Đề án Xuất khẩu gạo của Việt Nam: thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Đề án Xuất khẩu gạo của Việt Nam: thực trạng và giải pháp



Năm 2001, mặc dù xuất khẩu với số lượng lớn hơn năm 2000 (hơn 158 nghìn tấn) nhưng giá trị kim ngạch lại thấp hơn 2000 là 71,1 triệu USD do giá gạo Việt Nam giảm 27 USD/tấn (từ 192 xuống còn 165 USD/tấn). Từ giữa những năm 2003 đến nay, thị trường gạo thế giới biến động mạnh do cung gạo thế giới thiếu hụt và lượng gạo dự trữ giảm đột ngột đã đẩy giá lên cao. Năm 2004, xuất khẩu cả nước đạt 4,06 triệu tấn, tăng 4,7% so với 2003. Song do giá xuất khẩu gạo bình quân năm 2004 đã tăng tới 22% (43,16 USD/tấn) đạt 232,06 USD/tấn, nên kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2004 tăng 28,2% so với năm 2003, đạt 941 triệu USD. Năm 2005, gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng gần 30% về lượng và 48% về giá trị so với năm 2004, giá xuất khẩu tăng 14,4% so với 2004. Năm 2006, gạo xuất khẩu 4,8 triệu tấn, đạt 1,3 tỷ USD, so với năm 2005 giảm 9% về lượng nhưng giá tăng 2,6% nên kim ngạch chỉ giảm 6,7%. Diễn biến tương tự xảy ra trong năm 2007 và 2008, khi sản lượng không tăng nhiều nhưng giá tăng mạnh đã đẩy kim ngạch xuất khẩu gạo tăng mạnh.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uất khẩu là hướng đi đúng đắn nhằm tạo ra sức thu hút tiêu dùng đối với sản phẩm, nâng cao giá trị xuất khẩu đồng thời thúc đẩy sản xuất và chế biến lúa gạo trong nước phát triển theo chiều sâu.
1.3.3 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Ấn Độ
Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu khôn khéo
Gạo của Ấn Độ đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Ấn Độ đang trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên thị trường gạo xuất khẩu. Hiện nay Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Việt Nam cũng là một nhà xuất khẩu gạo lớn, nhưng nhu cầu về gạo Việt Nam đã giảm sút trên thị trường quốc tế. Do đó Ấn Độ có nhiều khả năng thâu tóm vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
Thị trường xuất khẩu gạo basmati (gạo thơm hạt dài) của Ấn Độ tập trung chủ yếu là các quốc gia khu vực Trung Đông Ả Rập Saudi (62,14%), Cô-oét (7,42%), UAE (5,06%) và Anh quốc (8,32%). Trong thời gian từ 1998 – 2000, các quốc gia này chiếm hơn 85% tổng xuất khẩu gạo của Ấn Độ.
Biểu. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ qua các năm
Đối với các loại gạo khác (non-basmati), thị trường xuất khẩu của Ấn Độ tập trung ở Băng-la-đét, Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Nga, Somalia, Ả rập Saudi. Trong giai đoạn 1998 – 2000, Băng-la-đét là nhà nhập khẩu lớn nhất của Ấn Độ, chiếm 53,41% tổng gạo xuất khẩu (loại non-basmati). Tiếp theo đó là Nam Phi với 12,03%.
Tình hình xuất khẩu gạo của Ấn Độ - khó khăn và triển vọng
Khó khăn đầu tiên đến từ chính sách về thuế của Ấn Độ, các tiểu bang đang có thuế quan xuất khẩu gián tiếp, thu phí thị trường, các loại Quỹ phát triển nông thôn, chi phí hành chính… Đây là những gánh nặng lên giá gạo Ấn Độ khi đưa vào thị trường cạnh tranh quốc tế.
Khó khăn thứ hai đó là việc tăng chi phí đầu vào từ tăng chi phí sản xuất và chính sách hỗ trợ giá bán tối thiểu mỗi năm của chính phủ Ấn Độ nhằm bảo vệ người trồng lúa. Khi lúa trở thành hạt gạo, giá thành của nó đã bị “đội” lên nhiều lần, từ đó mất khả năng cạnh tranh với các nhà xuất khẩu quốc tế.
Một nguyên nhân khác xuất phát từ việc thiếu kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo số lượng và chất lượng hạt giống cần thiết cho việc trồng lúa nhằm mục đích xuất khẩu.
