Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Luận văn Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ . . 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI 6
1.1 Biển, kinh tế biển và kinh tế hàng hải 6
1.1.1 Biển và kinh tế biển 6
1.1.2 Kinh tế hàng hải và đặc điểm của kinh tế hàng hải 9
1.1.3 Vai trò của kinh tế hàng hải trong nền kinh tế quốc dân 13
1.2 Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải 17
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải 17
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải 19
1.2.3 Nội dung của đầu tư phát triển kinh tế hàng hải 20
1.3 Vài nét về kinh tế hàng hải Việt Nam 22
1.3.1 Tiềm năng phát triển kinh tế hàng hải nước ta: 22
1.3.2 Vài nét về kinh tế hàng hải Việt Nam hiện nay 26
1.3.3 Sự cần thiết đầu tư phát triển kinh tế hàng hải: 31
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG 34
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của khu vực Hải Phòng 34
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội khu vực Hải Phòng 34
2.1.2 Những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng 45
2.1.3 Vị trí, vai trò của Hải Phòng trong chiến lược phát triển kinh tế hàng hải ở nước ta 49
2.1.4 Sự cần thiết đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng 50
2.2 Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng 50
2.2.1 Tổng quan hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng 50
2.2.2 Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển khu vực Hải Phòng 55
2.2.3 Thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển 60
2.2.4 Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống giao thông khu vực cảng 64
2.2.5 Thực trạng đầu tư nguồn nhân lực cho ngành hàng hải Hải Phòng 67
2.3 Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng 70
2.3.1 Thành tựu, những kết quả đạt được 70
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó 79
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG 83
3.1. Các quan điểm, định hướng của Đảng và nhà nước đối với việc phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng 83
3.1.1 Quan điểm 83
3.1.2 Định hướng 86
3.2. Chiến lược biển của khu vực Hải Phòng đến năm 2020 87
3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải tại khu vực Hải Phòng 91
3.4. Một số kiến nghị 101
KẾT LUẬN 103
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh phố rất thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hải. Nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn ở phía Bắc nước ta. Cảng Hải Phòng có một vùng hậu phương hấp dẫn cảng bao gồm 20 tỉnh thành làm hậu thuẫn, trong đó đặc biệt có vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh có tốc độ phát triển kinh tế cao. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động khai thác cảng Hải Phòng.
Vùng biển Hải Phòng nằm ở phía Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển trong khoảng 125 km, với khoảng trên 100.000km2 thềm lục địa. Nếu chỉ tính vùng nước biển có độ sâu dưới 20 m thì vùng biển Hải Phòng có diện tích khoảng 4.000 km2, gấp 2,6 lần diện tích đất liền của thành phố. Đối với trong nước, vùng biển và ven biển Hải Phòng nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ), gần các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, gần các tỉnh Đồng bằng sông Hồng nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật. Vùng biển và ven biển Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Vùng biển và ven biển Hải Phòng nằm trên nhiều trục đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển quan trọng của cả nước và quốc tế, có cảng biển, sân bay, và mạng lưới giao thông khá đồng bộ. Các quốc lộ 5, 10, đường sắt, các tuyến đường biển là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Hải Phòng với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Có thể nói, vùng biển Hải Phòng đóng vai trò là chiếc cầu nối cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa các tỉnh miền Bắc với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (khu vực có nền kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới). Đây cũng là cửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông ra Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài.
Vùng ven biển Hải Phòng là khu vực thuận lợi cho việc hình thành các cảng biển lớn. Phần ngầm là đất mềm (không phải đá như một số luồng của nhiều địa phương khác trong Vịnh Bắc Bộ nên độ an toàn cao. Trong vùng vịnh Bắc Bộ, nếu xét về điều kiện tự nhiên đối với xây dựng cảng thì khu vực Hải Phòng chỉ kém thuận lợi hơn so với Quảng Ninh. Các cửa sông đã và sẽ phát triển cảng là (1)Cửa sông Đá Bạch- Bạch Đằng: Cửa sông rộng và sâu (chiều rộng của sông đoạn Uông Bí là 1200- 2000 m với độ sâu 8- 13 m) thích hợp cho phát triển cảng nước sâu; (2)Cửa sông Cấm: Rộng 500- 600 m và chiều sâu 6 -8 m nối với sông Bạch Đằng bằng kênh Đình Vũ;(3)Cửa Lạch Huyện. Cảng Hải Phòng nằm trên bờ sông Cấm đã được khai thác 100 năm nay và là cảng lớn nhất miền Bắc với công suất bốc dỡ tính đến năm 2006 khoảng gần 15 triệu tấn/năm. Hiện nay Hải Phòng có một số khu vực có mặt bằng rộng rãi có thế phát triển cảng tốt như Đình Vũ, Phà Rừng, Lạch Huyện…., song lại rất khó khăn vè luồng lạch. Các điểm này đều nằm sâu trong sông, cách phao số không 40- 50 km, có chung luồng ra vào qua cửa Nam Triệu bị sa bồi mạnh.
