Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Đông Nam Á. - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN ĐÔNG NAM Á
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Vốn là cơ sở, nền
tảng để tổ chức mọi hoạt động trong nền kinh tế. Một đất nước có tiềm lực vốn mạnh
sẽ tạo đà phát triển kinh tế bền vững. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vốn là
cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Những ngân hàng có nguồn
vốn dồi dào sẽ có nhiều thế mạnh trong kinh doanh, gia tăng sức cạnh tranh trên thị
trường. Để đáp ứng tốt cho yêu cầu hoạt động của bản thân ngân hàng, thông qua đó
góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở nước ta, đòi hỏi hệ
thống ngân hàng thương mại phải tận dụng, khai thác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi
trong nước và ngoài nước. Vì vậy, ngoài vốn cần thiết ban đầu, việc làm thế nào để
tăng quy mô vốn huy động ổn định qua các năm, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu sử dụng
vốn của ngân hàng với chi phí hợp lý luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu phát triển, hệ thống các ngân hàng thương mại còn phải hoạt
động trong môi trường rất nhiều khó khăn do tồn đọng nặng nề của chế độ cũ, tình
hình tài chính bất ổn, lạm phát cao, các tổ chức kinh tế làm ăn thua lỗ…Ngày nay, các
văn bản quy phạm điều chỉnh hoạt động các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông
qua bao gồm luật Ngân hàng nhà nước, luật các Tổ chức tín dụng tạo môi trường mới
và cũng là động lực phát triển cho các ngân hàng thương mại cổ phần.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeAbank) được thành lập năm
1994 là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần ra đời sớm nhất tại Việt Nam.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, SeAbank hiện nay là một trong 8 ngân hàng
thương mại cổ phẩn có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đã tạo được uy tín và thương
hiệu trong lĩnh vực ngân hàng. SeAbank đang phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ
tiêu biểu tại Việt Nam. Thêm vào đó ngày nay có sự cạnh tranh gay gắt gắt không chỉ
riêng hệ thống ngân hàng thương mại mà còn từ sự tham gia ngày càng nhiều của các
tổ chức tài chính phi ngân hàng. Từ đó đòi hỏi Ngân hàng thương mại cổ phần Đông
Nam Á phải có những giải pháp huy động vốn đúng đắn thích hợp mới đáp ứng được
nhu cầu vốn cho nền kinh tế đồng thời thực hiện được chiến lược phát triển đã đặt ra.
Trên cơ sở đó em đã quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á” làm đề tài
cho khóa luận tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc Đại học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba nội dung chính:
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động
sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng
thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh
tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó –
kinh tế thị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở
thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Hiện nay, nhiều quốc gia, lãnh
thổ, tổ chức, các nhà kinh tế đưa ra định nghĩa về NHTM, tuy ngôn từ thể hiện khác
nhau song về bản chất, chức năng, các hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng đều có
sự thống nhất với nhau.
Theo Wold Bank “Ngân hàng là tổ chức nhận tiền gửi chủ yếu dưới dạng
không kỳ hạn hay tiền gửi rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiền gửi không kỳ hạn,
có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm”.
Ở Mỹ “NHTM là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động
trong ngành dịch vụ tài chính”.
Ở Pháp “NHTM là những xí nghiệp thường xuyên nhận của công chúng dưới
hình thức tiền gửi hay hình thức khác và họ dùng vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng
hay dịch vụ tài chính”.
Ở Ấn Độ “NHTM là cơ sở xác nhận các khoản tiền gửi để cho vay, tài trợ và đầu tư”.
Nhà kinh tế học David Begg định nghĩa “NHTM là trung gian tài chính có giấy
phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi.”
Thomas P.Fitch cho rằng “Tổ chức ngân hàng là một công ty nhận tiền gửi,
thực hiện cho vay, thanh toán séc và thực hiện các dịch vụ liên quan cho công chúng.
NHTM đầu tư quỹ từ các người gửi tiền để cho vay” (Thomas P.Fitch, Dictionary of
Banking Terms, Barron’s Education Series, Inc, 1997).
Peter S.Rose đưa ra một khái niệm mới về ngân hàng “Ngân hàng là một loại
hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc
biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính
so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” (Peter S.Rose, Commercial
Bank Management, Irwin, 1999).
Ở Việt Nam, theo Luật các TCTD năm 2010 “Ngân hàng thương mại là loại
hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status