Thu hút FDI ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Thu hút FDI ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
A .LỜI MỞ ĐẦU 1
B.NỘI DUNG: 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI 3
I. Khái niệm FDI và các hình thức FDI chủ yếu. 3
1. Khái niệm FDI: 3
2. Các hình thức FDI chủ yếu. 5
II. Vai trò của nguồn vốn FDI. 5
1. Đối với các nước đi đầu tư: 5
2. Đối với các tiếp nhận đầu tư: 6
III. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. 7
IV. Các nhân tố ảnh hưởng dến việc thu hút FDI 7
1. Nhân tố bên trong 8
2. Môi trường bên ngoài. 12
V. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước. 13
1. Kinh nghiệm Trung Quốc. 13
2. Kinh nghiệm ấn Độ. 14
3. Kinh nghiệm Thái Lan. 15
V. Xu hướng vận động của FDI vào các nước đang phát triển 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM 17
I. Khái quát chung về tình hình thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 98 – 00 17
1. Giai đoạn 1998 – 19990 17
2. Giai đoạn 1991 – 1996 17
3. Giai đoạn 1998 – 2000 18
II. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong những năm gần đây. 18
1. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005. 18
2. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2008. 25
3. Đánh giá thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian qua. 29
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM 31
I. Quan điểm thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới. 31
II. Các định hướng thu hút đầu tư FDI trong thời gian tới 31
III. Giải pháp tăng cường thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới. 32
KẾT LUẬN 37
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tác động rất lớn đến xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
c. Liên kết khu vực và xu hướng đối thoại giữa các nước.
Liên kết khu vực sẽ hình thành các khối thị trường chung, tạo điều kiện thuận lợi để TNCS di chuyển địa điểm sản xuất, phân phối giữa các nước thành viên, thúc đẩy lưu chuyển FDI.
Xu hướng đối thoại giữa các nước cũng có tác động tích cực hay tiêu cực đến sự lưu chuyển của các dòng vốn FDI trên thế giới. Nếu xu hướng đối thoại phát triển, sẽ mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư hợp tác quốc tế. Ngược lại, nếu xu thế các nước là đối đầu, hợp tác kinh tế quốc tế sẽ giảm và điều này làm giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tóm lại trong dòng vận động của mình, FDI sẽ tìm đến những quốc gia có nền kinh tế, chính trị - xã hội ổn định, hệ thống pháp luật đầu tư đầy đủ, cởi mở, chính sách đầu tư nước ngoài thông thoáng, cơ sở hạ tầng chuẩn bị tốt, lao động có trình độ và sức khỏe, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nền hành chính hữu hiệu và các dự án kinh doanh hiệu quả….Cùng với một môi trường quốc tế thuận lợi sẽ làm cho việc thu hút FDI có hiệu quả hơn nhiều
V. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước.
1. Kinh nghiệm Trung Quốc.
- Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và ngoài nước.
Bài học kinh nghiệm từ thực tế Trung Quốc trong thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài cho thấy, cần tiến tới xây dựng mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, thuận lợi mà trọng tâm là dành cho đầu tư nước ngoài một số ưu đãi với mức độ khác nhau để thu hút dòng vốn quan trọng này. Chính sách đó bao gồm hai nội dung cơ bản là: xoá bỏ một số rào cản của pháp luật hiện hành đối với đầu tư nước ngoài; và áp dụng các tiêu chuẩn đối xử thuận lợi trên cơ sở đàm phán.
- Thực hiện các chính sách và biện pháp hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Kết hợp chính sách ưu đãi thuế và cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài, tiến tới thu hút đầu tư nước ngoài qua lợi thế về nhân lực, hạ tầng cơ sở, công nghệ và chi phí giao dịch. Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Đổi mới về nội dung và cách vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn; chú trọng xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng. Đối với một số dự án lơn, quan trọng, cần chuẩn bị kỹ dự án, lựa chọn đàm phán trực tiếp với các tập đoàn có tiềm lực về tài chính, công nghệ. Ngân sách Nhà nước cần dành một khoản kinh phí phù hợp cho công tác xúc tiến đầu tư.
2. Kinh nghiệm ấn Độ.
- Chiến lược thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia.
