Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, cũng như việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO tạo không ít thuận lợi, cũng như những khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đứng trước tình hình này, các doanh nghiệp Việt Nam phải có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để giành thế chủ động trên thương trường, tồn tại và phát triển lâu dài. Công ty Cổ phần May Thăng Long từ tháng 8/2007 đã đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, nhưng kinh doanh sản phẩm may mặc được coi là trọng điểm. Sản phẩm may mặc xuất khẩu là một trong những mặt hàng có năng lực cạnh tranh cao so với nhiều mặt hàng khác. Trong nhiều năm, hàng may mặc xuất khẩu trở thành mặt hàng mũi nhọn trong xuất khẩu hàng hoá của công ty, hàng may mặc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Thị trường Mỹ là một trong những thị trường chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại của công ty, một thị trường rộng lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của công ty... nhưng cũng là một thị trường "sang trọng" và "khó tính". Chinh phục thị trường này là một điều không dễ, nhất là khi công ty phải cạnh tranh với hàng may mặc của Trung Quốc, Ấn Độ một trong các cường quốc về các mặt hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua kim ngạch và thị phần xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ tăng giảm không ổn định mặc dù hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam giành ưu thế trên thị trường này. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là khả năng cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường Mỹ có chiều hướng suy giảm do phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ.
Để góp phần vào việc nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ”.
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo bao gồm:
Chương1: Lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc của doanh nghiệp.
Chương2: Phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ.
Chương3: Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty trên thị trường Mỹ.
Do kiến thức thực tế còn hạn chế, bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, cũng như trình độ phân tích chưa sâu em mong thầy giáo góp ý, sửa chữa để em hoàn thành bài viết một cách tốt nhất.
Em xin chân thành Thank thầy!







CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm về cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm
Cạnh tranh luôn tồn tại không chỉ trong tự nhiên giữa các loài để dành lấy sự sống, mà cạnh tranh còn diễn ra gay gắt, quyết liệt hơn trong xã hội loài người. Cạnh tranh diễn ra trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Và cạnh tranh là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh, các học giả thuộc trường phái tư sản cổ điển thì cho rằng: "Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình".
Theo định nghĩa khác thì cạnh tranh là cuộc đấu tranh đối kháng giữa các nhà sản xuất hàng hóa nhằm nhằm giành điều kiện thuận lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận tối đa.
Theo từ điển kinh doanh của Anh (1992) khái niệm cạnh tranh được định nghĩa như sau: “Cạnh tranh (competion) là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hay cùng một loại khách hàng về phía mình”. Trong kinh doanh cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Có thể nói rằng, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố đầu vào, và nâng giá đầu ra sao cho mức chi phí là thấp nhất, lợi nhuận là cao nhất. Cạnh tranh giúp phân bổ các nguồn lực xã hội một cách tối ưu nhất. Cạnh tranh là yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không giống nhau ở các doanh nghiệp. Cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp có khả năng thích nghi cao, những doanh nghiệp có khả năng thích nghi với điều kiện thị trường thấp sẽ bị đào thải. Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực cho sự phát triển.
Các khái niệm cạnh tranh kể trên đều chưa thực sự đầy đủ. Ngoài ra, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức về cạnh tranh là khác nhau và phạm vi cũng như cấp độ cũng khác nhau.
Xét theo hướng tiếp cận của đề tài này, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu như sau:


6l797332d3437LD

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status