Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Mình về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Mình về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay



Hồ Chí Minh chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngưởi cũng xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế. Nước ta lấy kinh tế quốc doanh làm nền tảng. Kinh tế hợp tác xã là hình thức tổ chức tập thể của nhân dân lao động .Qua đó đáp ứng được yêu cầu khách quan là phát triển nền kinh tế sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đây cũng là yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy dân chủ trong kinh tế, khai thác và phát huy các thành phần kinh tế, đáp ứng yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác – Lênin từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội.
1.Bản chất và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, cũng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin, nghĩa là những mặt về chính trị , kinh tế, văn hóa, xã hội…
a.Kinh tế
Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triể với nền tảng phát triển khoa học – kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại.
b.Chính trị
Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.
c. Xã hội
Trong chủ nghĩa xã hội, không còn bóc lột, áp bức bất công, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý. Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, không có áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.
d.Văn hóa
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam phải xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến, trong đó lấy tính dân tộc làm gốc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đời sống con người vui tươi nhưng phải lành mạnh.
2.Bước đi và biện pháp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2.1. Bước đi
Hồ Chí Minh cho rằng đi lên chủ nghĩa xã hội là quy luật chung của sự vận động phát triển và là bước phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại . Quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội còn phải tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Và từ quan điểm đó Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là phải tiến hành giải phóng dân tộc, hình thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan điểm về một hình thái quá độ gián tiếp tức là quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, lên một nước nông nghiệp lạc hậu, sau khi giành được độc lập dân tộc, đưa dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Qua đó Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc điểm to lớn nhất của nước ta là từ nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh, do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn:
Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tính chất phức tạp và khó khăn của nó được Người lý giải trên các điểm sau:
Thứ nhất, đây thực chất là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất , cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nó đặt ra và đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau.
Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhà nước ta chưa có kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vự kinh tế. Đây là công việc hết sức mới mẻ với Đảng ta, nên phải vừa làm, vừa học và có thể có vấp váp và thiếu sót.
Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá.
Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một sự nghiệp cách mạng mang tính toàn diện. Hồ Chí Minh đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực:
a.Lĩnh vực chính trị
Nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải luôn luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp và đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Một nội dung chính trị quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nông và trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo, củng cố và tăng cường sức mạnh toàn hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó.
b.Lĩnh vực kinh tế
Hồ Chí Minh chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngưởi cũng xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế. Nước ta lấy kinh tế quốc doanh làm nền tảng. Kinh tế hợp tác xã là hình thức tổ chức tập thể của nhân dân lao động .Qua đó đáp ứng được yêu cầu khách quan là phát triển nền kinh tế sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đây cũng là yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy dân chủ trong kinh tế, khai thác và phát huy các thành phần kinh tế, đáp ứng yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất.
Về mặt cơ cấu ngành kinh tế thì Người đã xác định: Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội chúng ta tập trung vào ba ngành kinh tế lớn là: nông nghiệp-công nghiêp-thương nghiệp. Trong đó phải tập trung vào phát triển và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
c.Lĩnh vực văn hóa xã hội
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới, một đội ngũ vừa có đức vừa có tà...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status