Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Georada trong điều tra tai biến địa chất, tìm kiếm nước dưới đất và khoáng sản kim loại - pdf 21

Tải miễn phí nghiên cứu khoa học


Chương I: Tổng quan và tóm tắt cơ sở lý thuyết của phương pháp ra đa
xuyên đất
6
I. Tổng quan về phương pháp georada 6
II. Cơ sở lý thuyết phương pháp georada 8
Chương II: Máy và thiết bị georada 15
Chương III: Kết quả nghiên cứu ứng dụng phương pháp georada 19
I. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp georada khi tìm kiếm khoáng sản kim loại 20
II. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp georada trong điều tra tai biến địa chất 23
III. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp georada khi tìm kiếm nước ngầm và địa
chất công trình
29
IV. Xây dựng các quy trình công nghệ georada 36
V. Viết hướng dẫn sử dụng máy ra đa xuyên đất RAMAC/GPR và sử dụng các
chương trình xử lý tài liệu georada
36
Chương IV: Đánh giá hiệu quả của phương pháp georada khi tìm kiếm
khoáng sản kim loại, điều tra tai biến địa chất, tìm kiếm nước ngầm và khảo
sát địa chất công trình
37
I. Đánh giá hiệu quả phương pháp georada 37
II. Những hạn chế của phương pháp georada 38
Chương V: Tổ chức thi công và kinh phí thực hiện 39
Kết luận và đề nghị 45
Danh sách các phụ lục kèm theo 47

