Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình kinh tế thị trường ở Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình kinh tế thị trường ở Việt Nam



Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện công bằng xã hội không thể chỉ dựa vào chính sách điều tiết và phân phối lại thu nhập của các tầng lớp dân cư, mà còn phải thực hiện tốt các chính sách phát triển xã hội, nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TiÓu luËn
C©u hái: Gi÷ v÷ng ®Þnh h­íng x· héi chñ nghÜa trong qu¸ tr×nh kinh tÕ thÞ tr­êng ë ViÖt Nam
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường. Vì thế kinh tế thị trường không chỉ là "công nghệ", là "phương tiện" để phát triển kinh tế – xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế – xã hội, nó không chỉ bao gồm các yếu tố của lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất. Như vậy, chứng tỏ không có và không thể có một nền kinh tế thị trường chung chung, thuần túy, trừu tượng tách rời khỏi hình thái kinh tế – xã hội, tách rời khỏi chế độ chính trị – xã hội của một nước. Do đó, để phân biệt các nền kinh tế thị trường khác nhau, trước hết phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế – xã hội mà nhà nước và nhân dân lựa chọn làm định hướng, chi phối sự vận động phát triển của nền kinh tế đó.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế – xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ sung cho nhau. Đó là, nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố của xu hướng mới đang vận động, đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhóm thứ nhất đóng vai trò "động lực" thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, hiệu quả; nhóm thứ hai đóng vai trò "hướng dẫn", "chế định" sự vận động của nền kinh tế theo những mục tiêu đã xác định, bổ sung những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường, hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội.
Có thể nói rằng: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường, vừa mang tính đặc thù, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường không phủ nhận các quy luật kinh tế thị trường, mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường ở nước ta với các nước khác.
Tính định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta thể hiện trước hết ở việc xác định nội dung các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế thị trường và đặc trưng xã hội của nền kinh tế thị trường.Như trên đã phân tích, trong nhiều đặc tính có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường này với nền kinh tế thị trường khác, phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế – xã hội mà nhà nước và nhân dân đã lựa chọn làm định hướng chi phối sự vận động của nền kinh tế. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xác định: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới"(1).
Cương lĩnh cũng xác định rõ mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là "xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh"(2).
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “ Mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và “ thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hay còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn phải tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường, bảo đảm môi trường cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế một cách minh bạch và công bằng. Nhà nước định hướng nền kinh tế bằng cách tạo sân chơi và luật chơi chung cho các chủ thể kinh tế một cách bình đẳng, kể cả chủ thể là Nhà nước tham gia hoạt động kinh tế với các thành phần kinh tế khác. Điều khó khăn nhất hiện nay là xác định cho rõ chức năng, vai trò quản lý của Nhà nước phân biệt với chức năng, vai trò sản xuất kinh doanh, giữa quản lý hành chính và quản lý kinh tế...
Lựa chọn một cơ cấu kinh tế hợp lý có tính đến việc sử dụng tối ưu và bền vững các nguồn lực trong nước với việc xác định chỗ đứng, giá trị riêng có của Việt Nam trong chuỗi giá trị của nhân loại, tính đến sự tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.
Về mặt sản xuất, phải kết hợp hài hòa giữa hai cách thức tiếp cận thị trường: 1- Đưa ra thị trường những cái thị trường cần chứ không phải những cái mà mình có; 2 – Tìm thị trường những cái mà mình có chứ không chạy theo thiên hạ, họ làm cái gì thì mình cũng làm cái nấy. Trong khi đó, tìm cách để khai thác tốt nhu cầu thị trường thế giới, kết hợp với việc quảng bá sản phẩm Việt Nam đang có sức cạnh tranh lớn, thì sự bảo đảm thắng lợi trong cạnh tranh sẽ chắc chắn hơn.
Với những định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nêu trên, thì mục tiêu hàng đầu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta được xác định là giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kinh tế, trên cơ sở đó, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, từng bước thực hiện sự công bằng, bình đẳng và lành mạnh các quan hệ xã hội. Từ đó sẽ khắc phục được tình trạng tự túc tự cấp của nền kinh tế, thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển, mở rộng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Áp dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động xã hội, tăng số lượng, chủng loại và chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Thúc đẩy tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status