Tách dòng và xác định trình tự gene kháng thể tái tổ hợp kháng tế bào lympho bệnh ung thư vú - pdf 21

Download miễn phí Đồ án Tách dòng và xác định trình tự gene kháng thể tái tổ hợp kháng tế bào lympho bệnh ung thư vú



Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU.1
I.TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 2
1.1. Sơ lược về bệnh ung thư.3
 1.2.Ung thư vú.5
1.2.1. Nguyên nhân ung thư vú.5
1.2.2. Tiến triển của bệnh.6
1.2.3. Phân loại ung thư vú.7
1.2.4. Điều trị ung thư vú.9
1.3. Kháng nguyên và kháng thể.10
1.3.1. Kháng nguyên.10
1.3.2. Kháng thể.11
1.3.2.1. Kháng thể đơn dòng.13
1.3.2.2. Kháng thể tái tổ hợp và ứng dụng.14
1.3.2.3. Các phương pháp tạo kháng thể.15
1.4. Vector tách dòng.15
 1.4.1. Khái niệm vector tách dòng.15
 1.4.2. Plasmid pCR 2.1.16
II.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.20
2.1. Nội dung nghiên cứu.20
2.2. Vật liệu.20
2.2.1. Sinh phẩm.20
2.2.2. Hoá chất.21
2.2.3. Trang thiết bị.21
2.3. Các phương pháp nghiên cứu.21
 2.3.1. Phương pháp PCR.21
 2.3.2. Gắn sản phẩm PCR vào vector tách dòng pCR2.1.22
 2.3.3. Biến nạp DNA Plasmid vào tế bào E.coli DH5.24
 2.3.4. Tách chiết DNA Plasmid từ các khuẩn lạc trắng.26
 2.3.5. Phương pháp điện di DNA trên gel agarose.26
 2.3.6. Cắt DNA Plasmid với enzyme giới hạn E.coRI.27
 2.3.7. Tinh sạch DNA Plasmid.29
 2.3.8. Xác định trình tự nucleic.29
III. KẾT LUẬN.31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.32
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Ung thư biểu mô tuyến nang
Ung thư biểu mô chế tiết ở thanh niên
2.10. Ung thư biểu mô chế tiết rụng đầu
2.11. Ung thư với thành phần dị sản
Loại vảy (dạng biểu bì)
Loại tế bào thoi
Loại dạng sụn và dạng xương
Loại hỗn hợp
2.12. Các loại khác
Bệnh Paget vú.
1.2.4. Điều trị bênh ung thư vú
Có rất nhiều tiến bộ trong việc xác định sớm và trị liệu ung thư vú thành công. Khi tìm thấy khối u trong vú, người phụ nữ có cơ hội lựa chọn về cách trị bệnh cho thích hợp với tình trạng của mình. Đối với mỗi người bệnh có những phương pháp trị liệu thích hợp.
Các phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư vú là:
Giải phẫu: tuỳ từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ có thể giải phẫu cắt bỏ một phần (lumpectomy , Partical Mastectomy, Segmental Mastectomy) hay phải giải phẫu cắt bỏ toàn thể vú ( Total or Simple Mastectomy, Modified Radical Mastetomy). Cũng có trường hợp phải giải phẫu hạch bạch huyết (lymph Node Dissection) để cắt bỏ các hạch bạch huyết ở dưới nách.
Quang tuyến trị liệu ( radiation therapy): sử dụng năng lực quang tuyến X cao độ để giết chết tế bào ung thư. Cách trị liệu này được dùng để ngăn chặn ung thư tăng trưởng trước khi giải phẫu, hay tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau cuộc giải phẫu. Quang tuyến trị liệu thường được sử dụng sau lumpectomy hay partical mastectomy, nhưng đôi khi cũng được dùng sau khi làm total masectomy hay modified radical mastectomy nếu ung thư quá lớn hay có nhiều hạch ở nách bị ung thư. Quang tuyến trị liệu được chia làm nhiều ngày, bệnh nhân ung thư vú thường được chiếu quang tuyến khoảng từ sáu đến bảy tuần.
Hoá chất trị liệu (chemotherapy): sử dụng các dược liệu đặc biệt để tiêu diệt những tế bào ung thư. Hoá chất trị liệu thường được dùng thêm với với việc giải phẫu, quang tuyến trị liệu hay dùng để chống ung thư khi nó tái phát hay lây lan.
Nhiều loại hoá chất được dùng trị ung thư vú, thông thường nhất là chất adriamycin, epirubucin, cytoxan, 5-FU, taxol. Taxotere, xeloda, navelbine... có thể dùng riêng rẽ hay tổng hợp.
Trị liệu qua kích thích tố (hormonal therapy): trị ung thư bằng cách ngăn chặn hay thêm kích thích tố vào cơ thể. Rất nhiều ung thư vú tăng trưởng dưới sự kích thích của các kích thích tố nữ. Nếu chế ngự được các kích thích này, các tế bào ung thư có thể ngưng phát triển hay bị tiêu huỷ.
Một phương pháp điều trị mới đối với bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh ung thư vú nói riêng là sử dụng các kháng thể, đặc biệt là kháng thể đơn dòng và kháng thể tái tổ hợp. Kháng thể không chỉ được sử dụng để chẩn đoán sớm bệnh ung thư thông qua việc phát hiện kháng nguyên cuả tế bào ung thư mà còn được sử dụng để tạo ra các phân tử tái tổ hợp có tác dụng làm tan các khối u giúp điều trị hiệu quả bệnh ung thư.
