Nghiên cứu vấn đề tích luỹ tư bản - pdf 22

Link tải miễn phí luận văn
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về tích luỹ tư bản 2
I. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản 2
1. Tài sản xuất và tính tất yếu của tích luỹ tư bản 2
2. Thực chát của tích luỹ tư bản và động cơ của nó 3
II. Những nhân tố tác động đến quy mô của tích luỹ tư bản 4
1. Trình độ bóc lột giá trị thặng dư 5
2. Năng suất lao động 6
3. Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng 7
III. Quy luật chung của tích luỹ tư bản 7
1. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản . 7
2. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng 8
3. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản 9
Chương II: ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đối với nước ta 11
I. Thực trạng của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay 11
II. Vấn đề sử dụng vốn hiệu quả 17
III. Các giải pháp tăng tích luỹ 19
Kết luận 22
Mục lục 23
Tích luỹ tư bản là một yếu tố quan trọng - quyết định đối với sự hình thành cách sản xuất tư bản chủ nghĩa, một hệ thống các nước tư bản đầu tiên thế giới đã hình thành và phát triển vô cùng mạnh mẽ mà lịch sử đã cho thấy rằng cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, tích luỹ nguyên thuỷ đã diễn ra sôi động ở các nước phương Tây và nền kinh tế - xã hội của các nước này phát triển vô cùng mạnh mẽ. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng tích luỹ tư bản còn là sự đòi hỏi khách quan của bất cứ một giai đoạn phát triển nào ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nếu không tích luỹ và huy động nguồn lực tư bản cho quốc gia mình thì nền kinh tế xã hội quốc gia đó sẽ không phát triển mạnh mẽ và cường thịnh được.
Ở Việt Nam ta, sau hơn hai mươi năm kể từ khi giành được độc lập, phải đối đầu với bao nhiêu khó khăn thù trong giặc ngoài - cơ sở hạ tầng cùng kiệt nàn lạc hậu nền kinh tế xuất phát điểm là kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp không có vốn đầu tư phải đợi ngân sách Nhà nước cấp, các nhà đầu tư nước ngoài - liên doanh, liên kết thì vừa mới được thoả hiệp từ sau khi Mỹ bãi cỏ cấm vận Việt Nam năm 1994.... Sau đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1986 và việc Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ta phát triển một bước nhảy vọt, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước diễn ra sôi động. Nhờ có vậy mà tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên gấp bội tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tuy vậy việc huy động tích luỹ và sử dụng vốn ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập. Vậy thực trạng quá trình, huy động tích luỹ và sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước diễn ra như thế nào...? ta cần nghiên cứu phân tích và đưa ra các giải pháp cho tương lai, quan trọng là việc huy động và sử dụng hợp lý chúng.
Nội dung chính của bài tiểu luận này đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu thống kê tổng hợp, phân tích dự báo. Chắc chắn bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những sai sót, vì vậy bản thân tui rất mong được sự góp ý giúp đỡ của bạn đọc, em chân thành Thank thầy giáo đã tận tâm hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này.
Xin chân thành cảm ơn.

