Brazil và các giai đoạn phát triển - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Brazil và các giai đoạn phát triển



Mục lục
A- Giới thiệu tổng quan về đất nước, con người Brazil 1
I- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của đất nước Brazil 1
II- Các yếu tố xã hội 2
B- Brazil và các giai đoạn phát triển 4
I. Thời kì tiền Colombo 4
II. Thuộc địa Brazil 4
2. Về văn hóa 5
3. Về kinh tế 6
III- Đế chế Brazil ( 1808 – 1888) 7
IV- Nền Cộng hòa cũ (1889-1930) 8
V- Brazil tồn tại Chủ nghĩa dân túy, nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc(1930 –1964) 10
1. Những sự thay đổi kinh tế từ 1930 – 1945 10
2. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu ( 1945 – 1964) 11
VI- Sự ngưng trệ và sự tăng trưởng ngoạn mục ( 1962 -1980) 12
1. Sự ngưng trệ (1962 – 1967) 12
2. Sự tăng trưởng ngoạn mục ( 1968 – 1973) 12
3. Sự tăng trưởng và món nợ ( 1974 – 1980) 13
VII- Sự ngưng trệ, lạm phát và cơn khủng hoảng 1981 – 1994 14
VIII- Thực thi kế hoạch Plano ( 1994 – 2002 ) 15
IX- Từ năm 2002 đến nay 16
1. Thể chế chính trị 16
2. Kinh tế 17
3. Giáo dục và đào tạo 24
4. Quan hệ thương mại giữa Brazil và Việt Nam 25
5. Các vấn đề xã hội 27
C- Đánh giá nền kinh tế Brazil 29
I. Điểm mạnh 29
II. Điểm yếu 29
III. Đề xuất các biệ pháp khắc phục 30
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m (140 dặm) đường sắt và năm 1860 số km đường sắt tăng tới 6.930 kilômet (4.330 dặm)…
Tất cả những thay đổi trên đều chứng tỏ rằng kinh tế Brazil tuy vẫn bị lệ thuộc vào Bồ Đào Nha song cũng đã có những bước tiến vượt bậc. Brazil đã khẳng định vai trò của mình với các nước trên Thế Giới cũng như đã xác định được hướng đi đúng đắn cho riêng mình - trở thành đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất Thế Giới. Điều này vẫn được Brazil duy trì cho tới hiện tại.
IV- Nền Cộng hòa cũ (1889-1930).
Vua Pedro II bị phế truất vào ngày 15 tháng 11 năm 1889 trong một cuộc đảo chính quân sự của những người cộng hòa. Tướng Deodero de Fonseca, người lãnh đạo cuộc đảo chính đã trở thành tổng thống trên thực tế đầu tiên của Brazil. Tên của đất nước được đổi thành Cộng hòa Hợp chúng quốc Brazil. Từ năm 1889 đến năm 1930, Brazil là một quốc gia với chính phủ theo thể chế dân chủ lập hiến. Cũng trong thời kì này nổ ra cuộc chiến tranh Thế Giới lần thứ I ( 1914- 1918) và tiếp theo đó là “ Đại khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ”.
Giai đoạn này,Brazil trở thành một nước độc lập và nền kinh tế không còn bị phụ thộc vào Bồ Đào Nha nữa. Brazil trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới.
Tác động của cây cà phê vào nền kinh tế Brazil là hết sức to lớn: hình thành thị trường cà phê lớn trong nước. Giảm thất nghiệp do dư thừa lao động là những người được tự do, không còn là nô lệ nữa và làn sóng người di cư từ châu Âu sang.Phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt.
Thêm vào đó, đường, bông, thuốc lá, cacao, cao su vẫn là những mặt hàng quan trọng của Brazil.
Giai đoạn từ 1880 – 1930 cũng là thời kì phát triển của những ngành công nghiệp nhẹ: dệt, chế biến thực phẩm, thuốc lá…
Tất cả các yếu tố trên đã góp phầnlàm nên sự tăng trưởng trong thu nhập. Những nhân tố quan trọng khác là sự mở rộng của vận tải, công suất thiết kế điện năng, sự đô thị hóa đang gia tăng, và sự hình thành hệ thống điều hành linh hoạt. Tuy nhiên, sự tăng trưởng sản xuất trong thời kỳ này không phát sinh những sự biến đổi cấu trúc quan trọng.
Tuy nhiên, chiến tranh Thế Giới lần I ( 1914 – 1918) và Đại khủng hoảng ( 1929 – 1933 ) đã làm nền kinh tế Brazil rơi vào tình trạnh “khủng hoảng thừa” về cà phê. Nền kinh tế Brazil bị chao đảo. Sau năm 1896, lượng cung cà phê đã vượt cầu gây ảnh hưởng đến giá. Brazil cất trữ cà phê của họ thay vì việc bán tất cả nó, và khi cà phê mất mùa họ lại sử dụng lượng cà phê tích trữ ấy.
