Trang phục dân tộc Thái – Nét văn hoá riêng biệt - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜi MỞ ĐẦU

Việt Nam với 54 dân tộc anh em là một trong những đất nước có nền văn hoá phong phú và đa dạng. Mỗi miền, mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng, văn hoá riêng. Cuộc sống của họ khác nhau, đời sống tâm linh khác nhau hay tập tục thói quen khác nhau đã tạo nên những nét khác biệt cho mỗi dân tộc. Nhưng không vì thế mà làm mất đi tình đoàn kết của dân tộc Việt Nam, ngược lại nó còn làm nên một dân tộc đa văn hoá, giàu truyền thống.
Bản sắc của mỗi dân tộc được thể hiện rõ trong lối ăn, cách ở của đồng bào dân tộc nhưng có lễ dễ nhận biết nhất chính là qua trang phục của họ. Mỗi dân tộc đều có một trang phục riêng mang đậm nét văn hoá mỗi vùng miền và không lẫn với bất cứ nơi đâu. Đây cũng chính là giá trị khác biệt mà cũng là giá trị văn hoá vô giá mà chúng ta cần gìn giữ.
Một trong những dân tộc mà trang phục của họ được biết đến khá nhiều qua những chiếc khăn piêu, váy đen, váy đỏ. Đó chính là dân tộc Thái, mà đặc biệt là trang phục của phụ nữ Thái.Trang phục phụ nữ không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà còn thể hiện tập quán, nếp sống, trình độ thẩm mỹ và văn hoá các dân tộc. Trang phục của người phụ nữ Thái là niềm tự hào không chỉ của riêng người Thái mà còn là một nét văn hóa rất đặc sắc trong kho tàng văn hoá vật thể của dân tộc.
Qua nghiên cứu và tìm hiếu em đã lựa chọn đề tài tiểu luận: “Trang phục dân tộc Thái – Nét văn hoá riêng biệt”. Do còn hạn chế về mặt thời gian và nhận thức nên tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cô thông cảm và giúp đỡ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, tiểu luận gồm 3 phần chính:
PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC THÁI – TRANG PHỤC THÁI
PHẦN II: TRANG PHỤC THÁI - VẺ ĐẸP TIỀM ẨN
PHẦN III: GÌN GIỮ BẢN SẮC DÂN TỘC THÁI, MỘT NÉT VĂN HOÁ ĐẶC SẮC TRONG KHO TÀNG VĂN HOÁ VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC











PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC THÁI – TRANG PHỤC THÁI
1. Lịch sử phát triển:
Người Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13[1]. Theo sách sử Việt Nam, vào thời Lý, đạo Đà Giang, man Ngưu Hống (tức người Thái) đến từ Vân Nam, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067. Trong thế kỷ 13, người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại nhà Trần và bị đánh bại năm 1280, lãnh tụ Trịnh Giác Mật đầu hàng, xứ Ngưu Hống bị đặt dưới quyền quản trị trực tiếp của quan quân nhà Trần. Năm 1337 lãnh tụ Xa Phần bị giết chết sau một cuộc xung đột, xứ Ngưu Hống bị sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt và đổi tên thành Mương Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) và giao cho họ Đèo cai quản. Năm 1431 lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái Trắng tại Mương Lễ, nổi lên chống triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng (giữa sông Mã và sông Đà), tấn công Mương Mỗi (Sơn La) Đèo Mạnh Vương (con của Đèo Cát Hãn) làm tri châu. Năm 1466, lãnh thổ của người Thái được tổ chức lại thành vùng (thừa tuyên) Hưng Hóa, gồm 3 phủ : An Tây (tức Phục Lễ), Gia Hưng và Qui Hóa, 4 huyện và 17 châu.
Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ đạo, được phép cai quản một số lãnh địa và trở thành giai cấp quí tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc ; dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận ; họ Hoàng ở châu Việt...


H06Qk8z3aeUXNtl
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status