Đề án Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội - pdf 21

Download miễn phí Đề án Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội



Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN) 2
I. Lý luận chung về đầu tư 2
1. Khái niệm về đầu tư 2
2. Khái niệm về vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư 2
2.1 Vốn đầu tư 2
2.2 Nguồn vốn đầu tư 3
II. Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư vào các KCN 4
1. Khái niệm KCN 4
2. Đặc điểm của KCN 5
3. Chính sách, phương pháp, công cụ thu hút vốn đầu tư vào KCN 6
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào KCN 8
4.1. Các yếu tố về khung pháp lý 9
4.2. Các yếu tố liên quan đến đất đai và cơ sở hạ tầng 9
4.3. Vấn đề liên quan đến dịch vụ: 10
4.4. Các chính sách hỗ trợ: 11
Chương II: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội giai đoạn 2002- 2007 12
I. Các KCN tập trung ở Hà Nội 12
1. Những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào các KCN tập trung Hà Nội 12
2. Các chính sách đã thực thi để thu hút vốn đầu tư vào KCN tập trung ở Hà Nội 16
2.1. Ưu đãi về thuế 16
2.2. Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất 17
2.3. Các hỗ trợ khác từ phía Thành phố Hà Nội: 17
II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào KCN tập trung ở Hà nội giai đoạn 2002 – 2007 19
1. Thực trạng thu hút vốn đầu vào KCN tập trung ở Hà nội giai đoạn 2002 – 2007 19
2. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN phân theo đối tác 23
III. Những mặt còn tồn tại và hạn chế khi đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội 24
1. Nhóm các vấn đề liên quan đến đất đai và cơ sở hạ tầng 24
1.1. Về giá đất. 24
1.2. Về vấn đề quyền sử dụng đất: 26
1.3. Vấn đề giải phóng mặt bằng(GPMB)và giá đền bù 26
1.4. Về vấn đề quy hoạch: 27
1.5. Về cơ sở hạ tầng: 27
1.6. Các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính: 28
1.7. Nhóm các vấn đề liên quan đến dịch vụ: 29
1.8. Về hoạt động xúc tiến đầu tư 30
2. Nhóm các vấn đề liên quan đến pháp lý. 30
Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội 32
I. Định hướng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội 32
II. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội 33
1. Giải pháp từ phía các KCN và thành phố Hà Nội 33
1.1. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và điều hành thực hiện quy hoạch 33
1.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN: 33
1.3. Các giải pháp hỗ trợ các KCN về đất 34
1.4. Giải pháp về cung ứng lao động 35
1.5. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn để xây dựng và hoạt động KCN 37
1.6. Tăng cường sự phân cấp, quản lý Nhà nước cho Ban quản lý các KCN 38
1.7. Đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khu đầu tư vào KCN 38
1.8. Các biện pháp hỗ trợ khác 38
2. Giải pháp từ phía nhà nước 39
2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCN trên cả nước 39
2.2. Hoàn thiện môi trường đầu tư trong các KCN 40
2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 42
2.4. Phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp 43
2.5. Nâng cao tính chất bền vững trong phát triển KCN 43
2.6. Phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường 43
Kết luận 44
Tài liệu tham khảo 45
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o KCN tập trung, kể cả doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng.
Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh trong KCN đều được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành đối với từng sắc thuế.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh trong KCN, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nộp thuế như sau:
+ Đối với doanh nghiệp chế xuất: 10% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận đối với doanh nghiệp sản xuất, 15% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận đối với doanh nghiệp dịch vụ.
+ Đối với doanh nghiệp KCN: 15% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu dưới 50% sản phẩm của mình và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận. Trường hợp xuất khẩu từ 50-80% sản phẩm của mình thì được miễn giảm thêm 50% thuế lợi tức trong vòng 2 năm tiếp theo, 10% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp xuất khẩu trên 80% sản phẩm và được miễn thuế lợi tức 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận.
+ Đối với doanh nghiệp dịch vụ: 20% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp dịch vụ và được miễn thuế lợi tức trong 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận và giảm 50% trong những năm tiếp theo.
Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, doanh nghiệp trong KCN nộp khoản thuế là 5% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.
2.2. Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
Đối với công ty phát triển cơ sở hạ tầng: Nếu là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN thì có thể được xem xét để chậm nộp tiền thuê đất trong một khoảng thời gian nhất định dưới hình thức cho doanh nghiệp được nhận nợ thuê đất thuộc vốn ngân sách nhà nước, được ưu đãi cho vay vốn tín dụng nhà nước, được huy động nguồn vốn theo quy định của luật pháp để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Các ưu đãi đối với doanh nghiệp thuê đất trong các KCN là được trực tiếp thuê đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian thuê. Doanh nghiệp đầu tư vào các KCN được ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước để thực hiện di chuyển nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Nếu là mặt bằng nhà xưởng cũ là thuê của nhà nước thì được thuê lại để sử dụng.
