Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA



Mục lục
 
Danh mục bảng biểu 3
Danh mục từ viết tắt 4
Lời mở đầu 5
Chương 1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8
1.1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh 8
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 8
1.1.2 Các loại hình cạnh tranh 9
1.1.3 Các công cụ cạnh tranh 10
1.2 Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh 14
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 14
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh 16
1.2.2.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp 16
1.2.2.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 17
1.2.2.3 Năng suất các yếu tố sản xuất 18
1.2.2.4 Một số chỉ tiêu khác 19
1.3 Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh 21
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp 21
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 24
Chương 2: Thực trạng kinh doanh tại Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA. 28
2.1 Sơ lược về Công ty SONA 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 30
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động 34
2.2 Thực trạng kinh doanh XK hàng hoá của Công ty SONA giai đoạn 2005-2008 38
2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty SONA 40
2.3.1 Đánh giá các đối thủ cạnh tranh 40
2.3.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty SONA 41
2.3.3 Đánh giá 43
2.3.3.1 Những thành tựu 43
2.3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 44
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty SONA 47
3.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 47
3.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số quốc gia 48
3.2.1 Hàn Quốc 48
3.2.2 Đài Loan 50
3.2.3 Trung Quốc 51
3.2.4 Một số kinh nghiệm cho Việt Nam 53
3.3 Các giải pháp cho Công ty SONA 55
3.3.1 Thu hút và sử dụng vốn hiệu quả 55
3.3.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn 56
3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực 56
3.3.4 Xây dựng chương trình phát triển thị trường hợp lý 58
3.3.5 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 59
3.3.6 Tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ 60
3.3.7 Một số kiến nghị với chính phủ 61
Kết luận 66
Danh mục tài liệu tham khảo 67
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ước năm 1992: Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA) là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 449/LĐTBXH và Quyết định số 244/LĐTBXH ngày 11/6/1991 với tên gọi là Công ty dịch vụ lao động với nước ngoài (Overseas Labor Service Company), tên viết tắt là SONA.
Giữa năm 1992, Nhà nước có chủ trương thay đổi nghị định 268, xoá bỏ mô hình cũ và thay thế bằng nghị định 388/HĐBT ban hành ngày 20/11/1991 về quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Căn cứ vào nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991, thông báo số 160/TB ngày 25/5/1992 của VPCP và theo quy chế doanh nghiệp Nhà nước.
Ngày 11/12/1997, theo quyết định số 1501/LĐTBXH công ty đổi tên thành Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại, tên giao dịch quốc tế là: International Manpower Supply and Trade Company, tên viết tắt là SONA.
Hiện nay công ty SONA có trụ sở tại 34 Đại Cồ Việt- Hà Nội, hạch toán độc lập và có đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp và dưới sự quản lý của Bộ Thương Mại và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Khi mới được thành lập, Công ty dịnh vụ lao động nước ngoài chỉ hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài và đào tạo nghề, tiếng bản địa cho họ. Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi thành lập, Công ty dịnh vụ lao động ngoài nước đã trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực. Công ty đã xây dựng được uy tín và thị trường riêng của mình, được nhiều đối tác tin cậy.
Đến năm 1998, Bộ lao động thương binh và xã hội đã quyết định đổi tên công ty thành Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại, với tên viết tắt là SONA cùng với việc đổi tên công ty thì công ty đã được phép hoạt động trong cả lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 112373 ngày 17 tháng 01 năm 1998 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp thì Công ty được phép kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
Cung ứng lao động và dịch vụ lao động cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Tổ chức dịch vụ phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Xuất khẩu: nông sản, lâm sản chế biến, mỹ phẩm, chất tẩy rửa công nghiệp và gia dụng, hàng dệt may, hải sản, vật liệu xây dựng và dược liệu.
Nhập khẩu: Các sản phẩm bằng cao su, gốm, sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất, phương tiện vật tải, hàng tiêu dùng, thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, vật tư vật liệu sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
Kinh doanh hoá chất, kinh doanh khoáng sản, kinh doanh các chứng từ vận chuyển và đại lý vé máy bay.
