: Lênin là hiện thân của tình anh em bốn bể, là tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng trên thế giới vào cuộc đấu tranh chống CNĐQ.
1.2. HCM kế thừa tư tưởng đoàn kết trong kho tàng văn hóa nhân loại
Bác gạn đục khơi trong, tiếp thu tư tưởng đại đồng, nhân ái, thương người như thương mình, nhân, nghĩa, trong học thuyết Nho giáo.Tiếp thu tư tưởng lục hòa, cư xử hòa hợp giữa người với người, cá nhân với cộng đồng, con người với môi trường tự nhiên của phật giáo.
Tiếp thu tư tưởng đoàn kết của Tôn Trung Sơn, nhất là Chủ nghĩa Tam dân, chủ trương đoàn kết 400 dòng học người TQ, không phân biệt giàu nghèo, chống thực dân Anh, chủ trương liên Nga,dung Cộng, ủng hộ công nông.
Người trăn trở về vấn đề đoàn kết lực lượng chống Pháp và cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. Người thấy các phong trào chống Pháp của dân ta tuy rầm rộ nhưng đều thất bại, do không quy tụ được sức mạnh của cả dân tộc. Người thấy được những hạn chế trong việc tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối. (Phan Bôi Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học. . . đều yêu nước thương dân, nhưng về tập hợp lực lượng thì các bậc tiền bối này đều có vấn đề, cho nên tập hợp không được rộng rãi, không đầy đủ, cho nên không thể chiến thắng kẽ thù). Ví dụ như cụ Phan Bội Châu chủ trương tập hợp 10 hạng người chống pháp: Phú Hào, Quý Tộc, Nhi nữ, Anh sĩ, Du đồ, Hôi đảng, Thông ngôn, Kí lục, Bồi bếp, Tín đồ thiên chúa giáo nhưng thiếu Công nhân, Nông dân. Đi khắp các thuộc địa và CNĐQ, nhưng chưa thấy dân tộc nào làm CM giải phóng thành công, do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa biết tổ chức đoàn kết lực lượng. Nghiên cứu CM tháng 10, người thấy nổi bật bài học về đoàn kết tập hợp lực lượng công nông để làm CM giành chính quyền và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đánh tan sự tấn công của 14 nước đế quốc và bọn Bạch Vệ, xây dựng đất nước theo con đường XHCN.
2. Thực tiễn ở Việt Nam
2.1 Yếu tố khách quan.
2.1.1 Thực tiễn cách mạng Việt Nam
Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình, Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tư tưởng “Vua tui đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”. Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được người ghi nhận như những bài học lớn cho sự hình thành tư tưởng của mình.
Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho thời kỳ cai trị và áp bức của chúng đối với dân tộc ta trong suốt gần 80 năm trời ròng rã. Nhưng cũng chính trong vòng gần 80 năm đó, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc lại sôi nổi hơn bao giờ hết. Nó kết thành một làn sóng vô cùng to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn thông qua các xu hướng khác nhau để cứu nước dù cuối cùng tất cả các xu hướng đó đều bị thất bại.
Hồ Chí Minh đã cảm nhận được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai đọan này. Đây cũng chính là lý do, là điểm xuất phát để Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước nơi bến cảng Nhà Rồng
2.2 Yếu tố chủ quan.
2.2.1 Lòng yêu nước thương dân của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sinh ra trong thời kì loạn lạc,nước mất nhà tan.Người đã sớm nhận thức được nỗi khổ của nhân dân và từ đó hình thành lòng yêu nước thương dân sâu sắc.Người đã cùng nhân dân vượt qua những khó khăn ấy.Vì yêu nước thương dân,Hồ Chí Minh hi sinh cả cuộc đời mình tìm đường cứu nước.Trong quá trình ấy,Người đã nhận thức được tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết dân tộc. 2.2.2. Nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam
Dân tộc ta hình thành, tồn tại và phát triển suốt bốn ngàn năm lịch sử, gắn liền với yếu tố cố kết cộng đồng dựng nước và giữ nước. Để tồn tại và phát triển, dân ta phải chống thiên tai, thường xuyên và liên tục, trị thủy các con sông lớn, cải tạo xây dựng đồng ruộng, trồng lúa nước. Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước chính là văn hóa tạo ra sự cấu kết cộng đồng của những người...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status