MỞ ĐẦU
Phương pháp ra đa xuyên đất (georada-GPR) đang được triển khai ở nhiều nước
trên thế giới trong các lĩnh vực khác nhau: nghiên cứu nền móng công trình, nghiên
cứu xác định các vị trí công trình kiến trúc cổ bị chôn vùi, các đường ống, cáp ngầm,
tìm kiếm mộ cổ... Từ năm 1988 đến nay, các nhà khoa học trong ngành các khoa học
về trái đất trên thế giới đã chú trọng phát triển để dần hoàn thiện về cơ sở lý thuyết
cũng như phương pháp áp dụng thực tế.
Công nghệ georada đang từng bước được triển khai ở Việt Nam nhằm đáp ứng các
yêu cầu của thực tế phát triển kinh tế xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước... Từ năm 1998, phòng Địa vật lý thuộc Viện Vật lý địa cầu đã từng
bước triển khai nghiên cứu áp dụng công nghệ GPR trong tổ hợp các phương pháp địa
vật lý để giải quyết nhiệm vụ trong địa chất công trình và trong địa kỹ thuật-môi
trường, khảo sát dự báo hiện tượng trượt lở đất bờ sông Tiền trên địa bàn của các tỉnh
Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh...và bước đầu đã thu được
một số kết quả thiết thực góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường.
Trong những năm gần đây, nhiều cơ quan, đơn vị cũng đã trang bị các bộ máy ra
đa xuyên đất nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị. (Trung tâm nghiên cứu
phòng trừ mối - Viện Khoa học Thuỷ Lợi, Khoa trắc địa - Trường Đại học Mỏ-Địa
chất, Công ty Cổ phần Công nghệ ĐịaVật lý, Khoa Địa chất - Trường Đại học Khoa
học tự nhiên…).
Cuối năm 2005, Liên đoàn Vật lý Địa chất (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam) đã được trang bị bộ máy ra đa xuyên đất RAMAC/GPRTM do hãng MALÂ
(Thuỵ Điển) sản xuất.
Báo cáo này trình bày các kết quả đã đạt được trong khuôn khổ thực hiện đề tài
nghiên cứu “Ứng dụng phương pháp georada trong điều tra tai biến địa chất, tìm kiếm
nước dưới đất và khoáng sản kim loại”.
1. Cơ sở pháp lý:
Đề tài thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp lý sau đây:
- Hợp đồng nghiên cứu KH&CN số 03-ĐC-07/HĐKHCN ngày 16/4/2007 giữa
Bộ Tài nguyên Môi trường và Liên đoàn Vật lý Địa chất về việc thực hiện đề tài
KH&CN “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp georada trong điều tra tai biến địa chất,
tìm kiếm nước dưới đất và khoáng sản kim loại”.
- Quyết định số 406 QĐ/ĐCKS-KHTC ngày 30/8/2007 của Cục trưởng Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt nam về việc giao kế hoạch và dự toán chi ngân sách Nhà
nước năm 2007 cho Liên đoàn Vật lý Địa chất.
- Quyết định số 597 QĐ/ĐCKS-KHTC ngày 14/10/2008 của Cục trưởng Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt nam về việc giao kế hoạch và dự toán chi ngân sách Nhà
nước năm 2008 cho Liên đoàn Vật lý Địa chất.
2. Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp georada trong điều tra tai biến địa chất, tìm
kiếm nước dưới đất và khoáng sản kim loại.
3. Sản phẩm giao nộp của đề tài:
3.1. Báo cáo tổng kết kết qủa thực hiện đề tài.
3.2. Các Quy trình công nghệ:
- Quy trình công nghệ phương pháp georada trong điều tra tai biến địa chất
(cho đối tượng sụt và trượt lở đất)
- Quy trình công nghệ phương pháp georada khi tìm kiếm nước ngầm trong
các đới phá huỷ, dập vỡ và hang carst.
- Quy trình công nghệ phương pháp georada trong khảo sát địa chất công
trình nông.
Đề tài được thực hiện trong hai năm: 2007 và 2008. Tham gia thực hiện đề tài
gồm các kỹ sư Địa vật lý: Nguyễn Văn Bút, Trương Công Ánh, Nông Quốc Khánh,
Trần Nhật Ký, Kiều Huỳnh Phương, Nguyễn Văn Hùng với sự cộng tác của các đồng
nghiệp khác ở Liên đoàn Vật lý Địa chất, Viện Vật lý Địa cầu, phân viện Địa vật lý
TP. Hồ Chí Minh…do kỹ sư địa vật lý Nguyễn Duy Tiêu làm chủ nhiệm.
Qua 2 năm thực hiện, tập thể tác giả đã tiến hành thử nghiệm phương pháp
georada tại 11 tỉnh, thành (từ Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Nội, Hoà
Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, đến TP. Hồ CHí Minh) với rất
nhiều địa điểm trên các đối tượng khác nhau. Với một khối lượng tài liệu phong phú,
đủ điều kiện để tổng hợp, đánh giá hiệu quả của phương pháp georada trong các lĩnh
vực nghiên cứu của đề tài.
Sản phẩm chính của đề tài là báo cáo tổng kết và các phụ lục kèm theo (Hướng
dẫn sử dụng máy rada RAMAC/GPR; Hướng dẫn sử dụng chương trình RAMAC
GROUNDVISION, Hướng dẫn sử dụng chương trình REFLEX khi xử lý tài liệu
georada và các quy trình công nghệ đo georada).
Nội dung chính của báo cáo tổng kết thực hiện đề tài gồm các mục chính sau:
Mở đầu
Chương 1: Tóm tắt cơ sở lý thuyết của phương pháp georada
Chương II: Máy và thiết bị
Chương III: Kết quả nghiên cứu ứng dụng phương pháp georada
Chương IV: Đánh giá hiệu quả của phương pháp georada
Chương V: Tổ chức thực hiện và kinh phí thực hiện
Kết luận và đề nghị.
Trong quá trình thực hiện đề tài, các tác giả đã được sự giúp đỡ tận tình của các
chuyên gia địa vật lý, địa chất, các bạn đồng nghiệp công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Liên đoàn Vật lý Địa chất, và được
các cấp lãnh đạo Liên đoàn Vật lý Địa chất, các đơn vị sản xuất, phòng ban trong Liên
đoàn, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Tài
nguyên và Môi trường và một số đơn vị khác ngoài ngành đã quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tui hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tập thể tác giả chân thành Thank sự giúp đỡ và quan tâm đó.

Link download cho anh em:

https://1drv.ms/u/s!AgJa1CtKrfM4glvy2wxHyd_1vzvX
Nhớ thank mình nhé
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status