Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong tình hình mới của đất nước - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong tình hình mới của đất nước



Hồ Chí Minh nêu: “Các nước thuộc địa phương đông không phải làm ngay cách mạng vô sản, mà trước hết giành độc lập dân tộc. Có độc lập dân tộc rồi mới bàn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Từ thực tiễn của đấu tranh cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán quan điểm các đảng cộng sản Tây Âu không đánh giá đúng vai trò, vị tri, tương lai của cách mạng thuộc địa và Nguyễn Ái Quốc đi đến luận điểm: ‘‘Các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức mình là chính, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để phải đấu tranh dành độc lập cho dân tộc, từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa”



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu mang hình thức dân tộc. Như vậy, Mác-Enghen đã thấy được mối quan hệ gắn bó giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Hai ông không xem nhẹ vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hai ông không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì:
- Tại các nước này, mâu thuẫn cơ bản của xã hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng: tư sản và vô sản.
- Về cơ bản, ở châu Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản.
-  Vào thời của Mác, hệ thống thuộc địa đã có, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập chưa phát triển mạnh.
Do vậy, trong sự nghiệp giải phóng hai ông nhấn mạnh đến giải phóng giai cấp công nhân.
Mác-Enghen viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ" và "Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo". Như vậy theo Mác-Anghen, để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết phải giải quyết sự đối kháng giai cấp, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân tộc. Lênin từng nhận xét, đối với Mác so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ là vấn đề thứ yếu thôi.
V.I.Lênin sinh ra và hoạt động chủ yếu ở nước Nga rộng lớn, chủ nghĩa tư bản phát triển ở mức trung bình, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, ở các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới đã xuất hiện và phát triển hoàn toàn gay gắt mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Đến thời điểm này, chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, Lênin mới có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Lênin cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chính quốc sẽ không giành được thắng lợi, nếu nó không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức.
Lênin đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác tiến hành cách mạng Nga thành công, đi từ giải phóng giai cấp đến giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại với khẩu hiệu: “vô sản toàn thế giới và dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”.
Từ đó Người cùng với Quốc tế cộng sản bổ sung khẩu hiệu nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại."
Sau khi Lênin mất, Ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản một thời gian dài đã nhấn mạnh vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, vì vậy không mấy quan tâm đến chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc của các nước thuộc địa, thậm chí còn coi đó là biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, trái với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Tóm lại, Mác - Anghen, Lênin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cách mạng vô sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản".
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, một nước phong kiến, nông nghiệp lạc hậu ở Phương Đông, bị chủ nghĩa thực dân xâm lược và nô dịch từ cuối thế kỷ XIX, Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết nhân ái, có nền văn hiến lâu đời.
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và của thế giới, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và nghị quyết quốc tế cộng sản, vạch ra con đường đầy sáng tạo của Việt Nam: “Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội giai cấp, giải phóng con người”.
Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp đã được Hồ Chí Minh chú trọng và đề cập đến rất rõ ràng.
Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin trên nền tảng truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc đáo về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Người cho rằng: “Phải kết hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết”.
Theo Người, đối với Việt Nam không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết được vấn đề dân tộc như ở các nước tư bản phát triển phương tây. Mà ngược lại, chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp. Giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và tạo tiền đề cho giải phóng giai cấp.
Luận điểm này của Người xuất phát từ cơ sở thực tiễn của phương Đông và Việt Nam:
Năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Người cho rằng: "Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được". Và người đề nghị: "Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông". Ở phương Đông, "Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế không giống như xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây…".
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, giữa tư sản với vô sản. Do đó, không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây. Ngược lại chỉ có thể giải quyết vấn đề dân tộc mới giải phóng được giai cấp. Quyền lợi dân tộc và giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thể thực hiện được. Quan điểm này sau này thể hiện rõ ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, năm 1941 do Người chủ trì: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong sinh tử của quốc gia dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được tự do độc lập cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển của cách mạnh Việt Nam.
Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới với thời đại, không phải với mục đích cầu vi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status