Xử lý sau thu hoạch sản phẩm cũng là một khía cạnh quan trọng cần được nhắc tới. Hiện nay, người nông dân Ấn Độ đa phần đều thu hoạch lúa khi còn non, cùng với việc cất giữ thóc khô trong khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hương thơm của hạt gạo.
Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu gạo của Ấn Độ là không nhỏ, đặc biệt là loại gạo Basmati (gạo thơm hạt dài). Ngày càng nhiều quốc gia biết đến loại gạo này. Gạo Basmati là loại gạo đặc biệt, rất dễ nấu, thơm ngon và dễ tiêu hóa. Vì vậy phần lớn người dân các nước đều ưa thích nó. Gạo basmati được ví như những “hòn ngọc” từ cây lúa. Mỗi năm, nhu cầu gạo basmati trong nước cũng như quốc tế ngày càng tăng, nếu có những biện pháp quản lý phù hợp phát huy những đặc điểm nổi trội, gạo basmati hứa hẹn sẽ là nông sản xuất khẩu mũi nhọn của Ấn Độ.
Chính sách xúc tiến và duy trì xuất khẩu
Với tình hình thị trường gạo quốc tế như hiện nay, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang tiến dần đến vị trí thứ hai sau Thái Lan, vượt trên Việt Nam - theo các Báo cáo lương thực và thực phẩm của Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO).
Ấn Độ có thể tận dụng lợi thế từ các chính sách thương mại mới nhằm duy trì việc xuất khẩu gạo. Bằng việc kết hợp sản xuất cân đối với nhu cầu thị trường quốc tế và tăng cường đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, mục tiêu nói trên hoàn toàn có thể đạt được.
Các chính sách cụ thể như: tiến hành khảo sát xác định các khu vực chuyên trồng lúa cho xuất khẩu, phát triển công nghệ nhằm giảm chi phí và tăng năng suất, tổ chức một cách hệ thống hoạt động sản xuất – thu mua – chế biến lúa gạo nhằm duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, nghiên cứu và dự báo nhu cầu số lượng cũng như yêu cầu chất lượng của các quốc gia nhập khẩu nhằm tăng cường sản xuất lúa có chất lượng phù hợp cũng như tìm kiếm thêm các thị trường mới.
Kết hợp với các chính sách thương mại thân thiện, Ấn Độ sẽ cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, ví dụ như tạo điều kiện vật chất tiện lợi cho hàng xuất khẩu tại cảng biển.
Nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng đem đến cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu:
Một là, để đẩy mạnh cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu gạo, cần chú trọng giảm chi phí sản xuất lúa gạo. Bên cạnh những biện pháp nhằm giảm những chi phí trực tiếp như: nghiên cứu lai tạo giống lúa trong nước giảm chi phí nhập khẩu và rủi ro về giống lúa của nước ngoài, xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu tiết kiệm, Việt Nam cũng cần điều chỉnh các chi phí gián tiếp như: các loại phí, quỹ thu của người nông dân; chi phí khâu trung gian thu mua; mất mát trong thu hoạch và bảo quản do ảnh hưởng của kỹ thuật lạc hậu…
Hai là, trong quá trình xuất khẩu gạo, Việt Nam phải tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các thương hiệu gạo truyền thống trong nước. Không chỉ tập trung xây dựng thương hiệu các loại gạo cổ truyền có chất lượng cao của một số vùng, những hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam cần hướng đến việc tạo dựng một hình ảnh nổi bật về lúa gạo mang “thương hiệu Việt”.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1 Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua
Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào cách canh tác thủ công truyền thống. Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo.
Trong sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 50% GDP nông nghiệp (không bao gồm lâm và ngư nghiệp) năm 2003. Trong giai đoạn 1990-2002 sản lượng lúa tăng bình quân khoảng 4,9% năm. Đó là kết quả của việc tăng năng suất lúa (3.0% năm) và do tăng diện tích gieo trồng (1,8% năm). Mức tăng trưởng của sản xuất lúa giữa các vùng khác biệt đáng kể. Tốc độ tăng sản lượng cao nhất là ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa tăng phát triển nhất là ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Diện tích gieo trồng lúa ở Tây Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn 1990-2002 giảm, trong khi đó ở các vùng khác trong cùng thời kỳ lại tăng.
Sự thay đổi về diện tích và năng suất lúa là hai nhân tố chính tác động tới tốc độ tăng sản lượng, song vai trò của chúng giữa các vùng khác nhau và thay đổi theo thời gian. Diện tíc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status