Cùng với đó là sự chênh lệch về mức sống giữa vùng phía Nam, Đông Nam và những vùng phía Đông. Sự phát triển và tăng trưởng được tập trung ở phía Đông nam. Phía Nam cũng đạt được sự phát triển đáng kể được dựa vào cà phê và những sản phẩm nông nghiệp khác.Tuy nhiên phía Đông Bắc kinh tế lại chậm phát triển, dân cư sống dựa vào tự cung tự cấp.
Trong giai đoạn này Brazil vẫn chứng tỏ được vị trí số một của mình trên thị trường cà phê Thế Giới. Kinh tế Brazil vẫn tăng trưởng tốt trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống của người dân Brazil vấn chưa được chú ý đến.
V- Brazil tồn tại Chủ nghĩa dân túy, nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc (1930 – 1964).
Getulio Vargas lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của giới quân sự năm 1930. Ông đã cai trị Brazil như một nhà độc tài với những thời kỳ dân chủ xen kẽ. Tổng thống Getulio Vargas đã cai trị như một nhà độc tài trong hai nhiệm kỳ 1930-1934 và 1937-1945. Ông tiếp tục được bầu làm tổng thống Brazil trong khoảng thời gian 1951-1954.
Tổng thống Vargas đã kiểm soát nền chính trị của Brazil một cách tương đối ổn định trong vòng 15 năm đến khi ông tự tử vào năm 1954. Năm 1954, tổng thống Getulio Vargas bị lật đổ, quy tắc dân chủ được thiết lập lại.
Cũng trong thời gian này, Thủ đô của Brazil được chuyển từ thành phố Rio de Janeiro sang thành phố Brazilia.
1. Những sự thay đổi kinh tế từ 1930 – 1945.
Kinh tế cà phê rơi vào tình trạng suy tàn khi cuộc “ Đại khủng hoảng” và sản xuất thừa hoành hành dữ dội trên toàn Thế Giới. Thêm vào đó là các điều khoản mậu dịch trở nên lỗi thời, không thể tiếp tục áp dụng được nữa đã khiến cho nền kinh tế Brazil rơi vào tình trạng nợ nước ngoài trầm trọng.
Để cứu vãn tình trạng bi đát của nền kinh tế, Chính phủ đã có những biện pháp đóng vai trò quyết định trong việc vực dậy nền kinh tế. Trước tiên, Chính Phủ Brazil đã hoãn việc thanh toán những món nợ nước ngoài mà thay vào đó áp dụng những chính sách quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ. Vào năm 1930, các chương trình trợ giá của Chính Phủ nhằm phát triển sản xuất cà phê lần lượt bị phá sản. Và để tránh cho giá cà phê sụt giảm thêm nữa, Chính Phủ đã có một chính sách hết sức táo bạo: Thu mua số lượng lớn cà phê dư thừa trên thị trường để tiêu huỷ nhằm mục đích giảm sản lượng cà phê trên thị trường, từ đó làm giảm nhẹ vấn nạn sản xuất thừa. Chính phủ Brazil hi vọng rằng cơn khủng hoảng sẽ nhanh chóng qua đi và sự bùng nổ của xuất khẩu sẽ lại tái diễn.
Tuy nhiên, khi cuộc “Đại khoảng hoảng” với sức ảnh hưỏng to lớn đi qua, Brazil nhanh chóng hiểu rằng không thể chỉ trông chờ vào việc xuất khẩu mặt hàng cà phê được mà cần có sự đa dạng hoá nền kinh tế. Năm 1930, thiết lập doanh nghiệp nhà nước đầu tiên, nhà máy luyện thép tổng hợp.
Dần dần, nền kinh tế Brazil đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, kinh tế Brazil đã sẵn sàng cho phát triển. Tuy nhiên đúng lúc này, chiến tranh Thế Giới lần II nổ ra và các cơ sở hạ tầng, vận tải bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cũng làm giảm những nỗ lực phát triển của Brazil.
2. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu ( 1945 – 1964).
Trong giai đoạn này, tổng thống Getulio Vargas bị lật đổ, quy tắc dân chủ được thiết lập lại, việc dự trữ, trao đổi với nước ngoài cũng được tiến hành một cách khẩn trương. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại nhanh chóng lộ ra nhiều điểm yếu. Cùng với đó là tình trạng lạm phát kéo dài, sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu trong khi xuất khẩu lại trì trệ đã làm nền kinh tế Brazil phải đối mặt với cơn khủng hoảng tín dụng và rơi vào tình trạng nhập siêu, đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng.
Chính phủ đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế, khắc phục tình trạng nhập siêu. Năm 1951, Chính Phủ thiết lập hệ thống cấp phép nhập khẩu, chỉ ưu tiên nhập khẩu hàng hoá và đầu vào quan trọng ( nhiên liệu, máy móc…), và hạn chế việc nhập khẩu các loại hàng hoá tiêu dùng. Tiếp đó, Chính Phủ đưa ra chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu mà công cụ quan trọng nhất là việc sử dụng “ foreign exchanges controls” - khiểm soát sự trao đổi với nước ngoài để bảo vệ một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước và cũng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu thiết bị và các yếu tố đầu vào.
Năm 1953, một hệ thống tỉ giá hối đoái mới linh hoạt hơn được Chính Phủ giới thiệu: những mặt hàng nhập khẩu quan trọng được xem xé...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status