1.3.KHÁNG NGUYÊN VÀ KHÁNG THỂ
1.3.1. Kháng nguyên
Thuật ngữ kháng nguyên (antigen – Ag) dùng để chỉ một chất có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch khi được đưa vào cơ thể của một động vật thích hợp hay một chất có khả năng phản ứng với một kháng thể hay một tế bào của hệ thống miễn dịch. Như vậy, tất ca những chất tự nhiên hay tổng hợp được hệ thống miễn dịch nhận biết đều được gọi là kháng nguyên.
Sự liên kết giữa kháng nguyên và kháng thể hay giữa kháng nguyên và tế bào lympho luôn mang tính đặc hiệu cao. Tuy nhiên, không phải toàn kháng nguyên tham gia vào kích thích hệ thống miễn dịch mà chỉ có một phần nhất định của kháng nguyên gọi là quyết định kháng nguyên hay epitop, mới liên kết với kháng thể hay tế bào lympho. Mỗi epitop khoảng 6-8 acid amin với trọng lượng phân tử khoảng 750 dalton. Phần tương ứng với quyết định kháng nguyên nằm trên mỗi kháng thể gọi là vị trí kết hợp kháng nguyên hay paratop, còn phần tương ứng trên tế bào lympho là thụ thể.
Sự nhận biết giữa kháng nguyên và kháng thể hay giữa kháng nguyên và các thụ thể của tế bào có thẩm quyền miễn dịch mang tính đặc hiệu cao. Điều đó có nghĩa là một kháng nguyên A chỉ có thể được nhận biết bởi một kháng nguyên anti – A hay chỉ có thể nhận biết bởi một loại tế bào lympho có thụ thể liên kết đặc hiệu với kháng nguyên A.
Kháng nguyên trong tự nhiên rất đa dạng, chủ yếu dựa vào cấu trúc hoá học ( kháng nguyên protein, lipid, acid nucleic), dựa theo nguồn gốc (kháng nguyên đồng loại, đa loài, tự kháng nguyên) và vi sinh vật (vi khuẩn, virus). Trong số các loại kháng nguyên đó thì kháng nguyên protein và polysaccharid là hai nhóm kháng nguyên lớn và quan trọng nhất.
1.3.2. Kháng thể
Định nghĩa: Kháng thể (antibody) là một loại protein có đặc tính chống lại các thể vi khuẩn gây bệnh. Ngày nay, nó được gọi là kháng thể miễn dịch (immunoglobulin, kí hiệu là Ig) hay kháng thể đặc hiệu.
Bản chất và tính chất của kháng thể: Như chúng ta đã biết thì bản chất của kháng thể là protein, nên các tác nhân hoá, lý như nhiệt độ, acid, kiềm làm biến tính protein thì cũng có thể phá huỷ kháng thể. Hoạt tính kháng thể phụ thuộc vào pH môi trường và nhiều yếu tố khác ( Amon sulfat, natri sulfat...) vì thế người ta đã sử dụng tính chất này để tinh khiết kháng thể.
Hai đặc tính quan trọng của kháng thể là khả năng phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên và khả năng biểu hiện như một kháng nguyên, tức là kích thích kháng thể chống lại chính nó- kháng kháng thể. Có thể tạo kháng thể kháng từng loại Ig (IgA, IgG, IgM...) hay khán từng cấu trúc của phân tử Ig (mảnh Fab hay Fc).
Cấu trúc của kháng thể: Tất cả các kháng thể đều có cấu trúc giống nhau gồm một hay nhiều đơn vị (monomer) hợp thành. Mỗi đơn vị là một phân tử protein chứa 4 chuỗi polypeptid. Hai chuỗi nhẹ, ngắn, kí hiệu là L và hai chuỗi nặng, dài, ký hiệu là H được gắn với nhau bởi cầu disulfua (S-S). Trình tự acid amin ở kháng thể giống hệt nhau theo từng đôi chuỗi nặng và từng đôi chuỗi nhẹ. Cả phân tử có cấu tạo đối xứng. Cấu trúc phân tử Ig điển hình được trình bầy tại hình 1.
Cấu tạo của kháng thể
Chuỗi nhẹ: Có trọng lượng phân tử 25.000, chứa khoảng 211-221 acid amin. Ở tất cả các lớp globulin miễn dịch đều có hai loại chuỗi nhẹ, chuỗi nhẹ kappa và chuỗi nhẹ lambda. Mỗi phân tử Ig chỉ chứa hay hai chuỗi nhẹ lambda hay hai chuỗi nhẹ kappa mà không bao giờ chứa cả hai loại. Mỗi chuỗi nhẹ Ig chứa hai vùng acid amin. Một vùng có trình tự acid amin có thể thay đổi gọi là vùng biến đổi, ký hiệu là VL. Vùng còn lại có trình tự acid amin không thay đổi gọi là vùng cố định, hiệu là CL, vùng này nằm ở phía đầu cacboxyl (-COOH) của phân tử. Trình tự acid amin vùng cố định của chuỗi nhẹ luôn giống nhau ở tất cả các lớp kháng thể. Ngược lại, trình tự acid amin của vùng biến đổi luôn khác nhau kể cả ở các Ig do cùng một tế bào sinh ra.
Chuỗi nặng: có trọng lượng phân tử khoảng 50.000, chứa khoảng 450 acid amin. Có 5 loại chuỗi nặng là: mu, gamma, alpha, delta, epsilon ứng với 5 lớp kháng thể là IgG, IgM, IgA, IgD, IgE. Mỗi chuỗi nặng chứa 4 vùng acid amin, một vùng biến đổi và 3 vùng cố định. Cũng như chuỗi nhẹ, vùng biến đổi của chuỗi nặng nằm ở phần đầu amin, ký hiệu là VH. Vùng cố định nằm ở ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status