Ngoài ra tại vùng biển Hải Phòng còn có khu vực Trà Báu thuộc huyện Cát Hải có vùng nước rộng và khá sâu, luồng ra vào có thể tiếp nhận tàu từ 2 – 5 vạn tấn nhưng trên bờ là những đảo đá vách đứng, khả năng tạo mặt bằng cho cảng hết sức khó khăn. Đây là khu vực không đủ điều kiện xây dựng một cảng độc lập nhưng có thể nghiên cứu xây dựng một khu chuyển tải tàu đến 5 vạn tấn cho cảng Hải Phòng và Quảng Ninh.
Hải Phòng có cơ sở hạ tầng về cảng, giao thông đường sắt, đường bộ- đường thuỷ khá hoàn thiện hệ thống cung cấp điện nước và các dịch vụ hàng hải… khá phong phú và đa dạng. Thời gian qua, cơ sở hạ tầng của Thành phố ngày càng hoàn thiện hơn với nhiều công trình được đưa vào khai thác sử dụng. Quốc lộ 5 được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng Hải Phòng được mở rộng, sân bay Cát Bi được cải tạo và nâng cấp đã tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, đồng thời có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong vùng Đông Nam Á và thế giới.
Về chính sách pháp luật, như trên đã nói, Thành phố Hải Phòng đã và đang có rất nhiều chính sách cũng như chủ trương hỗ trợ cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi đầu tư và địa bàn thành phố. Do đó, ngành hàng hải có khả năng huy động vốn, công nghệ thông qua việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành.
Bên cạnh đó, Hải Phòng có tiềm năng lao động dồi dào, trình độ dân trí cao so với cả nước. Dự báo đến năm 2010, dân số Hải Phòng sẽ đạt là 2,06 triệu người, trong đó có 1,2 triệu lao động. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt gần 20%/năm; hình thành một khu, cụm công nghiệp (đến 2010 có 14 khu, cụm công nghiệp) và ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn sẽ là cơ sở để Hải Phòng tăng tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, từng bước khẳng định vững chắc vị thế là thành phố đứng thứ ba của cả nước.
Khó khăn:
Hạn chế lớn nhất đối với các cảng khu vực Hải Phòng là vấn đề sa bồi luồng tàu vùng cửa biển, ít nhiều làm giảm tính hấp dẫn cảng khu vực. Có thể nói vấn đề này đang làm giảm hiệu quả kinh tế của các cảng biển khu vực này. Sự sa bồi luồng tàu khiến cho việc ra vào neo đậu của các tàu, nhất là tàu có trọng tải lớn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần khắc phục vấn đề này bằng cách đầu tư nạo vét luồng lạch. Tuy nhiên, chi phí cho việc này không hề nhỏ, lại đòi hỏi thiết bị, công nghệ hiện đại. Vì thế, nhiều năm qua, thành phố Hải Phòng vẫn chưa khắc phục được vấn đề này. Tình trạng các cảng mới xây xong đã bị sa bồi vẫn xảy ra.
Trong bối cảnh khủng hoàng tài chính toàn cầu như hiện nay, kinh tế hàng hải Việt Nam nói chung và kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức. Khủng hoảng kinh tế trong nước làm giảm tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế. Do đó, Chính phủ đã phải có hàng loạt chính sách để kích cầu trong nước. Một trong những chính sách đó là hạn chế nhập khẩu để kích thích tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong nước. Thị trường thế giới biến động phức tạp, đặc biệt là thị trường dầu mỏ- nguồn nhiên liệu quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngành kinh tế hàng hải.
Cũng như ngành hàng hải cả nước, ngành hàng hải Hải Phòng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của ngành hàng hải các nước, thậm chí với cả ngành hàng hải của các tỉnh, thành trong nước. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết thực hiện mở cửa theo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status