2.3. Các hỗ trợ khác từ phía Thành phố Hà Nội:
· Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án.
· Đối với các công trình ngoài hàng rào KCN: Ngân sách thành phố đầu tư toàn bộ hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào; đường vào, hệ thống cấp nước sạch, điện…
· Còn các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào:
- Ngành điện đầu tư đưa điện bán đến chân công trình của doanh nghiệp.
- Ngân sách hỗ trợ một phần để giải phóng mặt bằng (30%), hỗ trợ một phần kinh phí xây lắp các công trình trong hàng rào.
- Cải cách thủ tục hành chính “một cửa, tại chỗ” triệt để theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội. Các nhà đầu tư khi đến Ban quản lý các KCN và KCX Hà Nội được giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính (giấy phép đầu tư, đăng ký nhân sự, thiết kế kỹ thuật…) theo mô hình cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”. Các thủ tục của các nhà đầu tư được giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng, hiệu quả nên tiết kiệm được cho nhà đầu tư nhiều thời gian không cần thiết và đáp ứng được đòi hỏi rất lớn của các nhà đầu tư.
* Đối với các công trình xây dựng nhà ở cho công nhân: các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân KCN – KCX được hưởng các ưu đãi sau: được tiếp cận với nguồn tín dụng nhà nước và được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Mặt khác, Thành phố Hà Nội sử dụng ngân sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực có dự án xây dựng nhà ở cho công nhân. Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được Nhà nước giao để thực hiện dự án nhà ở cao tầng. Trường hợp xây dựng nhà ở cho công nhân không phải là nhà cao tầng trong phạm vi dự án thì được giảm 50% tiền sử dụng đất. Nếu gặp khó khăn có thể cho phép chủ dự án được chậm nộp tiền sử dụng tối đa không quá 3 năm kể từ ngày ký quyết định giao đất.
* Miễn tiền thuê đất đối với phần diện tích được Nhà nước cho thuê để thực hiện dự án xây dựng nhà cao tầng trong suốt thời gian thực hiện dự án. Miễn thuế sử dụng đất trong trong thời hạn 3 năm kể từ khi được giao đất đối với phần diện tích được Nhà nước giao để thực hiện dự án xây dựng nhà cao tầng cho công nhân. Ngoài ra, hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng, chủ dự án được kê khai khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào của công trình xây dựng nhà ở cho công nhân khi tính thuế Giá trị gia tăng phải nộp theo quy định hiện hành. Dịch vụ cho thuê nhà ở cho công nhân được miễn thuế Giá trị gia tăng . Ưu đãi thuế thu nhập Doanh nghiệp có phân biệt giữa xây dựng nhà ở để kinh doanh và không kinh doanh, cụ thể.
Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà cho công nhân ở không thu tiền thì chủ đầu tư được tính các chi phí về nhà ở của công nhân vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao tài sản cố định và chi phí khác.
II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào KCN tập trung ở Hà nội giai đoạn 2002 – 2007
1. Thực trạng thu hút vốn đầu vào KCN tập trung ở Hà nội giai đoạn 2002 – 2007
Việc hình thành và phát triển các KCN tập trung ở Hà nội có thể nói là sự ra đời tự nhiên của các tổ hợp một số nhà máy, xí nghiệp và đó là sự đòi hỏi cần thiết trong phát triển kinh tế công nghiệp của thành phố. Cho đến cuối năm 2002 đã có 4/5 KCN tập trung tiếp nhận các dự án đầu tư vào sản xuất công nghiệp, đó là KCN Sài Đồng B, Nội Bài, Hà Nội – Đại Tư. Cuối năm 2002, đã có 56 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào trong các KCN với tổng số vốn đăng kí đầu tư là 587,5 triệu USD, trong đó Sài Đồng B có 23 dự án với tổng số vốn đăng kí đầu tư là 587,5 triệu USD, trong đó Sài Đồng B có 23 dự án với tổng số vốn đăng kí là 330.008.000 USD và 105.937 tỷ VNĐ, Nội Bài có 8 dự án với tổng số vốn đăng kí là 52.454.000 USD, Hà Nội – Đài Tư có 4 dự án với tổng vốn đăng kí là 6.210.000 USD, Thăng Long có 21 dự án với tổng số vốn đăng kí là 198.812.667 USD. Ta có bảng cụ thể tính đến cuối năm 2002 như sau:
Bảng 2: Bảng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tính đến cuối năm 2002
STT
Tên KCN
Số DA
Vốn đăng kí
(USD)
Diện tích thuê đất (m2)
1
Sài Đồng B
23
330.008.000
390.206
2
Nội Bài
8
52.454.000
110.183
3
Thăng Long
21
198.812.667
527.333
4
Hà Nội – Đài Tư
4
6.210.000
50.584
Tổng cộng
56
587.484.667
1.078.306
Nguồn: Ban quản lý KCN, KCX Hà Nội
Trong quý I năm 2004 có thêm 3 doanh nghiệp Nhật Bản xin thu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status