Vận dụng NEP trong điều kiện nước ta - pdf 21

Download miễn phí Luận văn Vận dụng NEP trong điều kiện nước ta



Mục lục
Phần nhất: lời mở đầu
Phần hai: cơ sở của đề tài
 Chương I
 Cơ sở lý luận
A. Hoàn cảnh ra đời của chính sách kinh tế mới
 B. Nội dung và các biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới (NEP ).
 C. ý nghĩa của NEP và bài học thành công
Chương II
Việt Nam hội nhâp vào nền kinh tế của thế giới.
Phần ba: Vận dụng NEP trong điều kiện nước ta
 Chương I
 Thực trạng đất nước.
Tình hình đất nước 5 năm qua và những thành tựu trong 15 năm đổi mới
Chương II
Vận dụng sáng tạo NEP vào nước ta
A. Sự phân tích những tồn tại và nguyên nhân
B. Sự vận dụng NEP
C. Phương hướng - nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005
Tài liệu tham khảo
Mục lục
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hực chất là tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các yếu tố của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu.
+ Dân chủ hoá quản lý kinh tế
Lênin coi việc lôi cuốn quần chúng vào việc quản lý là một vấn đề nguyên tắc, thể hiện đòi hỏi cả về mặt dân chủ lẫn mặt tập trung. Đây là kết quả của sự thay đổi tân gốc quan niệm về những vấn đề cơ bản về phát triển xã hội và kinh tế. Trong giai đoạn thực hiện NEP, dân chủ hoá trong quản lý kinh tế được thực hiện có kết quả trên nhiều mặt khác nhau: Tổ chức hội nghị sản xuất, thực hiện chế độ phân phối theo lao động, hình thức công khai và dân chủ trong việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo - quản lý, thực hiện nguyên tắc và kiểm soát của công nhân.
4. Tổ chức quá trình lưu thông.
Lênin đã nêu những chức năng mới của Nhà nước Vô sản trong lĩnh vực kinh tế.
Điều tiết việc mua bán và lưu thông tiền giấy.
Tổ chức thương nghiệp nhà nước bán buôn và bán lẻ.
ổn định các quan hệ hàng hoá tiền tệ giữa các cơ quan kinh tế Nhà nước.
Sử dụng hợp tác xã để củng cố quan hệ thương mại giữa thành thị và nông thôn.
Phát triển quan hệ tín dụng.
Người vạch rõ nhiệm cụ của bộ máy quản lý kinh tế: “chúng ta phải học tập những quan hệ buôn bán trên phạm vi cả nước, đó là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng quyết không phải là không thể làm được.”
Phương hướng quản lý lưu thông là: “căn cứ vào thị trường hiện có tính toán đến các quy luật của nó, chiếm lĩnh thị trường và bằng những biện pháp kinh tế thương xuyên có cân nhắc và được xây dựng trên sự kiểm kê chính xác quá trình của thị trường mà nắm vững việc điều tiết thị trường và lưu thông tiền tệ”.
Nội thương trở thành mắt xích đặt biệt cần nắm vững trong dây truyền quản lý, điều tiết hoạt động của kinh tế. Thương nghiệp trở thành mắt xích trong triển khai NEP vì: Mục đích cao nhất của NEP là thiết lập liên minh kinh tế. Vì thế thương nghiệp là mối liên hệ kinh tế duy nhất, là điều kiện tái sản xuất; hơn nữa không có hoạt động thương nghiệp thì không thể sử dụng các hình thức quá độ trong sản xuất và lưu thông.
Một trong nhữn vấn đề quan trọng nhất của NEP là phải chiếm các vị chí chỉ huy trong thương nghiệp khi triển khai quá trình lưu chuyển hàng hoá, đồng thời hướng quá trình lưu thông đó đi thẳng tới nhu cầu của nông thôn và thành thị. Để nắm chắc các vị trí thương nghiệp và làm chủ thị trường, nhà nước chú ý đặc biệt đến củng cố mối liên hệ chặt chẽ giữa công nghiệp quốc doanh với thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp tập thể để nắm quỹ hàng hoá công nghiệp dùng làm phương tiện điều tiết thị trường. Nhà nước sử dụng nhiều hình thức thương nghiệp với một cơ cấu thương nghiệp đảm bảo vai trò của thương nghiệp Nhà nước, đấu tranh bằng cạnh tranh với tư bản thương nghiệp.
