Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng để xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm - pdf 21

Download miễn phí Khóa luận Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng để xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm



Mục lục
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
 
Mục lục 3
Hệ thống bảng biểu: 5
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về công tác chấm điểm tín dụng tại ngân hàng thương mại. 6
1.1. Khái niệm tín dụng của NHTM. 6
1.2. Phương pháp chấm điểm tín dụng. 7
1.2.1. Sự cần thiết của phương pháp chấm điểm tín dụng trong hoạt động tín dụng của NHTM. 7
1.2.2. Khái niệm. 7
1.2.3. Quá trình hình thành phát triển của Phương pháp chấm điểm tín dụng. 8
1.2.4. Một số mô hình chấm điểm tín dụng. 10
1.3. Quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng. 16
1.3.1. Thu thập thông tin, phân tích các thông tin để đưa ra đánh giá chung về khách hàng. 16
1.3.2. Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: 22
1.3.3. Chấm điểm quy mô của Doanh nghiệp. 23
1.3.4. Chấm điểm các chỉ số tài chính: 24
1.3.5. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. 28
1.3.6. Tổng hợp điểm tín dụng. 32
1.4. Ứng dụng của mô hình chấm điểm tín dụng. 32
1.4.1. Xếp hạng tín nhiệm khách hàng. 32
1.4.2. Hỗ trợ quá trình ra quyết định cho vay. 34
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng của NHTM. 36
1.5.1. Chất lượng thông tin về khách hàng. 36
1.5.2. Cơ sở vật chất và pháp lý. 36
1.5.3. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ chấm điểm tín dụng. 37
Chương 2. Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm. 38
2.1. Tổng quan về ngân hàng quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm. 38
2.1.1. Sự hình thành và phát triển. 38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 40
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh. 42
2.2. Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại ngân hàng quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm. 47
2.2.1. Hệ thống chấm điểm tín dụng tại NHQĐ chi nhánh HK. 47
2.2.2. Đánh giá công tác CĐTD tại NHQĐ nói chung và chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng. 71
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng. 76
3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng quân đội: 76
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác CĐTD tại NHQĐ chi nhánh HK. 78
3.2.1. Đa dạng hoá các nguồn thu thập thông tin. 78
3.2.2. Hoàn thiện nội dung CĐTD. 80
3.2.3. Ứng dụng CNTT hiện đại nhằm cải tiến phương pháp chấm điểm tín dụng: 80
3.2.4. Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ tín dụng: 81
3.3. Kiến nghị. 82
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 82
3.3.2. Kiến nghị với bộ tài chính. 83
KẾT LUẬN 85
Danh mục tài liệu tham khảo: 86
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m tín dụng và các khoản vay lớn.
Đối với các khoản vay có giá trị lớn thì rủi ro cho vay của NH rất cao, những khoản cho vay này mang lại nguồn thu nhập lớn nhưng nếu KH không có khả năng thanh toán thì tổn thất mà NH phải chịu cũng rất cao. Do đó với những khoản vay này cán bộ tín dụng cần thẩm định kĩ càng, thu thập thông tin đầy đủ, theo dõi sát sao tình hình thực tế, tài sản đảm bảo…
Tại thời điểm trước khi lập tờ trình, lúc này cán bộ tín dụng đã thu thập đủ tài liệu và việc phân tích khách hàng đã được tiến hành một cách chủ quan thì bước chấm điểm tín dụng như là bước kiểm tra lại để xem những đánh giá đó có đầy đủ và toàn diện hay không, tìm ra những điểm thiếu sót để kịp thời bổ sung từ đó hoàn thiện tờ trình đưa lên ban lãnh đạo phê duyệt. Đồng thời tờ trình đã dựa trên kết quả chấm điểm tín dụng chắc chắn sẽ có tính thuyết phục cao hơn.
Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khoản vay để xem khách hàng sử dụng có đúng mục đích hay không cũng như có xảy ra các yếu tố bất thường gì ảnh hưởng đến khả năng thanh toán món vay của khách hàng không. Lúc này điểm số tín dụng sẽ có mục đích đoán khả năng DN có thực hiện trả nợ đúng theo các kỳ hạn quy định trong hợp đồng hay không. Từ đó ngân hàng sẽ có những chính sách đối phó kịp thời.
Tất nhiên chấm điểm tín dụng còn có thể được sử dụng bất kỳ lúc nào cán bộ tín dụng muốn đánh giá rủi ro của khách hàng.
Chấm điểm tín dụng và các khoản vay nhỏ.
Hiện nay chấm điểm tín dụng đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong cho vay tiêu dùng để tự động hoá một phần trong quy trình cho vay, giảm bớt công việc cho cán bộ tín dụng. Tức là các ngân hàng có thể thiết lập những mức điểm chuẩn, nếu điểm số của khách hàng cao hơn mức chuẩn đó, nó sẽ tự động chấp thuận cho vay và từ chối nếu điểm số là thấp hơn, còn nếu khách hàng có điểm số gần đạt chuẩn sẽ được xem xét kĩ hơn bởi cán bộ tín dụng. Tất nhiên ứng dụng như thế sẽ giảm được chi phí, thời gian cho ngân hàng và KH trong quá trình thẩm định, xét duyệt một khoản vay nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ứng dụng như thế nào và bao nhiêu là tuỳ từng trường hợp vào khả năng chấp nhận rủi ro và lợi ích kỳ vọng của từng ngân hàng cụ thể.
