Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô -CACC thực hiện - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô -CACC thực hiện



Việc đánh giá ban đầu về rủi ro cho phép KTV lập kế hoạch cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Đây là việc đánh giá sơ bộ của KTV về khả năng tồn tại các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Những thông tin ban đầu do KTV thu thập được từ việc phỏng vấn kế toán phụ trách quản lí TSCĐ của các khách hàng như sau :
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ:
Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Khi tài sản được bán hay không thể sử dụng được nữa, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của tài sản được loại khỏi tài khoản và lãi, lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t động kinh doanh ổn định, tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà nước và các chế độ tài chính kế toán hiện hành. Trong năm nay có mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng không có biến động gì lớn và phức tạp.
Đơn vị chấp nhận thực hiện kiểm toán khách hàng A.
Đối với các khách hàng cũ như công ty A thì CACC có thể giản lược tối đa các công việc trong khâu tiếp cận khách hàng. Đại diện hai bên sẽ tiến hành gặp gỡ để trao đổi và đề xuất yêu cầu của mình đối với cuộc kiểm toán lần này, việc thoả thuận các điều khoản trong Hợp đồng cũng được bỏ qua trừ khi có thêm yêu cầu khác đối với cuộc kiểm toán.
Nhân sự bố trí cho cuộc kiểm toán gồm 4 người bao gồm một trưởng nhóm kiểm toán và 3 trợ lí kiểm toán trong đó có 3 thành viên là những người đã tham gia kiểm toán khách hàng A năm trước. Tùy theo trình độ và kinh nghiệm của từng người mà trưởng nhóm sẽ phân công công việc một cách phù hợp.
Về phía lãnh đạo CACC, ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc phụ trách kiểm toán BCTC là người trực tiếp chỉ đạo, giám sát và kiểm tra cũng như chất lượng toàn cuộc kiểm toán.
Ông Nguyễn Anh Tuấn
Trưởng nhóm kiểm toán-KTV
Bà Đỗ Thị Dung
Trợ lý kiểm toán
Bà Lê Thị Thuý Nga
Trợ lý kiểm toán
Ông Hoàng Văn Thảo
Trợ lý kiểm toán
Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ tổng hợp kết quả của các phần hành kiểm toán, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến Công ty về toàn cuộc kiểm toán thể hiện trên báo cáo kiểm toán. Đồng thời, trưởng nhóm kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và Ban Giám đốc Công ty khách hàng về kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán.
Thiết kế chương trình kiểm toán Tài sản cố định
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết các công việc cần thực hiện theo các phần hành cụ thể trên cơ sở những nội dung của kế hoạch chiến lược đã được xác định ở trên. Đối với phần hành TSCĐ, chương trình kiểm toán tổng thể gồm công việc sau:
Mục tiêu kiểm toán và phân tích sơ bộ về phần hành TSCĐ
Sau khi nghiên cứu đầy đủ về khách hàng, KTV đưa ra các mục tiêu kiểm toán TSCĐ như sau:
1.Tính hiện hữu
TSCĐ hữu hình và TSCĐ khác có thực sự tồn tại
2.Sở hữu
TSCĐ có thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong hoạt động của mình hay không?
3.Tính đầy đủ
- Các yếu tố được tính vào TSCĐ phải có đủ các tiêu chuẩn đáp ứng là TSCĐ; việc bán và xuất, các khoản lợi ích thu được hay thất thu mà hoạt động này mang lại được hạch toán đầy đủ
- Việc xác định khấu hao và ghi chép vào sổ kế toán phải đầy đủ cho tất cả tài sản theo quy định
4.Tính chính xác
- Giá trị ghi vào nguyên giá TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các yếu tố phải ghi vào chi phí.
-Khấu hao TSCĐ có được xác định chính xác theo đúng các quy định hiện hành hay kông?
5.Trình bày và phân loại
TSCĐ có được phân loại và miêu tả chính xác hay không về nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại
6.Tính hợp lý chung
- Thời gian tính khấu hao TSCĐ ấn định cho tài sản hợp lý, tuân thủ theo đúng quy định hiện hành
- Việc mua sắm, điều chuyển, thanh lý TSCĐ đều được phê chuẩn hợp lý
7.Tính nhất quán
Phương pháp tính khấu hao trong kỳ phải nhất quán.
Đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ BCTC
Trong bước này, KTV sẽ tiến hành đánh giá mức trọng yếu và tính toán mức sai sót có thể chấp nhận được nhằm làm cơ sở cho những bước kiểm toán sau trong việc đánh giá sai sót có thể bỏ qua hay không hay có phải điều chỉnh hay không.
Thông thường, mức trọng yếu sẽ được thiết lập tùy thuộc vào từng khách hàng và từng khoản mục nhưng phần lớn là chủ yếu dựa trên lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, nếu khách hàng là những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, lợi nhuận sau thuế vẫn âm, KTV sẽ chọn những chỉ tiêu khác như tổng tài sản, tổng doanh thu hay tổng vốn chủ sở hữu... để xây dựng mức trọng yếu.
* Khách hàng A
KTV thu thập một số chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của khách hàng A như sau :
Người thực hiện: HT
Người KS: NAT
Chỉ tiêu
Số tiền (31/12/2009)
Tổng tài sản
65.057.800.000
Tổng doanh thu
54.816.567.000
Vốn chủ sở hữu
280.059.000
Lợi nhuận sau thuế
(477.005.000)
Chỉ tiêu được KTV lựa chọn là tổng tài sản. Mức trọng yếu cho khoản mục này nằm trong khoảng từ 0,25% đến 0,5%. Khách hàng A có quy mô tương đối lớn nhưng đây là khách hàng truyền thống của CACC , hoạt động kinh doanh không phức tạp nên KTV lựa chọn mức độ trọng yếu là 5% trên tổng tài sản.
Mức độ trọng yếu
65.057.800.000
×
0,5%
=
325.289.000 Đ
Trên cơ sở đó, KTV đề xuất bút toán điều chỉnh và phân loại lại đối với từng khoản mục trên các báo cáo tài chính. Giới hạn mà KTV sẽ đưa ra bút toán điều chỉnh hay phân loại lại chính là mức sai sót có thể chấp nhận đuợc. Mức sai sót có thể chấp nhận được do KTV tính toán dựa trên những đánh giá về khả năng và mức độ rủi ro do sai phạm có khả năng xảy ra trong cuộc kiểm toán, nó được tính bằng 5% đến 10% trên mức trọng yếu. Theo kết quả kiểm toán năm vừa qua và đánh giá sơ bộ năm nay, KTV lựa chọn mức 10%.
Giá trị mà KTV đề xuất bút toán điều chỉnh là
325.289.000
×
10%
=
32.528.900 Đ
Như vậy, với những sai sót được phát hiện mà chênh lệch ở mức 32.528.900 Đ trở lên thì KTV sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh hay phân loại lại. Những chênh lệch nhỏ hơn sẽ được xem xét trong từng trường hợp cụ thể.
Đánh giá rủi ro liên quan đến khoản mục TSCĐ
Việc đánh giá ban đầu về rủi ro cho phép KTV lập kế hoạch cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Đây là việc đánh giá sơ bộ của KTV về khả năng tồn tại các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Những thông tin ban đầu do KTV thu thập được từ việc phỏng vấn kế toán phụ trách quản lí TSCĐ của các khách hàng như sau :
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ:
Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Khi tài sản được bán hay không thể sử dụng được nữa, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của tài sản được loại khỏi tài khoản và lãi, lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Nguyên giá ban đầu của tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua của tài sản, thuế nhập khẩu, các khoản thuế không được hoàn lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái và vị trí sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã được đưa vào sử dụng như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu, được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ phát sinh chi phí. Trong trường hợp có thể chứng minh rõ ràng là các chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế tương lai ước tính thu được từ việc sử dụng tài sản cố định hữu hình so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, thì các chi phí này được vốn hóa làm tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình.
- Phương pháp khấu hao:
Với TSCĐ hữu hình, giá trị hao mòn được trích lập theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính dựa trên các...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status