Trong suốt quá trình khôi phục kinh tế, thương nghiệp XHCN ngày càng thể hiện đầy đủ vai trò của chiếc cầu nối nông nghiệp với công nghiệp. Cũng trong quá trình tổ chức lưu thông hàng hoá theo NEP, Nhà nước Xô Viết đã nắm vững tính quy luật liện kết giữa thương nghiệp với tài chính và ngân hàng như một chỉnh thể. Việc đây mạnh chu chuyển nội thương làm cho nhu cầu tiền mặt tăng lên, sự phát triển của thương nghiệp đã mọi lực lượng sản xuất phát triển, tạo nguồn thu cho ngân sách. Ngân hàng nhà nước XHCN phải gắn chặt với thương nghiệp để thúc đẩy toàn bộ lưu thông hàng hoá.
Ngoài thương nghiệp ra, giao thông vận tải là khâu quan trọng. Khi nền kinh tế chuyển sang quỹ đạo NEP. Tổng sản lượng xã hội tăng nên nhanh chóng, khối lượng vận chuyển tăng lên nhiều và đa dạng, nhưng ngành lại đang gặp khó khăn. Để khắc phục khó khăn, một mặt nhà nước đầu tư khôi phục giao thông vận tải, mặt khác nhà nước chủ trương cải thiện tình hình tài chính của giao thông.
5. ổn định tiền tệ, củng cố nền tài chính Xô Viết:
* Chấn chỉnh công tác tài chính, củng cố nền tài chính Xô Viết.
Ngay sau khi cách mạng thành công, Lênin đã ra nhiều biện pháp để chấn chỉnh công tác tài chính, như biện pháp kiểm kê và kiểm soát có tác dụng tính toán nhu cầu thực tế về tài chính của doanh nghiệp, kiểm soát việc chi tiêu, hạn chế các chi phí sản xuất và chi phí cho bộ máy quản lý. Nhà nước chủ trương tổ chức tài chính quốc gia, điều tiết giá cả nhằm thiếp lập quan hệ kinh tế mới giữa thành thị và nông thôn. Lênin cũng đã chỉ ra rằng trong thời đại chuyên chính vô sản và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tài chính của nhà nước phải trực tiếp dựa trên cơ sở lưu thông của một bội phận thu nhập nhất định của các độc quyền nhà nước. Sự cân đối thu chi chỉ có thể thực hiện trên cơ sở tổ chức việc trao đổi hàng hoá đúng đắn.
Những quan điểm đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tái sản xuất và quy luật khác của kinh tế hàng hoá được thực hiện trọng điều kiện chuyên chính vô sản. Lênin cũng đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản của tài chính XHCN như sau:
- Vai trò của chính sách tài chính có ý nghĩa quyết định thắng lợi của công cuộc cải tạo và xây dựng trong thời kì quá độ.
- Chính sách tài chính phải thống nhất, được quy định rõ ràng và các quy tắc phải được chấp hành từ trên xuống dưới. Quan điểm về tập trung tài chính, không mâu thuẫn với yêu cầu phát huy chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt hoạt động thực tiễn.
- Hoạch toán kinh tế và kinh doanh theo nguyên tắc xí nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt tài chính đối với kết quả hoạt động kinh tế của mình.
- Nguyên tắc cân đối ngân sách, công tác tài chính gắn với công tác ngân hàng và thương nghiệp.
Vận dụng các quan điểm đó vào việc giải quyết những khó khăn về tài chính, cụ thể là làm thế nào để tăng thu, giảm chi bằng những biện phát cụ thể thuộc lĩnh vực tài chính trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Để giảm chi, chính quyền Xô Viết đã thực hiện mấy biện pháp chủ yếu: giảm biên chế nhà nước, thi hành những quy định về các khoản chi tiêu ở mức tối thiểu, không cấp ngân sách cho các xí nghiệp.
Để tăng thu, các cơ sở kinh tế nhà nước chuyển sang hoạch toán kinh tế phải tích nộp lợi nhuận và khấu hao cho ngân sách, xây dựng lại hệ thống thuế (thuế công thương nghiệp, thuế thu nhập, thuế tài sản, thực hiện cải cách thuế đối với nông nghiệp, thi hành chế độ trả tiền đối với tất cả các loại hình dịch vụ...), phát hành công trái và tín phiếu.
* ổn định tiền tệ.
Trong hệ thống các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng, từ thuế lương thực đến trao đổi hàng hoá giữa nông nghiệp với công nghiệp, thì việc ổn định đồng tiền trở thành khâu cuối cùng có tác dụng quyết định củng cố có kết quả toàn bộ hệ thống, chuyển hẳn nền kinh tế quốc dân sang quỹ đạo mới và bước vào một giai đoạn phát triển ổn định vững chắc.
Việc ổn định tiền tệ lúc này có ý nghĩa là phải tiến hành có kết quả cuộc chống lạm phát. Năm 1921, thời gian ổn định của đồng rúp kéo dài 3 tháng. Năm 1922, thời gian ấy kéo dài h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status