Thiết lập thị trường cho các khoản vay được tiêu chuẩn hoá.
Thị trường mua bán nợ hiện đang được phát triển mạnh. Đó là thị trường mà ngân hàng sẽ thực hiện mua, bán các khoản vay cho các nhà đầu tư cũng như với các tổ chức tín dụng khác. Các khách hàng vay vốn sẽ trả lãi và gốc cho các nhà đầu tư này thay vì cho ngân hàng.
Đối với ngân hàng thì hoạt động trên thị trường này đem lại rất nhiều lợi ích. Rõ ràng đây là một biện pháp giảm thiểu rủi ro do biến động của lãi suất cũng như tốt hơn cho vấn đề quản lý thanh khoản, đồng thời vẫn thu được một khoản phí từ việc mua bán các món vay cộng với những khoản phí cho mỗi lần thu nợ gốc và lãi từ khách hàng vay và chuyển vào tài khoản của nhà đầu tư. Hơn nữa thông qua việc mua bán các khoản nợ mà NH có thể đa dạng hoá danh mục tài sản của mình. Vì thế NH sẽ mở rộng được phạm vi cho vay hơn.
Đối với người vay thì nhờ việc mở rộng cho vay của các NH mà sẽ dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn.
Đối với nhà đầu tư thì đây là thị trường béo bở để thu được lợi nhuận.
Những khoản vay đã được thông qua nhờ chấm điểm tín dụng đạt chuẩn sẽ trở thành các khoản vay được tiêu chuẩn hoá, tạo ra tính thanh khoản cho thị trường mua bán nợ, thúc đẩy hoạt động của thị trường này.
Quản lý tín dụng toàn hệ thống.
Thông qua chấm điểm tín dụng các DN thuộc các ngành kinh tế khác nhau có những đặc điểm riêng khác nhau sẽ được xếp hạng. Dựa vào các số liệu thống kê qua các năm, ngân hàng sẽ có một cái nhìn tổng quát để xác định một cách chính xác và hợp lý nhất tổn thất tín dụng theo từng đối tượng khách hàng theo các tiêu chí nhất định (Quy mô, ngành kinh tế...). Từ đó đề ra chiến lược về khách hàng mục tiêu cũng như đo lường được mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại ngân hàng.
Ngoài ra căn cứ vào mức xếp hạng, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng sẽ được xây dựng đồng bộ, rõ ràng và có hiệu quả hơn. Nhờ đó văn hoá kinh doanh của NH dần hình thành và tạo nên bản sắc riêng của NH, nâng cao uy tín của NH trên thương trường.
Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng của NHTM.
Chất lượng thông tin về khách hàng.
Thông tin khách hàng được xem là nguyên liệu đầu vào của công tác chấm điểm tín dụng, quyết định độ chính xác của kết quả chấm điểm. Chất lượng thông tin không tốt sẽ là kết quả chấm điểm bị sai lệch.
Thông tin khách hàng cần đảm bảo:
- Về số lượng: Đầy đủ.
- Về chất lượng: Chính xác, có độ tin cậy cao, phản ánh chính xác tình hình thực tế của khách hàng.
- Tính liên tục: Thông tin thu thập được phải có tính liên tục từ quá khứ đến hiện tại để tìm ra những yếu tố có tính lặp lại và những yếu tố mới.
Cơ sở vật chất và pháp lý.
Các ngân hàng khi xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng thì đều phải đảm bảo tuân thủ theo những quy định chung của NHNN, theo nguyên tắc chuẩn mực quốc tế đồng thời phải phù hợp với thực tiễn hoạt động tín dụng của bản thân ngân hàng thực hiện. Mặt khác, muốn quy trình chấm điểm được thực hiện suôn sẻ thì ngân hàng cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể kèm theo và phải thực hiện đồng bộ tại mọi chi nhánh, phòng giao dịch, trụ sở chính của NH đó.
Cơ sở vật chất và hệ thống thông tin cũng là một yếu tố rất quan trọng. Quy trình chấm điểm tín dụng rất phức tạp đòi hỏi sự chính xác cao, việc lưu trữ, xử lý đều được tiến hành trên máy, do đó ngân hàng phải thường xuyên cập nhật các phần mềm tiên tiến, hiện đại và khoa học.
Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ chấm điểm tín dụng.
Cán bộ chấm điểm tín dụng là người trực tiếp tham gia vào các bước trong quy trình chấm điểm tín dụng, do đó trình độ năng lực của đội ngũ này là rất quan trọng.
Cán bộ chấm điểm tín dụng trước hết phải có trình độ nghiệp vụ và am hiểu về quản trị rủi ro trong ngân hàng đồng thời cũng phải có hiểu biết kĩ càng về các phần mềm chấm điểm. Cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp tốt để đảm bảo kết quả chấm điểm trung thực, khách quan và đáng tin cậy.
Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm.
Tổng quan về ngân hàng quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm.
Sự hình thành và phát triển.
Ngân hàng cổ phần cổ phần quân đội (MB) được thành lập ngày 4/11/19994 theo quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Tới nay với 14 năm hình thành và phát triển, MB đã khẳng định được tên tuổi của mình trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động của mình, MB luôn là người bạn đồng hành và tin cậy với khách hàng, uy tín của ngân hàng luôn được củng cố ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status