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍCH LUỸ TƯ BẢN
I. THỰC CHẤT VÀ ĐỘNG CƠ CỦA TÍCH LUỸ TƯ BẢN
Trước khi đi vào nghiên cứu thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản ta hãy xem xét lý do nào hay tại sao phải diễn ra quá trình tái sản xuất và sự tất yếu phải tích luỹ tư bản.
1. Tái sản xuất và tính tất yếu của tích luỹ tư bản
Dù hình thái xã hội của quá trình sản xuất là như thế nào đi nữa thì bao giờ quá trình đó cũng phải có tính chất liên tục, hay có từng chu kỳ một, phải không ngừng trải qua những giai đoạn ấy. Xã hội không thể ngừng tiêu dùng thì xã hội cũng không ngừng sản xuất. Chính vì vậy, xét trong mối liên hệ không ngừng và trong tiến trình không ngừng của nó, mọi quá trình sản xuất xã hội đồng thời là quá trình tái sản xuất. Như vậy có nghĩa tái sản xuất là một quá trình diễn ra một cách tất yếu khách quan mọi hình thái kinh tế xã hội.
Thế nhưng không một xã hội nào có thể sản xuất không ngừng, tức là tái sản xuất, mà lại không liên tục chuyển hoá trở lại một phần sản nhất định của nó thành tư liệu sản xuất, hay thành những yếu tố của đợt sản xuất mới. Trong tình hình những khác không thay đổi, xã hội chỉ có thể tái sản xuất hay duy trì của cải của mình ở mức cũ, nếu như các tư liệu sản xuất, tức là các tư liệu lao động, nguyên liệu và vật liệu phụ dưới dạng hiện vật đã bị tiêu hao đi trong một chu kỳ sản xuất, lại được thay thế bằng vật phẩm khác cùng loại với số lượng ngang như thế. Nếu sản xuất mang hình thái tư bản chủ nghĩa, thì tái sản xuất cũng mang hình thái đó. Quá trình tái sản xuất cũng chỉ là phương tiện làm tăng thêm giá trị như quá trình sản xuất. Với tư cách là giá trị tăng thêm, giá trị thặng dư mang hình thức một thu nhập do tư bản đó tạo ra. Nhưng nếu thu nhập đó chỉ dùng làm quỹ cho nhà tư bản, hay nếu như nó cũng được tiêu dùng theo từng chu kỳ giống như người ta đã làm ra nó, thì trong những điều kiện khác không thay đổi sẽ chỉ diễn ra tái sản xuất giản đơn mà thôi. Và mặc dù tái sản xuất này chỉ là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô không đổi, nhưng sự lặp đi lặp lại giản đơn ấy cũng đem lại cho quá trình những nét mới, hay nói cho đúng nó xoá bỏ những nét có vẻ như là đặc trưng của quá trình đó. Khi chỉ là một hành vi cá biệt. Và đúng như vậy nó không chỉ gây ra sự thay đổi đối với phần tư bản khả biến mà còn đối với toàn bộ tư bản nữa.
Vậy là hoàn toàn chưa nói gì đến tích luỹ, chỉ riêng sự liên tục của quá trình sản xuất, hay tái sản xuất giản đơn thôi cũng đã khiến cho mọi tư bản sau một thời kỳ dài hay ngắn, đều tất yếu phải trở thành tư bản tích luỹ. Hay giá trị thặng dư tư bản hoá.
Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng. Muốn tái sản xuất mở rộng cần tăng thêm tư bản ứng trước để mua thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Do đó tất yếu phải có tích luỹ.
2. Thực chất của tích luỹ tư bản và động cơ của nó.
Như đã phân tích ở trên thì muốn tái sản xuất mở rộng cần tăng thêm số tư bản ứng trước. Nếu tái sản xuất giản đơn, nhà tư bản tiêu hết số giá trị thặng dư vào mục đích tiêu dùng cho cá nhân, thì trong tái sản xuất mở, số giá trị thặng dư được chia làm hai phần. Một phần dành cho tiêu dùng, một phần dùng vào mục đích làm tăng thêm tư bản ứng trước. Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản hay việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản được gọi là tích luỹ tư bản. "Tích luỹ tư bản là dùng một phần thu nhập làm tư bản"
Vậy thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư, hay từ đây ta có thể nói rằng: Muốn tích luỹ thì cần biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Nhưng nếu không phải là có phép tạ, thì người ta chỉ có thể biến thành tư bản những vật phẩm nào dùng được trong quá trình lao động, tức là những tư liệu sản xuất và sau đó là những vật phẩm có thể nuôi sống công nhân, tức là những tư liệu sinh hoạt. Do đó, một phần lao động thặng dư hàng năm phải dùng để sản xuất thêm số tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt ngoài số cần thiết để hoàn lại tư bản đã ứng ra. Nói tóm lại là, sở dĩ giá trị thặng dư có thể biến thành tư bản là chỉ vì sản phẩm thặng dư mà giá trị của nó là giá trị thặng dư đã bao gồm sẵn những yếu tố vật thể của một tư bản mới rồi.

Nếu muốn làm cho các yếu tố đó thực sự hoạt động, với tư cách là tư bản thì giai cấp các nhà tư bản cần có thêm số lao động. Nếu việc bóc lột các công nhân đang làm việc không thể tăng thêm bằng cách kéo dài thì giờ hay nâng cao cường độ, thì phải tuyển thêm sức lao động. Nhưng sức lao động bổ xung thêm đó, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, đã được chính giai cấp công nhân cung cấp hàng năm cho nhà tư bản, cho nên nhà tư bản chỉ việc kết hợp những sức lao động đó với những tư liệu sản xuất bổ sung thêm đã có sẵn trong sản lượng hàng năm, và thế là giá trị thặng dư được chuyển hoá thành tư bản. Nhưng có một điều chúng ta không được quên là bên cạnh những tư bản mới hình thành, tư bản ban đầu vẫn tiếp tục tái sản xuất ra bản thân nó và sản xuất ra giá trị thặng dư. Ta cũng có thể như vậy về một tư bản được tích luỹ.
Việc phân tích quá trình tích luỹ tư bản giúp ta nhận thức được việc tư bản lại sinh ra giá trị thặng dư như thế nào. Nói cách khác toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều do lao động của giai cấp công nhân tạo ra. Giai cấp công nhân có quyền chiếm hữu số của cải do mình đã làm ra. Đó là kết luận của sự phân tích luỹ tư bản chủ nghĩa.
II. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY MÔ CỦA TÍCH LUỸ TƯ BẢN.
Trước hết ta cần biết rằng giá trị thặng dư không phải chỉ là quỹ tiêu dùng của nhà tư bản và cũng không phải chỉ là quỹ tích luỹ, mà là cả hai, Một phần giá trị thặng dư được nhà tư bản tiêu dùng với tư cách là thu nhập, còn phần khác thì nhà tư bản dùng tư bản hay tích luỹ lại.
Với một giá trị thặng dư nhất định. Một trong hai phần đó càng lớn thì phần còn lại càng nhỏ. Nếu những điều kiện khác không thay đổi, thì tỷ lệ phân chia đó quyết định đại lượng tích luỹ.
Sau đây ta sẽ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tư bản tích luỹ mà không lệ thuộc vào tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập.
Rõ ràng là, với một tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập đã cho sẵn, thì đại lượng của tư bản tích luỹ sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư quyết định. Ta cần phân tích các yếu tố tác động đến giá trị tuyệt đối giá trị thặng dư.

qCG7sVkUg50Bleo
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status