Công ty Dịch vụ lao động với nước ngoài (nay là: Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại) là đơn vị kinh tế cơ sở, hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản ở ngân hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty ban hành theo quyết định số 193/LĐTBXH- QĐ ngày 26/03/1993 của Bộ trởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Công ty đã chủ động xin ý kiến của Bộ, của Cục để thực hiện sắp xếp lại nhân sự và tổ chức bộ máy hoạt động theo mục tiêu giữ ổn định để phát triển. Tiến hành thể chế hoá công tác tổ chức lao động của công ty bằng các quy chế , quy định, nội quy phù hợp với quy định của pháp luật, của nhà nước, của Bộ và của Cục. Tổ chức bộ máy công ty phù hợp với chức năng nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình. Cơ cấu này tạo ra sự quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ Giám đốc đến các bộ phận, phòng ban, với bộ máy quản lý gọn nhẹ, thông tin được truyền đi nhanh chóng chính xác tạo ra một kíp làm việc hiệu quả.
Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 136 người; trong đó có 71 người là nữ; 65 người là nam có trình độ chuyên môn ở bậc Đại học, Cao đẳng và Trung cấp…Trình độ cấp bậc ở từng bộ phận tỷ lệ giữa số lượng cán bộ quản lý so với lực lượng trực tiếp kinh doanh về cơ bản là hợp lý.
Đội ngũ cán bộ lâu năm có bề dày kinh nghiệm, gắn bó và tâm huyết với hoạt động xuất khẩu lao động và kinh doanh thương mại, kết hợp đội ngũ cán bộ trẻ với sự nhiệt tình, năng động đã tạo nên một thế mạnh tổng hợp và hài hoà trong Công ty.
Bảng 2.1 Cơ cấu cán bộ công nhân viên công ty SONA Đơn vị : người
Các chức danh
Số lượng
Phân theo TĐCM,
lành nghề
Phân theo độ tuổi
Tổng
Nữ
CĐ-ĐH
T. cấp
CNKT
<30
30-50
>50
1. Ban Giám đốc
3
0
3
-
-
-
-
3
2. Văn phòng C.ty
17
3
9
3
5
9
5
3
3. Phòng TC-KT
9
5
8
1
-
4
4
1
4. Phòng XKLĐI
13
7
11
1
1
8
4
1
5. Phòng XKLĐ II
11
3
8
2
1
8
3
-
6.T.Tâm ĐT&HNLĐ
28
24
18
7
3
15
8
5
7. Phòng XNKHH
8
5
6
2
-
5
3
-
8. P.Đại lý vé máy bay
8
5
7
1
-
5
2
1
9. Phòng TVDH
9
6
7
1
1
4
2
3
10. Chi.N TP HCM
17
9
12
2
3
10
5
2
11. VPĐD tại Đ.Loan
4
4
4
-
-
3
1
-
12.VPĐD tại Malaysia
5
0
5
-
-
4
1
1
13. ĐD tại Lybi
2
0
2
-
-
-
1
-
14. ĐD tại Hàn Quốc
1
0
1
-
-
-
1
-
15. ĐD tại Dubai
1
0
1
-
-
-
1
-
Tổng cộng
% so với tổng
136
71
102
20
14
75
41
20
100
52,2
75
14,7
10,3
55,1
30,2
14,7
Nguồn : Văn phòng công ty SONA
(Số liệu nguồn nhân lực sử dụng là tính đến cuối tháng 12/2007. Do năm 2008, C.ty đã không còn phòng đại lý vé máy bay nên phần sau của chuyên đề sẽ không đề cập đến phòng này)
Bộ máy quản lý của Công ty có dạng cơ cấu trực tuyến- chức năng- tham mưu. Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, giám đốc giữ vai trò quan trọng, chỉ đạo đến các cơ quan thành viên, các phòng. Giám đốc là người thay mặt hợp pháp cho Công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước. Bên cạnh còn có 3 phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty.
● Phó giám đốc kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ.
● Phó giám đốc xuất khẩu lao động.
● Phó giám đốc đào tạo và hướng nghiệp lao động.
Bộ máy quản lý công ty được tổ chức như sau :
Bảng 2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Bộ LĐTB&XH
Giám Đốc
PGĐ kinh doanh
PGĐ đào tạo
PGĐ cung ứng nhân lực
Phòng tài chính kế toán
Trung tâm ĐT hướng nghiệp lao động
Phòng tư vấn du học
Phòng kinh doanh XNK hàng hoá
Văn phòng công ty
Phòng xuất khẩu lao động I&II
Chi nhánh ở T.p Hồ Chí Minh
Nguồn : Văn phòng công ty
Giám đốc: Hiện nay đứng đầu là ông Lê Quang Đạt, Giám đốc công ty do Bộ trởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội bổ nhiệm. Giám đốc là người thay mặt pháp nhân của công ty, quản lý và điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, trước Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, cục quản lý với nước ngoài và trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của công ty. Giám đốc trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác thị...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status