Trước đây, ấn Độ được coi là quốc gia thuộc thế giới thứ ba và dựa vào chính sách độc quyền sáng chế lỏng lẻo để rập mẫu các hàng hoá phương Tây, khiến các TNC thường không tập trung nhiều ở ấn Độ. Tuy nhiên, hiện nay, ấn Độ đang có những thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai ở một số ngành nghề, đặc biệt là những ngành đang rất phát triển như ô tô, dược phẩm và sản phẩm phần mềm nên các TNC đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào ấn Độ. Để tạo ra sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh với các nước châu á khác, đặc biệt là Trung Quốc, vốn có nhiều lợi thế về lao động dồi dào và rẻ, ấn Độ không chọn tài nguyên hay lao động giản đơn mà sử dụng tri thức là “chất xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế. ấn Độ tập trung vào công nghệ thông tin, dịch vụ văn phòng, tài chính ngân hàng, nghiên cứu và chế tác dược phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của ấn Độ trong năm 2004 lên đến 17,2 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước. Để có thể thực hiện được định hướng đó, ấn Độ đã áp dụng một chính sách giáo dục thích hợp với nhu cầu thời đại. Hàng năm, ấn Độ đào tạo được khoảng hơn 3 triệu cử nhân, trong số đó nhiều người có trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật, kinh doanh hay y học. Số trường kỹ thuật tính đến năm 2004 đã lên tới khoảng 1.600 trường. Nhờ lợi thế về tiếng Anh, lao động ấn Độ tiếp thu rất nhanh các ngành khoa học phương Tây, thích ứng nhanh với những đòi hỏi mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử. Hiện nay, một số công ty tin học của ấn Độ dẫn đầu thế giới về phần mềm cũng như dịch vụ khai thác.
Chính những biện pháp trên, tổng số vốn FDI vào ấn Độ trong những năm gần đây liên tục tăng, đạt 4,3 tỷ USD năm 2003; 5,3 tỷ USD năm 2004 và 6,0 tỷ USD năm 2005 đạt tốc độ tăng trưởng là 12% năm. Đặc biệt đầu tư FDI vào ấn Độ chủ yếu từ các công ty xuyên quốc gia (TNC) lớn trên thế giới, đồng thời cũng là nguồn cung cấp FDI chính cho thế giới. Theo kết quả các cuộc điều tra hàng năm của Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD), trong hai năm trở lại đây, theo đánh giá của các TNC, ấn Độ là một địa điểm đầu tư lý tưởng nhất trên thế giới. Trên thực tế, các TNC đầu tư vào ấn Độ nhiều hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực. Tính đến năm 2005, hơn 100 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới đã có mặt tại ấn Độ, trong khi con số này ở Trung Quốc là 33 công ty. Theo thống kê của Liên đoàn các phòng công nghiệp và thương mại của ấn Độ (FICCI), 70% các công ty đầu tư vào ấn Độ làm ăn có lãi và con số này đang không ngừng tăng lên. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến ấn Độ tin rằng trong tương lai, số TNC đầu tư vào ấn Độ sẽ tăng mạnh.
- Ưu tiên phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Khu vực tư nhân ấn Độ trong những năm qua phát triển nhanh là nhờ chính sách kinh tế mới của ấn Độ. Nội dung chính của chính sách này là giảm thiểu vai trò của công nghiệp quốc doanh từ 17 ngành xuống còn 8 ngành; khuyến khích đầu tư tư nhân vào các ngành sản xuất; ban hành các luật chống độc quyền và cho phép tư bản được di chuyển tự do, tư bản nước ngoài có thể làm chủ 51% vốn đầu tư. Đây là một đặc điểm rất khác của ấn Độ so với các nước đang phát triển khác trong khu vực châu á.
Ấn Độ đặc biệt chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Điều này được thể hiện rõ khi đầu tư trong nước của khu vự tư nhân tăng 16% năm 2001 – 2002; 17,3% năm 2002 – 2003 và 17,4% năm 2003 – 2004. Đa số các công ty lớn của ấn Độ là các công ty tư nhân và các công ty này đều có khả năng cạnh tranh với các công ty lớn của thế giới trong các lĩnh vực như dược phẩm, phần mềm... ấn Độ hiện đang được coi là “phòng thực nghiệm khoa học kỹ thuật cao của thế giới”. Trong số 200 công ty nhỏ tốt nhất trên thế giới theo bình chọn của tạp chí FORBES năm 203, ấn Độ có 13 công ty, trong khi đó Trung Quốc chỉ có 4 công ty (đều...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status