Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đại lý Ford Hà Nội - pdf 21

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đại lý Ford Hà Nội



PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
I- Đặc điểm tổ chức HĐKD và tổ chức công tác kế toán của đơn vị 2
1. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của đơn vị 2
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của đơn vị 2
II. Tổ chức công tác kế toán của đơn vị 3
1- Hình thức tổ chức công tác kế toán 3
Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán Công ty 4
2- Hình thức kế toán áp dụng. 4
CHƯƠNG II 5
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÀI CHÍNH 5
CỦA CÔNG TY 5
1. Công tác phân cấp quản lý tài chính của Công ty . 5
2. Công tác kế hoạch hoá tài chính của Công Ty: 5
3.Tình hình tài sản và nguồn vốn Công ty : 5
4.Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 6
CHƯƠNG III 10
KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU 10
1- Kế toán mua hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu và công cụ công cụ 10
2. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 12
3.Kế toán tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm. 18
4. Kế toán TSCĐ: 19
5- Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương 22
6- Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý của Công ty 24
7- Kế toán kết quả và phân phối kết quả kinh doanh: 27
8- Báo cáo kế toán: 29
CHƯƠNG IV 30
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở CÔNG TY 30
1- Tình hình tổ chức thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh tế ở Công ty : 30
2- Phân tích một số chỉ tiêu: 30
KẾT LUẬN 33
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ẩm ở các phòng ban, phân xưởng sản xuất kinh doanh.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.
b. Phương pháp tính giá thành:
Do khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ lớn, vì vậy việc tính toán xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ rất khó khăn. Việc tính giá thành thực chất là việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp giản đơn.
Giá trị sản Chi phí SXKD Giá trị sản
Giá thành phẩm DD đầu kỳ + phát sinh trong kỳ - phẩm DD cuối kỳ
đơn vị hoàn =
thành trong kỳ Số sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Tính tổng giá thành:
Tổng giá thành = Chi phí SPDD + Chi phí phát sinh - SPDD cuối kỳ
c. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Vì đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng trực tiếp như chi phí mua : Phụ tùng, săm lốp, thép, và bán thành phẩm mua ngoài, sơn que hàn, hoá chất... Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp.
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm lương phải trả cho công nhân việc: lương chính, lương phụ cấp, lương nghỉ phép và các khoản trích theo lương. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
TK 627: Chi phí sản xuất chung, bao gồm chi phí quản lý phục vụ sản xuất, lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao các bộ phận thuộc xưởng như máy móc thiết bị, nhà xưởng và các khoản chi phí khác phục vụ cho Trạm.
TK 154: Chi phí kinh doanh dở dang.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác.
Căn cứ vào các chứng từ gôc có liên quan kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết, lập các Bảng phân bổ (dựa vào định mức chi phí) như: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, Bảng phân bổ tiền lương... sau đó chuyển cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tiến hành tính giá thành sản phẩm.
+ Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 và tài khoản này được mở một số tài khoản cấp 2.
Nguyên vật liệu chủ yếu là nguyên vật liệu mua ngoài, bao gồm các loại:
TK621.1: Nguyên vật liệu chính: Sắt, thép, Chi tiết máy , Phụ tùng...
TK621.2: Nguyên vật liệu phụ: Xăng dầu, Sơn, que hàn...
Nguyên vật liệu phụ tùng ở đây thường mua ngoài vào đầu tháng, cho nên giá xuất kho nguyên vật liệu là giá hạch toán cuối kỳ mới tính giá thực tế xuất dùng.
Nguyên vật liệu phụ tùng xuất kho dùng cho quá trình sản xuất do phòng kế hoạch lập kế hoạch theo yêu cầu sản xuất của từng phân xưởng,từng loại sản phẩm.
Phiếu xuất kho do phòng dịch vụ theo yêu cầu sản xuất từng tổ sửa chữa, biểu hiện số lượng chủng loại nguyên vật liệu với số lượng yêu cầu và số lượng thực xuất, đơn giá, giá trị xuất. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành kiểm tra đối tượng sử dụng, phân loại nguyên vật liệu phụ tùng.
Trên cơ sở số lượng nhập kho, kế toán phân ra từng loại NVL, phụ tùng và ghi vào sổ chi tiết tương ứng, sổ chi tiết phản ánh tình hình nhập xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu, phụ tùng.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu phụ tùng, lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, phụ tùng theo nội dung:
Nguyên vật liệu phụ tùng chính cho sản xuất.
Nguyên vật liệu phụ cho sản xuất.
Nguyên vật liệu phụ tùng xuất bán.
Nguyên vật liệu xuất phụ tùng cho phân xưởng.
Nguyên vật liệu phụ tùng xuất cho bán hàng.
Nguyên vật liệu xuất phục vụ quản lý doanh nghiệp.
Bảng tổng hợp thể hiện số lượng nguyên vật liệu, phụ tùng xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất sửa chữa và bán hàng.
Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 152 và một số tài khoản liên quan: tài khoản 111, 112, 331...
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành theo định khoản.
Nợ TK154 ( chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK621 (chi tiết cho từng đối tượng)
Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152,111,112 TK 621 TK 154
K/c chi phí vật liệu
trực tiếp
Tập hợp chi phí vật liệu
trực tiếp sản xuất
+ Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nhưng liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được như tiền lương phụ, các khoản phụ cấp hay tiền lương chính trả theo thời gian mà người lao động lại thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày thì có thể tập hợp chúng lại, sau đó chọn tiêu thức phân bổ thích hợp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Tiêu thức phân bổ có thể là chi phí tiền công định mức ( hay kế hoạch), giờ công định mức (hay giờ công thực tế), khối lượng sản phẩm sản xuất. Các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ là 25% tổng quỹ tiền lương, trong đó 6% công nhân đóng góp, (khoản này được tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm).
Để tập hợp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622 chi phí nhân công trực tiếp, và một số tài khoản liên quan.
Tài khoản này dùng phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Tài khoản này không phản ánh chi phí nhân công của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp.
Tài khoản này cũng được mở trực tiếp cho từng đối tượng chi phí
Toàn bộ số tiền nhân công và các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất được tập hợp vào tài khoản 622.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng có liên quan.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp
chi phí nhân công trực tiếp
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương công nhân
trực tiếp sản xuất
TK 335
Trích tiền lương nghỉ phép
của công nhân trực tiếp SX
K/c chi phí NC trực tiếp
để tính giá thành
TK 338
Các khoản trích theo lương
+ Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung:
Để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung,
Cuối tháng sau khi chi phí sản xuất đã được tập hợp, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất này cho từng đối tượng có liên quan đến chi phí trong phân xưởng hay tổ đội sản xuất đó theo tiêu thưc phù hợp.
Công thức phân bổ:
Mức phân bổ chi phí Tổng chi phí sản xuất chung Tiêu thức
sản xuất chung cho = x phân bổ của
từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ từng đối tượng
Tiêu thức sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung cụ thể là:
Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp
Phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung
Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status